Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 20

A. Mức độ cần đạt: Giúp HS:

- Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản

1. Kiến thức:

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách

- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.

2.Kĩ năng:

- Biết cách đọc-hiểu một văn bản dịch

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

3. Thái độ:

- Giúp các em ham đọc sách và có ý thức giữ gìn sách

B. Chuẩn bị:

- GV: Chương trình; Bài soạn;

- HS: Vở BTNV, các câu hỏi trong sgk.

C. Tiến trình các hoạt động :

*Hoạt động 1 – KIỂM TRA BÀI CŨ

*Hoạt động 2 –GIỚI THIỆU BÀI

Chuyên mục “ Mỗi ngày một cuốn sách” trong chương trình chào buổi sáng trên ti vi có mang lại cho em suy nghĩ gì không? (HS trả lời)

GV chốt: Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm không những cho ta thấy việc đọc sách là cao quí mà còn chỉ ra một phương pháp đọc sách hữu hiệu

 

doc10 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập
1.Hãy viết bài nêu cảm nghĩ điều thấm thía nhất khi học bài "Bàn về đọc sách" này
2. Sưu tầm những bài văn nói về cách đọc sách.
2) Thực trạng của việc đọc sách hiện nay:
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. 
+ Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian.
3.Bàn về phương pháp đọc sách:
- Cần kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu, giữa sách thường thức với sách chuyên môn. Đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích vừa đọc vừa nghiền ngẫm.
2.Nghệ thuật:
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí
- Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản.
- Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị.
III. Tổng kết :
Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho có hiệu quả
*Ghi nhớ SGK
IV. Luyện tập: 
1. HS viết đoạn văn.
*Hoạt động 4: CỦNG CỐ
- Phát biểu điều em thấm thía nhất khi đọc văn bản "Bàn và đọc sách".
- Lập lại hệ thống luận điểm trong toàn bài.
- Ôn lại những phương pháp nghị luận đã học
*Hoạt động 5 – HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Đọc bài: Mác- xim Goor-ky viết về sách
- Chuẩn bị: Tiếng nói của văn nghệ ( Đọc, trả lời câu hỏi) 
 * Xác định các luận điểm của văn bản
 * Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong luận điểm 1
 * Nội dung tiếng nói thứ hai của văn nghệ là gì?
 * Em nhận thức được điều gì từ hai ý phân tích của tác giả về nội dung của tác phẩm văn nghệ?
 RÚT KINH NGHIỆM: .
Ngày soạn: 27/12/2013
Ngày dạy: ..................... 
Tiết 93 Tiếng Việt: KHỞI NGỮ
A. Mức độ cần đạt: Giúp hs
- Nắm được các đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
- Biết đặt câu có khởi ngữ.
1.Kiến thức:
- Đặc điểm của khởi ngữ
- Công dụng của khởi ngữ.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện khởi ngữ trong câu
- Đặt câu có khởi ngữ
B. Chuẩn bị:
- GV: Bài soạn, bảng phụ, chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- HS: Vở BTNV, các câu hỏi sgk
C. Tiển trình các hoạt động : 
*Hoạt động 1 – KIỂM TRA BÀI CŨ
*Hoạt động 2 – GIƠÍ THIỆU BÀI
*Hoạt động 3 –BÀI MỚI
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học 
HD HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Gọi HS đọc các ví dụ.
a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
b) Giàu, tôi cũng giàu rồi
c) Về các văn thể trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp[] 
? Phân biệt từ ngữ in đậm với chủ ngữ về vị trí trong câu. 
- Từ “anh” đứng trước CN nêu lên đối tượng được nhắc đến trong câu.
- Từ “ giàu” đứng trước CN, nêu lên đề tài nói đến trong vị ngữ 
-Cụm từ “các văn thể trong lĩnh vực văn nghệ” đứng trước CN, có liên quan đến đề tài của câu ở vị ngữ
? Các từ ngữ ấy có quan hệ ntn với vị ngữ.
HS thảo luận, trình bày ý kiến.
-Về quan hệ với vị ngữ, các từ ngữ in đậm không có quan hệ chủ vị với VN
? Trước các từ in đậm có hoặc có thể có thêm từ nào.
 - Có từ : còn, về
 - Có thể thêm hoặc thay về, đối với.
? Từ đó em hãy rút ra nhận xét chung về các từ ngữ in đậm trong những câu trên.
- Các từ in đậm đều đứng trước CN của câu.
- Không phải là chủ ngữ
- Nêu lên đề tài của câu
- Trước các từ đó có thể có hoặc dễ dàng thêm các từ: về, với, đối với
? Những từ in đậm ở các ví dụ a, b, c gọi là các khởi ngữ. Vậy thế nào là khởi ngữ?
HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Bài tập nhanh: câu văn sau có khởi ngữ không?
 “ Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì đó là cách thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém”
HD Luyện tập
GV hướng dẫn HS thực hiện các bài tập trong SGK (tr 8).
1/ Bài 1: Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích
2/ Bài 2: Viết lại các câu sau bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ "thì").
3. Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích:
a. Đọc sách, phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ
b. Kiến thức phổ thông không chỉ những công dân thế giới hiện tại cần mà cả những nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được
4. Thêm khởi ngữ cho câu sau:
..............., tôi đã viết xong rồi
5. Chuyển các câu sau sang câu có chủ ngữ:
a. Bạn ấy rất mê bóng đá
b. Tôi không có gì để nói về việc đó.
6. Chuyển các câu sau sao cho không có khởi ngữ
a. Làm khí tượng ở được độ cao mới là lí tưởng chứ
b. Đối với cháu thật là đột ngột
I. HÌNH THÀNH KT:
1.Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
- Từ “anh” đứng trước CN nêu lên đối tượng được nhắc đến trong câu.
- Từ “ giàu” đứng trước CN, nêu lên đề tài nói đến trong vị ngữ 
-Cụm từ “các văn thể trong lĩnh vực văn nghệ” đứng trước CN, có liên quan đến đề tài của câu ở vị ngữ.
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước CN để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ thường có thêm các từ : về, đối với
II. Luyện tập:
1/ Bài 1: Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích
Điều này
Đối với chúng mình
Một mình
Làm khí tượng
Đối với cháu
2/ Bài 2: 
a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm
b. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được
3. Bài 3:
a. Đọc sách
b. Kiến thức phổ thông
4.Bài 4: Bài báo ấy..........
5.Bài 5:Câu có khởi ngữ
a. Về bóng đá thì bạn ấy rất mê
b. Về việc đó, tôi không có gì để nói
6.Bài 6:Câu không có khởi ngữ:
a. Ở độ cao làm khí tượng mới là lí tưởng.
b. Thật là đột ngột đối với cháu
*Hoạt động 4- CỦNG CỐ
- Nắm khái niệm về khởi ngữ và các kiến thức cơ bản.
- Nhận diện khởi ngữ.
- Chuyển câu không có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ
*Hoạt động 5 – HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Tìm câu có thành phần khởi ngữ trong văn bản đã học
- Chuẩn bị bài: Các thành phần biệt lập ( đọc các ví dụ - sgk)
RÚT KINH NGHIỆM: 
Ngày soạn: 27/12/2013
Ngày dạy: ..................... 
Tiết 94 Tập làm văn: PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.
1.Kiến thức:
- Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp
- Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp
- Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.
2.Kĩ năng:
- Nhận diện được phép phân tích và tổng hợp
- Vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc – hiểu văn bản nghị luận
B. Chuẩn bị:
*GV: Bài soạn; bảng phụ
*HS: Vở BTNV, các câu hỏi trong sgk
C. Tiến trình lên lớp: 
*Hoạt động 1 – KIỂM TRA BÀI CŨ
*Hoạt động 2 – GIỚI THIỆU BÀI
Trình bày những phép lập luận đã học? (giải thích, chứng minh) lớp 7
*Hoạt động 3 – BÀI MỚI
 Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
*HD HÌNH THÀNH KT
. Bài tập: Đọc văn bản “Trang phục”.
- Vấn đề mà tác giả đưa ra phân tích là vấn đề gì? (Vấn đề trang phục)
- Tác giả phân tích vấn đề trên bằng các luận điểm nào?
- Luận điểm 1: Ăn mặc phải tề chỉnh ( ...không ai mặc quần áo chỉnh tề mà lại đi chân đất.)
- Luận điểm 2: Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh ( “Ăn cho mình, mặc cho người.”.)
- Luận điểm 3: Ăn mặc phải thể hiện nhân cách của mình. ( Y phục xứng kì đức)
- Bài văn đã nêu những dẫn chứng gì về trang phục ?
 -Trong doanh trại đi chân đất 
 - Đi giày mọi người .
 - Cô gái móng tay, chân
 - Anh thanh niên thẳng tắp.
- Vì sao không ai làm cái điều phi lý như tác giả đã nêu ra?
 Làm như trên sẽ thiếu chỉnh tề, không đồng bộ àchướng mắt.
- Việc không làm đó cho thấy những quy tắc nào trong ăn mặc của con người?
Quy tắc ngầm đó là văn hóa và xã hội chi phối cách ăn mặc của con người
- Tác giả đã dùng phép lập luận nào để nêu ra các dẫn chứng ?
Phép lập luận phân tích vấn đề
- Từ việc tìm hiểu trên , em hiểu thế nào là phép lập luận phân tích?
- Theo em câu nào là câu khái quát nội dung của bài văn?Tại sao em biết?
-“ Thế mới biết, trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp”
 Là câu tổng hợp những ý đã nêu. Nó thâu tóm các ý trong từng dẫn chứng.( Trang phục hợp văn hóa: đ 2, hợp môi trường: đ 1, 2, hợp đạo đức: đ 3)
? Vậy , em hiểu phép lập luận tổng hợp là gì?
- H/s đọc ghi nhớ - sgk trang 10. 
*HD luyện tập
- Gv gọi hs đọc yêu cầu bài tập.
- H/s thảo luận làm bài tập 1,2,3 vào phiếu học tập.
- Gv dùng bảng phụ.
- Chỉ ra trong văn bản: tác giả đã phân tích như thế nào để làm rõ luận điểm trên?
- Tác giả đã phân tích những lí do phải chọn sách để đọc ntn?
- Dựa vào văn bản, hãy thảo luận tầm quan trọng của cách đọc sách? 
- Qua đó, em hiểu phân tích có vai trò gì trong lập luận ? 
I. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
1. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp: 
a. Phép phân tích:
Phép lập luận phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, từng phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng
* Phép tổng hợp:
Phép lập luận tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích ( đem các bộ phận, các đặc điểm của một sự vật đã được phân tích riêng mà liên hệ lại với nhau để nêu ra nhận định chung về sự vật ấy)
- Mối quan hệ qua lại giữa hai phép lập luận: tuy đối lập nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi tổng hợp mới có ý nghĩa, mặt khác, phải dựa trên cơ sở phân tích thì mới có thể tổng hợp được
* Ghi nhớ (sgk)
 II. Luyện tập:
1. Bài tập : Tìm hiểu kĩ năng phân tích ở văn bản “ Bàn về đọc sách”.
a. Luận điểm cần phân tích: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.
- Học vấn là của nhân loại.
- Học vấn của nhân loại do sách lưu truyền lại.
- Sách là kho tàng quý báu.
- Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát.
- Nếu xóa bỏ hết các thành quả  làm kẻ lạc hậu.
b. Phân tích lí do cần phải chọn sách:
- Do sách nhiều, chất lượng khác nhau cho nên phải chọn sách tốt để đọc .
- Do sức người có hạn, không chọn sách thì sẽ lãng phí sức mình.
- Sách có loại chuyên môn, có loại thường thức - chúng liên quan nhau, nhà chuyên môn cũng chọn đọc sách thường thức.
c. Phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách:
- Không đọc thì không có điểm xuất phát cao.
- Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức.
- Không chọn lọc sách thì đời người ngắn ngủi không đọc xuể, đọc không có hiệu qu

File đính kèm:

  • docTuan 20.doc
Giáo án liên quan