Giáo án Ngoại khóa GDCD: Trật tự an toàn giao thông (lớp 7, tiết 33)

TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG

(Lớp 7, tiết 33)

I. TÌNH HUỐNG

1/- Ngày chủ nhật, H- 16 tuổi, lấy xe máy Future của mẹ chở 2 bạn cùng lớp đi chơi. Đến gần ngã tư, H tăng ga vượt xe ô tô đi cùng chiều phía trước. Nhưng do không chú ý là lúc đó ô tô cũng đang rẽ trái nên tay lái xe máy của H va vào bánh trước bên trái ô tô gây chấn thương nặng cho H và những người cùng đi trên xe máy.

Gợi ý:

 a. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn trong trường hợp của H và những người cùng đi trên xe máy là gì?

 b. Hãy cho biết H có những vi phạm gì về trật tự an toàn giao thông?

 c. Theo em, khi muốn vượt xe ta cần chú ý điều gì?

 

doc5 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 2557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngoại khóa GDCD: Trật tự an toàn giao thông (lớp 7, tiết 33), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
(Lớp 7, tiết 33)
I. TÌNH HUỐNG
1/- Ngày chủ nhật, H- 16 tuổi, lấy xe máy Future của mẹ chở 2 bạn cùng lớp đi chơi. Đến gần ngã tư, H tăng ga vượt xe ô tô đi cùng chiều phía trước. Nhưng do không chú ý là lúc đó ô tô cũng đang rẽ trái nên tay lái xe máy của H va vào bánh trước bên trái ô tô gây chấn thương nặng cho H và những người cùng đi trên xe máy.
Gợi ý: 
 a. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn trong trường hợp của H và những người cùng đi trên xe máy là gì?
 b. Hãy cho biết H có những vi phạm gì về trật tự an toàn giao thông?
 c. Theo em, khi muốn vượt xe ta cần chú ý điều gì?
2/- Nghỉ hè, Hương, Vân và An cùng về quê của An chơi. Trên đường về quê phải qua phà. Đến bến phà, người lái xe yêu cầu mọi người xuống xe. Trong lúc chờ phà tới, các bạn tranh luận với nhau xem người được xuống phà trước hay xe cơ giới được xuống trước. Hương bảo người được xuống trước. Vân bảo xe cơ giới được xuống trước. An thì bảo không ai được xuống trước mà tất cả người và xe đều phải xếp hàng theo thứ tự trước sau để xuống phà.
Gợi ý: Theo em, bạn nào nói đúng. Vì sao?
3/- Ngày chủ nhật, Hùng ( 15 tuổi) lấy xe máy của mẹ đèo em đến nhà bà chơi. Thấy trời nắng, Hùng mang theo chiếc ô. Trên đường đi, Hùng bảo em ngồi đằng sau mở ô ra che nắng cho hai anh em. Đi được một đoạn thì hai bạn bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại. Cả hai ngơ ngác không hiểu làm sao bị giữ lại.
Gợi ý:
 a. Em hãy cho biết Hùng vi phạm những quy định nào về an toàn giao thông?
 b. Theo em, em Hùng có vi phạm gì không? Vì sao?
4/- Đường vào trường sau một đợt mưa kéo dài bị lầy lội. Nhà trường vận động học sinh thu gom gạch vụn, gạch xỉ, đá, cát, sỏi để rải đường. Tuấn rủ Hoàng ra đường sắt ở gần trường để lấy đá. Hoàng can ngăn Tuấn không nên làm như vậy, nhưng Tuấn nói: Mình lấy đá để rải đường của trường, chứ có phải lấy cho mình đâu mà lo!
Gợi ý:
a. Theo em, điều Tuấn nói có đúng không? Vì sao?
b. Việc lấy đá ở đường sắt sẽ gây nguy hiểm như thế nào?
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1/- Những quy định chung về bảo đảm trật tự an toàn giao thông
 a. Khi phát hiện công trình giao thông bị xâm phạm hoặc có nguy cơ không an toàn thì phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc người có trách nhiệm.
 b. Mỗi hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, không phân biệt đối tượng vi phạm.
 c. Khi xảy ra tai nạn giao thông phải giữ nguyên hiện trường. Người có liên quan tực tiếp đến tai nạn phải có mặt tại hiện trường khi nhà chức trách tiến hành lập biên bản. Người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn phải giúp đỡ, cứu chữa người bị thương và báo cho cơ quan Nhà nước hoặc chính quyền địa phương gần nhất.
2/-Một số quy định cơ bản về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
 a. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới đi trên làn đường bên trái.
 b. Khi vượt xe phải có báo hiệu và chú ý quan sát, chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước.
 c. Khi tránh xe ngược chiều, phải giảm tốc độ và đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.
 d. Khi xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người phải xuống xe. Khi xuống phà, xe cơ giới xuống trước, xe thô sơ và người xuống sau; khi lên bến, người lên trước, các phương tiện giao thông lên sau theo hướng dẫn của điều khiển giao thông.
3/- Một số quy định về an toàn giao thông đường bộ
 a. Quy tắc chung
Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định và chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ
 b. Một số quy định cụ thể
- Người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không được mang, vác vật cồng kềnh; không sử dụng ô; không bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; không đứng yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
- Người điều khiển xe đạp chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi, không được sử dụng ô, điện thoại di động, không đi xe đạp trên hè phố, trong vườn hoa, công viên. Người ngồi trên xe đạp không được mang, vác vật cồng kềnh; không sử dụng ô; không bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
- Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng một và đi đúng phần đường quy định. Hàng hóa xếp trên xe phải đảm bảo an toàn, không gây cản trở giao thông.
4/- Một số quy định về an toàn giao thông đường sắt
a. Khi đi trên đoạn đường bộ giao cắt đường sắt, ta phải chú ý quan sát cả hai phía. Nếu có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải kịp thời dừng lại cách rào chắn hoặc đường ray một khoảng cách an toàn.
b. Không đặt vật chướng ngại trên đường sắt; không trồng cây và đặt các vật cản trở tầm nhìn của người đi đường ở khu vực gần đường sắt; không khai thác đá, cát, sỏi, trên đường sắt.
III. BÀI TẬP
1. Trong trường hợp xảy ra va chạm hoặc tai nạn giao thông, em tán thành những việc làm nào và không tán thành những việc làm nào sau đây
 a. Chở người bị thương đi cấp cứu;
 b. Lục soát, lấy đồ đạc của người bị nạn;
 c. Báo cho Công an hoặc chính quyền địa phương về vụ tai nạn;
 d. Xúi giục những người bị va chạm cãi nhau;
 đ. Cung cấp thông tin đúng sự thực cho cảnh sát giao thông;
 e. Đứng nhìn, không có hành động gì;
 g. Tự ý đứng ra xử lý nhằm trục lợi cho mình;
 h. Giữ gìn đồ đạc, vật dụng của người bị tai nạn;
 i. Gây cản trở cho nhà chức trách khi làm việc;
 k. Gọi xe hoặc nhờ người đưa người bị thương đi bệnh viện;
 l. Có phương tiện nhưng không chịu đưa người bị thương đi cấp cứu;
 m. Đưa tin sai lệch về tai nạn giao thông.
2. Một người đi xe đạp vào đường dành cho ôtô và mô tô, va vào một người đi mô tô đang đi trên phần đường của mình theo chiều ngược lại. Cả hai người ngã, bị thương và bị hỏng xe. Có ý kiến cho rằng người đi mô tô có tốc độ cao hơn xe đạp. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
3. Một người lái xe hon đa ôm chở hai người lớn, chạy với tốc độ nhanh, lấn sang trái đường, va phải xe mô tô chạy ngược chiều. Hai xe bị đổ, mọi người trên xe điều bị ngã xuống đường. Cùng lúc đó có một xe ôtô đi tới chẹt phải một người. Sau đó xe ôtô không dừng lại mà đã tiếp tục chạy.
Có người cho rằng người lái ô tô sai. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng người đó không có lỗi vì đã đi đúng phần đường của mình, nếu nạn nhân không ngã ra đường thì xe tô đó đã không chẹt phải. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? 
Người lái xe hon đa ôm đã vi phạm gì?
4. Em hãy nêu một số ví dụ về những trường họp vi phạm quy định trật tự an toàn giao thông của em, của các bạn em ( nếu có). Nêu cách khắc phục thiếu sót của bản thân và góp ý giúp các bạn sữa chữa sai phạm.
5. Theo em, ở những nơi có đèn tín hiệu hoặc biển báo hiệu giao thông mà lại có người điều khiển giao thông, thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh nào? Vì sao?
6. Trong những hành vi sau, em đồng ý với những hành vi nào và không đồng ý với những hành vi nào? Vì sao?
 a. Đi bộ chéo qua ngã tư đường;
 b. Đi bộ trên hè phố,
 c. Bám, nhảy tàu, xe;
 d. Đá bóng, thả diều, đùa nghịch dưới lòng đường;
 đ. Đi bộ sát mép đường;
 e. Chạy qua đường không quan sát kỹ;
 g. Điều khiển xe đạp bằng một tay;
 h. Đi xe đạp vào phần đường bên phải trong cùng;
 i. Rẽ bất ngờ, không xin đường;
 k. Phóng xe nhanh từ trong ngõ ra đường;
 l. Đứng túm tụm hoặc mua bán dưới lòng đường.
7. Buổi trưa, tan học về, thấy đường vắng, Quý liền trổ tài với các bạn. Cậu điều khiển xe đạp thả hai tay, đi lạng lách, đánh võng. Không ngờ trong lúc đang phấn khởi thì cậu vướng phải quang gánh của một bác bán rau đang đi bộ dưới lòng đường, làm gánh rau đổ. Quý bị ngã và còn bị bác rau mắng.
Theo em, ai có lỗi trong trường hợp này và có lỗi gì?
8. Hùng đèo Thắng đi chơi bằng xe đạp. Đến một ngã tư, Hùng vẫn cho xe phóng nhanh và rẽ đột ngột sang bên trái. Lúc đó, có một cụ già đang qua đường, vì bị bất ngờ nên Hùng xử lý không kịp, đã va phải cụ, làm cụ bị ngã.
 - Em hãy nhận xét hành vi đi đường của Hùng.
 - Nếu là Hùng hoặc Thắng, trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?
 - Nếu là người qua đường, chứng kiến sự việc đó, em sẽ làm gì?
9. Hãy nhận xét việc thực hiện quy định về an toàn giao thông của em, của các bạn em và thảo luận nhóm với nội dung: “ Làm gì để thực hiện tốt các quy định và tránh các vi phạm về trật tự an toàn giao thông” 

File đính kèm:

  • docTRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG tiêt 33.doc