Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 37, 38: Sóng - Xuân Quỳnh -

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức: Giúp HS:

- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ đang yêu

- Nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết, sôi nổi, nồng nàn, nhiều suy tư, trăn trở.

2.Kỹ năng:

- Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại

- Rèn kỹ năng cảm thụ thơ.

3.Thái độ:

Cảm nhận vẻ đẹp phẩm chất người phụ nữ: thiết tha, chân thành trong tình yêu.

4.Kỹ năng sống:

- Giao tiếp: trình bày, trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ, về sự thể hiện hình tượng sóng và em trong bài thơ.

- Tư duy sáng tạo: phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của tình yêu trong thơ ca, về vẻ đẹp của gương mặt thơ Xuân Quỳnh.

- Tự nhận thức về vẻ đẹp tình yêu trong cuộc sống, qua đó tự rút ra bài học cho cá nhân.

II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1.

- Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: thảo luận nhóm, phát vấn, phân tích, diễn giảng,

 

doc6 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 58594 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 37, 38: Sóng - Xuân Quỳnh -, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào Tiểu dẫn, hãy giới thiệu đôi nét về tác giả XQ ? 
 + GV: Trình chiếu ảnh XQ – LQV, gia đình XQ
 + GV: Trong những thông tin đó, thông tin nào đáng chú ý nhất giúp ta hiểu về nhà thơ cũng như sáng tác của XQ ? 
+ GV: Giới thiệu một số bài thơ khác của Xuân Quỳnh. 
 o Trình chiếu minh họa một số bài thơ nổi tiếng của Xuân Quỳnh: Thuyền và biển. Hoa cỏ may, Sóng, Thư tình cuối mùa thu, 
 - Thao tác 2: Hướng dẫn tìm hiểu về tác phẩm.
+ GV: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
+ GV: Nhan đề phần nào thuyết minh cho người đọc biết đề tài: thiên nhiên sóng biển 
 + GV: Bài thơ của Xuân Quỳnh có phải chỉ nói về sóng biển ? 
+ GV: Gọi 1 HS đọc diễn cảm bài thơ.
+ GV: Trình chiếu văn bản bài thơ – hình nền là hình ảnh sóng .
+ GV: Hình tượng nào bao trùm và xuyên suốt bài thơ ? Theo em hình tượng đó có ý nghĩa gì ?
 + GV: Ngoài sóng biển còn có hình ảnh nào? Hai hình ảnh đó có mối quan hệ như thế nào ?
 + GV: Mượn sóng để nói tình yêu, sự liên tưởng của tác giả có gì mới lạ? 
 + GV: Thể hiện nét riêng độc đáo của XQ trong bài thơ ở chỗ nào ?
 + GV: Tìm bố cục bài thơ ?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu Sóng - đối tượng cảm nhận tình yêu 
- Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu Sóng - đối tượng cảm nhận tình yêu (khổ 1 & 2).
+ GV: Gọi HS đọc khổ 1 
+ GV: Hình tượng sóng được tác giả miêu tả như thế nào?
+ GV: Từ những trạng thái của sóng tác giả liên tưởng đến điều gì ? Sự liên tưởng đó có phù hợp?
+ GV: Em hiểu 2 câu thơ “Sông không hiểu .tận bể” như thế no ? 
+ GV: Gợi ý : 
 o “sông”? 
à không gian nhỏ
 o “bể” ? 
à không gian rộng lớn
 + GV: Gọi HS đọc khổ 2 .
+ GV: Nhà thơ đã phát hiện ra điều gì tương đồng giữa sóng và tình yêu ?
 + GV: Liên hệ:
 o “Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ, không thương một kẻ nào?” ( Xuân Diệu )
 o Bài hát : Vẫn hát lời tình yêu – Trịnh Công Sơn
+ GV: Một tình yêu mãnh liệt và nhiều khát vọng đã được Xuân Quỳnh bộc lộ như thế nào ? 
+ GV: Khổ 3 & 4 , tác giả bộc lộ điều gì? Cách thể hiện như thế nào? 
+ GV: Liên hệ
 o Thơ Xuân Diệu : “ Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” 
 o Câu nói của nhà toán học
Pascan : “trái tim có những lí lẽ riêng mà lí trí không thể nào hiểu nổi” 
à Nghệ thuật tương đồng trong cảm nhận .
+ GV: Sau nỗi trăn trở suy tư là tâm trạng gì trong trái tim của người phụ nữ này ?
+ GV: Nỗi nhớ trong tình yêu là cảm xúc tự nhiên của con người, đã được miêu tả rất nhiều trong thơ ca xưa cũng như nay:
 o Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than (Ca dao)
 o “Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời” 
(Chinh phụ ngâm)
 o “Anh nhớ tiếng, anh nhơ hình, anh nhớ ảnh. Anh nhớ em, anh nhớ lắm. Em ơi!.” 
(Xuân Diệu)
+ GV: Nỗi nhớ của nữ sĩ Xuân Quỳnh được thể hiện như thế nào ?
+ GV: Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng để tác giả thể hiện nỗi nhớ?
+ GV: Khổ thơ này có gì đặc biệt so với các khổ thơ trong bài ?
+ GV: Tình yêu của Xuân Quỳnh không chỉ gắn liền với nỗi nhớ mà còn hướng tới điều gì ?
+ GV: “xuôi về phương bắc – ngược về phương nam” cách nói có gì khác thường? Nhằm nhấn mạnh điều gì ? 
+ GV: Câu thơ “Hướng về anh một phương” cho thấy cách thể hiện tình cảm của tác giả như thế no?
+ GV: Quan niệm của nh thơ Xuân Quỳnh về tình yêu thể hiện như thế nào trong khổ thơ 6 v 7?
+ GV: Gợi ý
 o Mạnh mẽ và chủ động trong tình yêu, dám bày tỏ tình yêu của mình, nỗi nhớ, khát khao của lòng mình.
 o Vẫn giữ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ : thủy chung rất mực trong tình yêu.
 - Thao tác 3: Hướng dẫn tìm hiểu Sóng - Khát vọng tình yêu của Xuân Quỳnh
+ GV: Gọi HS đọc khổ 8 .
+ GV: Em hiểu như thế nào về khổ thơ này?
+ GV: Gợi ý cho HS tìm hiểu các quan hệ từ trong các câu thơ 1&2, 3&4. 
 o tuy  (nhưng)
à quan hệ đối lập
 o ..dẫu . (nhưng ) . 
à quan hệ đối lập 
 Cuộc đời > < năm tháng
à sự nhạy cảm và lo âu của XQ về giới hạn của cuộc đời trước sự trôi chảy của thời gian 
+ GV: Gọi HS đọc khổ 9 .
+ GV: Khép lại bài thơ Sóng, nhà thơ bộc lộ cảm xúc gì ? 
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tổng kết bài học.
- Thao tác 1: Hướng dẫn tổng kết Nghệ thuật .
+ GV: Đánh giá về nghệ thuật của bài thơ ? Nhận xét về thể thơ, nhịp thơ và hình tượng “sóng” ?
 + GV: Các yếu tố ấy có hiệu quả gì trong việc thể hiện nội dung, cảm xúc của bài thơ ?
- Thao tác 1: Hướng dẫn tổng kết Nội dung.
+ GV: Em cảm nhận được vẻ đẹp gì trong tâm hồn của nhà thơ qua bài thơ Sóng?
Học sinh đọc phần Ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả : 
 - Xuân Quỳnh (1942 - 1988).
- Quê: La Khê, Hà Đông, Hà Tây 
- Xuất thân: từ 1 gia đình công chức, mẹ mất sớm, ở với bà nội.
- Từng là diễn viên múa Đoàn văn công trung ương, biên tập viên báo Văn nghệ, biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khoá III.
- Mất cùng chồng và con trai vì tai nạn giao thông tại Hải Dương (29-4-1988)
- Tác phẩm tiêu biểu: SGK.
- Một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ chống Mĩ.
- Một trong những nhà thơ viết thơ tình hay nhất sau 1975.
- Phong cách thơ: tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn.
+ vừa hồn nhiên 
+ vừa chân thành, đằm thắm
+ luôn da diết khát vọng về hạnh phúc đời thường.
2. Văn bản:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). 
- Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
- In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
b. Bố cục: 
+ Đoạn 1: 2 khổ đầu
à Những cảm xúc, suy nghĩ về sóng biển và tình yêu.
+ Đoạn 2: 2 khổ 3, 4
à Nghĩ về sóng và cội nguồn của tình yêu đôi lứa.
 + Đoạn 3: 3 khổ 5, 6, 7
à Nghĩ về sóng và nỗi nhớ, lòng chung thuỷ của người con gái.
+ Đoạn 4: 2 khổ cuối
à Nghĩ về sóng và khát vọng tình yêu.
c. Hình tượng “sóng” và “em”:
- Bao trùm và xuyên suốt toàn bộ bài thơ: tuy một mà hai, tuy hai mà một.
+ Nghĩa thực: con sóng với nhiều trạng thái mâu thuẫn trái ngược nhau.
+ Nghĩa biểu tượng: sóng như có hồn, có tính cách, tâm trạng, biết diễn tả những cung bậc tình cảm trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu.
à là hình tượng ẩn dụ, sự hoá thân của nhân vật trữ tình “em”
- Sóng và em: song hành, khi tách rời, khi hoà nhập
à nét độc đáo trong cấu trúc hình tượng, diễn tả sâu sắc, sinh động, mãnh liệt khát vọng của Xuân Quỳnh.
d. Âm điệu của baì thơ:
- Âm điệu bài thơ là âm điệu của sóng biển lúc dồn dập, lúc êm dịu.
- Âm điệu được tạo bởi:
Thể thơ 5 chữ.
Ngắt nhịp linh hoạt.
Dòng thơ trong từng khổ không đều nhau.
→ Sóng biển cũng chính là sóng lòng, nhịp thơ, nhịp sóng là nhịp tim → nhiều cung bậc, nhiều cảm xúc => Tâm hồn của người phụ nữ đang yêu.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Những cảm xúc, suy nghĩ về sóng biển và tình yêu:
- Khổ 1: Trạng thái sóng – người con gái đang yêu.
 + Tiểu đối: Dữ dội - dịu êm; ồn ào - lặng lẽ 
à mở đầu bằng 4 tính từ: Miêu tả trạng thái đối lcực của sóng và liên tưởng đến tâm lí phức tạp, bất thường của người phụ nữ khi yêu
==> nhịp của sóng nhiều cung bậc, sắc thái → nhịp tim của người con gái cũng nhiều cảm xúc: khi sôi nổi, mãnh liệt khi dịu dàng, sâu lắng.
 + Phép nhân hoá:
 “Sông - không hiểu mình”
“Sóng - tìm ra bể”
à Con sóng mang khát vọng lớn lao: Nếu “sông không hiểu nổi mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp để “tìm ra tận bể”, tìm đến nơi cao rộng, bao dung.
=> Hành trình “tìm ra tận bể” của sóng cúng chính là quá trình tự khám phá, tự nhận thức, chính bản thân. Mượn đường đi của sóng → quan niệm mới mẻ về tình yêu: tình yêu là hướng tới những gì lớn lao, cao cả, đích thực, bền vững, khát khao sự đồng cảm, đồng điệu.
- Khổ 2: quy luật của sóng và tình yêu
+ Quy luật của sóng: Sóng: ngày xưa, ngày sau: vẫn thế 
à sự trường tồn của sóng trước thời gian: là khúc ca của biển, vẫn dạt dào, sôi nổi.
+ Quy luật của tình cảm:
“Khát vọng tình yêu - bồi hồi trong ngực trẻ”
à Tình yêu là khát vọng muôn thuở lớn lao, vĩnh hằng của tuổi trẻ và nhân loại.
=> Xuân Quỳnh đã liên hệ tình yêu tuổi trẻ với con sóng đại dương. Cũng như sóng, con người đã đến và mãi mãi đến với tình yêu. Đó là quy luật muôn đời.
2. Sóng và cội nguồn cuả tình yêu đôi lứa:
- Khổ 3, Khổ 4: sự bí ẩn của tình yêu
+ Khởi nguồn của sóng biển: “sóng bắt đầu từ gió” nhưng không thể trả lời “gió bắt đầu từ đâu?”
 Điệp từ: “em nghĩ” và câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên”
à quay về lòng mình, nhu cầu tìm hiểu, phân tích, khám phá tình yêu 
+ Khởi nguồn của tình yêu:
Khi nào ta yêu nhau? 
Em cũng không biết nữa?»
à XQ dựa vào quy luật tự nhiên để truy tìm khởi nguồn của tình yêu nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều bất ngờ, đầy bí ẩn, không thể lí giải, dù nó mang lại cho con người bao nhiêu hạnh phúc và đau khổ.
=> Đây là cách cắt nghĩa tình yêu rất chân thành và đầy nữ tính.
- Khổ 5: Nỗi nhớ
+ Bao trùm cả không gian:
«sóng dưới lòng sâu, sóng trên mặt nước»
+ Thao thức trong mọi thời gian:
«ngày đêm không ngủ được»
à Phép đối, giọng thơ dào dạt, náo nức, mãnh liệt: diễn tả nỗi nhớ da diết, không thể nào nguôi, cứ cuồn cuộn, dào dạt như sóng biển triền miên.
+ Sóng nhớ bờ mãnh liệt, tha thiết, còn em nhớ anh đắm say hơn bội phần:
«Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức»
à Cách nói cường điệu nhưng hợp lí: nhằm tô đậm nỗi nhớ (choáng ngợp cõi lòng không chỉ trong ý thức mà thấm sâu vào trong tiềm thức).
=> Bày tỏ tình yêu một cách chân thành, tha thiết mà mạnh dạn, mãnh liệt.
- Khổ 6: Lòng chung thuỷ
+ Cách nói khẳng định: 
em: dẫu xuôi - phương bắc; dẫu ngược - phương nam → cách nói ngược → trái ngang trong tình yêu => em: vẫn «Hướng về anh một phương» 
→ Lời thề thủy chung tuyệt đối trong tình yêu: dù đi đâu về đâu vẫn hướng về người mình đang thương nhớ đợi chờ.
+ Các điệp ngữ: «dẫu xuôi về, dẫu ngược về» + điệp từ «phương» + các từ «em cũng nghĩ, hướng về anh»
à Khẳng định niềm tin đợi chờ trong tình yêu.
- Khổ 7: Bến bờ hạnh phúc.
+ Mượn hình ảnh của sóng:
«Sóng ngoài đại dương» - «Con nào chẳng tới bờ»
à quy luật tất yếu, vĩnh hằng của con sóng.
+ Quy luật của con người: Tình yêu là sức mạnh giúp em và anh vượt qua gian lao, thử thách để đạt đến bến bờ 

File đính kèm:

  • docTuan 13 Song.doc
Giáo án liên quan