Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết: Thuật hoài (tỏ lòng) Phạm Ngũ Lão

I/ Mục đích yêu cầu:

1. Nhận thức: Giúp học sinh nắm được:

- Những nét chính về tác giả Phạm Ngũ Lão

- Hình ảnh người tráng sĩ và quân đội nhà Trần

- Quan niệm của Phạm Ngũ Lão về chí làm trai - biểu hiện của Hào khí Đông A

- Thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm

2. Kĩ năng:

Giúp học sinh biết cách phân tích, khai thác bài thơ chữ Hán trong văn học trung đại

3.Giáo dục:

Giáo dục cho học sinh lòng tự hào dân tộc, ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước.

II/ Chuẩn bị:

- Giáo viên: đọc tài liệu, soạn giáo án

- Học sinh: đọc sgk, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài.

III/ Các bước lên lớp:

- Bước 1: Ổn định tổ chức

- Bước 2: Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ ”Tụng giá hoàn kinh sư ” - Trần Quang Khải và cho biết Hào khí Đông A trong bài thơ thể hiện ở những khía cạnh nào?

(Yêu cầu: Học sinh phải nêu được Hào khí Đông A trong bài thơ thể hiện ở:

+ Niềm tự hào trước những chiến công

+ Ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước)

- Bước 3: Dạy bài mới: giới thiệu bài thơ “Thuật hoài”- Phạm Ngũ Lão

Giờ trước chúng ta đã đi tìm hiểu Hào khí Đồng A trong bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” - Trần Quang Khải. Hào khí đó không chỉ thể hiện ở niềm tự hào trước những chiến công, ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước. mà còn biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác qua những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc khác.Nếu như TQK dùng cách nêu sự kiện một cách giản dị, chân thực trong bài Tụng giá hoàn kinh sư thì PNL lại dùng thủ pháp nghệ thuật hoành tráng trong bài thơ Thuật hoài. Vậy thủ pháp nghệ thuật hoành tráng ấy là gì, cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu trong bài hôm nay- đó là bài Thuật hoài - PNL.

 

doc7 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 4337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết: Thuật hoài (tỏ lòng) Phạm Ngũ Lão, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu cầu: Học sinh phải nêu được Hào khí Đông A trong bài thơ thể hiện ở:
+ Niềm tự hào trước những chiến công
+ ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước)
- Bước 3: Dạy bài mới: giới thiệu bài thơ “Thuật hoài”- Phạm Ngũ Lão
Giờ trước chúng ta đã đi tìm hiểu Hào khí Đồng A trong bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” - Trần Quang Khải. Hào khí đó không chỉ thể hiện ở niềm tự hào trước những chiến công, ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước... mà còn biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác qua những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc khác...Nếu như TQK dùng cách nêu sự kiện một cách giản dị, chân thực trong bài Tụng giá hoàn kinh sư thì PNL lại dùng thủ pháp nghệ thuật hoành tráng trong bài thơ Thuật hoài. Vậy thủ pháp nghệ thuật hoành tráng ấy là gì, cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu trong bài hôm nay- đó là bài Thuật hoài - PNL.
Phương pháp
Nội dung kiến thức
Hỏi: sau khi đọc phần tiểu dẫn em hãy nêu những nét chính về tác giả PNL?
Minh hoạ tranh chàng trai đan sọt làng Phù ủng và tượng thờ PNL
Ví dụ: “Ngôn hoài” (Không Lộ thiền sư), “Cảm hoài” (Đặng Dung)
Minh hoạ tượng Sát Thát + chữ Trần + những câu nói bất hủ của Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng.
- Đưa bài thơ chữ hán + giọng đọc.
Hỏi: sau khi nghe đọc, em có cảm nhận chung gì về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Theo em, bố cục bài thơ có thể chia làm mấy phần?
 Đối tượng miêu tả của hai câu đầu là ai? được thể hiện qua giọng điệu và nhịp thơ như thế nào?
Hỏi: Hình ảnh người tráng sỹ- nhân vật trữ tình được miêu tả như thế nào trong câu thơ đầu?
So sánh hai câu thơ của Đoàn Thị Điểm “ Múa gươm rượu tiễn chưa tàn
Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang đeo”
Hỏi: Em có nhận xét gì về mối tương quan giữa hình tượng “ Hoành sóc” và “Giang sơn”?
Hỏi: Theo em hình tượng “Hoành sóc” và “giang sơn” có mối tương quan như thế nào với “ Cáp kỷ thu”?
Hỏi: Quân đội nhà Trần được miêu tả như thế nào trong câu 2.
So sánh: “Sỹ tốt kén tay tỳ hổ
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh” (Nguyễn Trãi)
Hỏi: Em có nhận xét gì về mối quan hệ của hai hình ảnh trong hai câu thơ đầu?
So sánh: “Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”
 (Lê Anh Xuân)
So sánh: Nhận thức của Trần Nhân Tông về thế đứng vững vàng của Tổ quốc: 
“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu”
Hỏi: Theo em hai câu cuối nói về cái gì? giọng điệu, cảm xúc của hai câu này như thế nào so với hai câu đầu?
Hỏi: Em thấy hai câu thơ nói lên quan niệm gì của Phạm ngũ Lão về công danh? So sánh vơi quan niệm của của các nhà thơ khác về công danh mà em đã học ở lớp dưới.
So sánh quan niệm về chí làm trai trong ca dao, trong thơ của Đoàn Thị Điểm và Nguyễn Công Trứ.
Hỏi: Em có nhận xét gì về nhân cách Phạm ngũ lão qua nỗi thẹn? 
Xem lại ảnh thờ Phạm gũ Lão
Hỏi: Đạt được công danh lẫy lừng như vậy mà vẫn còn thẹn. Vậy qua đó em thấy nhà thơ còn có tâm sự gì?
So sánh với nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến và Phan Bội Châu
Hỏi: Qua bài thơ, em thấy hào khí Đông A còn thể hiện ở những khía cạnh nào?
 Bước 4
Hỏi: Sau khi phân tích xong bài thơ, theo em, chủ đề bài thơ là gì?
Ca ngợi người tráng sỹ?
Ca ngợi quân đội nhà Trần?
Chí làm trai?
Hỏi: Theo em, thủ pháp nghệ thuật chính của bài thơ này là gì?
Xem lại bài thơ chữ hán và nghe lại giọng đọc.
 Bước 5
A- Vài nét về tác giả:
- Phạm Ngũ Lão (1255-1320) 
Quê quán: Làng Phù ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
- Là một nhân vật lịch sử có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, ở đời vua Trần Anh Tông được phong chức Điện soái thượng tướng quân
- Là người văn võ toàn tài, thơ văn để lại ít nhưng nổi tiếng, thể hiện Hào khí Đông A (Thuật hoài, Vãn thượng tướng quốc công Hưng Đạo đại vương)
B- Bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng)
Là loại thơ trữ tình “ngôn chí” phổ biến trong thơ ca thời trung đại. Nội dung: nói ra, bày tỏ ra những ý nghĩ, tình cảm trong chính lòng mình.
I- Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ ra đời trong không khí quyết chiến quyết thắng của quân dân đời Trần khi lực lượng của nước Đại Việt đã lớn mạnh nhưng trong chiến đâú chống giặc Nguyên- Mông chưa đi đến thắng lợi cuối cùng.
III- Phân tích:
1. Hai câu đầu: Hình ảnh người tráng sĩ (Phạm Ngũ Lão) và quân đội nhà Trần
Với nhịp thơ 4/3 chắc khoẻ, giọng điệu sảng khoái, hào hùng, hai câu đầu khắc hoạ hình ảnh người tráng sĩ (chính là nhân vật trữ tình PNL) và quân đội nhà Trần.
a. Câu1: Hình ảnh người tráng sĩ
- Hoành sóc - cắp ngang ngọn giáo - tư thế hiên ngang, hùng dũng, đĩnh đạc, kiên cường, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Nó còn có vẻ hùng dũng thách thức với quân thù.
(dịch: múa giáo có vẻ phô diễn động tác làm mất đi sự chắc chắn của hình ảnh)
- Giang sơn - non sông - không gian rộng lớn kì vĩ, bao la =) ngọn giáo được đo bằng chiều ngang của non sông =) người cầm giáo phải được đo bằng kích thước của đất trời=) không gian làm nổi bật hình dáng oai phong lẫm liệt, sánh ngang với vũ trụ của tráng sĩ =) tư thế hiên ngang, tầm vóc hoành tráng ấy có cơ sở từ tinh thần làm chủ đất nước rất sâu sắc, ý chí bảo vệ đất nước rất kiên cường.
- “Cáp kỷ thu”- mấy thu =) thời gian kì vĩ không phải trong khoảnh khắc mà đã trải qua bao cuộc thử thách =) tư thế vững vàng, bền bỉ không thể lay chuyển được.
Như vậy, với nhịp 4/3 chắc khoẻ , giọng điệu hào hùng + thanh trắc + hình ảnh con người kì vĩ, không gian kì vĩ, thời gian kì vĩ =) câu thơ khắc họa thế đứng sức mạnh của người tráng sĩ.
b. Câu2: Hình ảnh quân đội nhà Trần:
Từ thế đứng, sức mạnh của người tráng sỹ, tác giả đã khái quát nên sức mạnh thế đứng của cả dân tộc, cả quân đội.
- Tam quân - ba quân => quân đội nhà Trần ( tiền quân, trung quân, hậu quân) => hình ảnh của cả thế hệ Phạm Ngũ Lão, của cả dân tộc đang sống trong hào khí Đông A.
- Tỳ hổ- Hổ báo=> ẩn dụ vật hoá => dũng mãnh, khí phách oai phong, lẫm liệt
- Khí thôn ngư: Hào khí sáng rực của ba quân át cả ánh sao Ngưu trên trời=> cường điệu (cách hiểu khác: sức mạnh của ba quân có thể nuốt trôi trâu).
Vẫn với nhịp 4/3- giọng điệu hùng dũng, hình ảnh so sánh cường điệu + thanh trắc=> sức mạnh của quân đội nhà Trần.
=> Câu 1 nói về cá nhân người trai đời Trần, câu 2 nói về dân tộc, về cộng đồng. Cá nhân có vẻ đẹp hiên ngang của đất trời, sông núi, vượt qua bao cuộc thử thách của thời gian. Hình ảnh người tráng sỹ oai hùng tạo nên khí thế ngất trời của ba quân. Khí thế dũng mãnh của ba quân làm cho hình ảnh tráng sỹ thêm cao lớn, lồng lộng giữa đất trời. Mỗi cá nhân đều tìm thấy bóng dáng mình trong hào khí chung của dân tộc=> một thời đại cao đẹp của những con người cao đẹp.
* Tiểu kết: Chỉ bằng hai câu thơ Phạm Ngũ Lão đã khắc hoạ thành công tư thế của nhân vật trữ tình- người trai đời Trần và tư thế sức mạnh của dân tộc ta trong một thời điểm lịch sử với một tầm vóc và quyết tâm lớn. Nhân vật trữ tình ở đây mang tầm vóc sử thi, vẻ đẹp sử thi.
2- Hai câu cuối: tâm sự của nhà thơ.
Từ giọng sảng khoái đầy hào khí mạch thơ đột ngột chuyển sang một hướng khác: Tưởng như theo mạch ý phát triển từ hai câu trên thì hai câu cuối là niềm tự hào, hài lòng của con người đã làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc, non sông. Song ở đây, hai câu cuối bỗng đượm vẻ ngậm ngùi.
“Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”.
- Công danh: là lập công- ghi danh.
+ Lập công: làm nên sự nghiệp lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Có công thì mới được ghi danh, lưu danh tên tuổi.
=> Quan niệm nhân sinh cao đẹp, tích cực của những con người chân chính, đặc biệt là những người làm trai: đó là niềm khao khát làm nên sự nghiệp, lưu lại tên tuổi mình cho hậu thế=> niềm khao khát chính đáng.
- Vị liễu- chưa trả xong=> chưa trả được nợ công danh, chưa báo đền nợ nước, chưa lập được công với đất nước.
- “Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”: Thẹn khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu- Gia Cát Lượng- Người đã có công lớn giúp Lưu Bị khôi phục cơ nghiệp nhà Hán.
=> Thẹn vì thấy mình thua kém người khác=> thua kém Vũ hầu, Gia Cát Lượng về tài, đức, trí.
Phạm Ngũ Lão là người có công danh lừng lẫy, đánh đông dẹp bắc, tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, tuổi cao vẫn còn hăng hái cầm quân đánh tan bọn xâm lược quấy rối biên giới phía tây tổ quốc, được phong chức “Điện soái thượng tướng quân”, khi mất dù không thuộc dòng họ vua vẫn được vua cho nghỉ chầu 5 ngày để tưởng nhớ. Đạt đến vinh quang lẫy lừng như vậy mà vẫn day dứt vì cảm thấy mình chưa trả xong nợ công danh, chưa hoàn thành nghĩa vụ với đời, vẫn thẹn khi nghe kể chuyện Vũ hầu.
=> Thái độ khiêm nhường=> nhân cách cao cả của Phạm Ngũ Lão=> cái thẹn của nhân cách, cái thẹn làm nên nhân cách.
=> Thẹn ở đây là bài học sống, là lời tự nhủ, là khát vọng vươn lên của tác giả: phải cố gắng phấn đấu hơn nữa và cũng có thể đây là tiếng nói của Phạm Ngũ Lão với đồng đội của mình, nêu ra ý chí, khát vọng cống hiến, lập công danh không phải vì cái tôi cá nhân mà vì cá ta chung của dân tộc, đây chính là động lực to lớn để không ít người có sức mạnh vượt qua thử thách, khó khăn lập nên những kỳ tích vang dội.
 Như vậy hào khí Đông A đây chỉ thể hiện ở lòng yêu nước căm thù giặc, tinh thần quật khởi, lòng tự hào dân tộc. Nó còn nằm trong những tâm tư sâu kín của con người, là tâm sự đáng kính của chàng trai đất Việt cũng là tâm trạng của cả thế hệ thanh niên thời bấy giờ (bài thơ không có đại từ nhân xưng nào) Những con người đó lúc nào cũng canh cánh thù nhà nợ nước, cũng đặt trách nhiệm gánh vác sự an nguy của đất nước lên đôi vai mình. Hào khí ấy đã làm nên những chiến thắng lẫy lừng lưu danh sử sách.
=> Điều mà tuổi trẻ hôm nay phải suy nghĩ: làm gì cho Tổ quốc để xứng đáng với cha ông ngày trước. 
IV- Tổng kết:
1. Chủ đề
Từ tư thế, khí phách của tráng sỹ, của ba quân và những trăn trở, day dứt trong lòng Phạm Ngũ Lão, bài thơ nói về trí làm trai của người anh hùng thời Lý Trần.
2. Nghệ thuật: bài thơ sử dụng thủ pháp nghệ thuật hoành tráng được thể hiện ở tư thế hiên ngang, tầm vóc lớn lao mang tính chất vũ trụ, khí thế hùng dũng, tình cảm tha thiết, mãnh liệt muốn vươn tới tầm cao của những con người khổng lồ c

File đính kèm:

  • docTuan 13 To long Thuat hoai.doc
Giáo án liên quan