Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Tuần 6

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Biết đọc - hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện.

- Sự thể hiện của tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn An-đéc-xen qua một tác phẩm tiêu biểu.

* TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về "người kể chuyện cổ tích" An-đéc-xen.

- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.

- Lòng thương cảm của tác giả với em bé bất hạnh.

2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.

- Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau).

- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.

3. Thái độ: Giúp các em có tấm lòng bao dung đối với người nghèo.

B. CHUẨN BỊ:

1. GV: Chuẩn bị nội dung lên lớp.

2. HS: Đọc và tóm tắt tác phẩm ở nhà, trả lời các câu hỏi.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HĐ DH:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Cho biết nguyên nhân cái chết của Lão Hạc? Theo em Lão Hạc chọn cái chết có phải là tìm lối thoát cho mình không? Hãy giải thích vì sao?

 - Em cho biết Lão Hạc là người ntn?

 

doc10 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 công,con người ích kỉ,sống thiếu sự quan tâm đến những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn,ko bảo vệ quyền lợi cho bọn trẻ trong cùng một cộng đồng.
+ Giá trị nghệ thuật: Sử dụng tài tình nghệ thật tương phản -đối lập để làm tăng sự hấp dẫn của truyện, đan xen mộng tưởng và thực tại -> nhận vật có khát vọng vươn tới hạnh phúc trong c/s. Xây dựng tình huống truyện hấp dẫn.
 * Dặn dò: 	 - Đọc lại văn bản
 . Rút kinh nghiệm:
........
........
Ngày soạn: 21/09/2012
Ngày dạy: 26/09/2012
Tiết 22: Văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM (TT)
 An-đéc-xen
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Biết đọc - hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện.
- Sự thể hiện của tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn An-đéc-xen qua một tác phẩm tiêu biểu.
* TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về "người kể chuyện cổ tích" An-đéc-xen.
- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.
- Lòng thương cảm của tác giả với em bé bất hạnh.
2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau).
- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
3. Thái độ: Giúp các em có tấm lòng bao dung đối với người nghèo.
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: Chuẩn bị nội dung lên lớp.
2. HS: Đọc và tóm tắt tác phẩm ở nhà, trả lời các câu hỏi.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HĐ DH:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Hình ảnh cô bé bán diêm đi trong đêm giao thừa được Tác giả miêu tả ntn? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh của cô bé?-Nêu BPNT nổi bật của trong đoạn?
3.Bài mới
HĐ1: Hình ảnh những em bé đáng thương ấy chúng ta vẫn gặp trên đường phố.Nhà văn Đan mạch đã p/ánh chân thực c/s của một em bé gái đi bán diêm trong đêm giao thừa và em đã chết cóng ngay trong đêm đó.Câu chuyện có diễn biến ntn chúng ta cùng tìm hiểu nội dung....
HĐ2
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY -TRÒ
NỘI DUNG
 *H/S đọc tiếp phần 2.
- Trong cô đơn cô bé đã làm gì?Cô bé quẹt diêm mấy lần? và mơ thấy gì?
+ Quẹt diêm 5 lần (4 lần quẹt 1 que, 1 lần quẹt cả bao)
-Vì sao em bé lại phải quẹt diêm?
+ Để sưởi ấm (vì rét quá)
- Lần quẹt thứ 1 em tưởng tượng thấy gì? Tại sao em lại tưởng tượng ra cảnh đó?
- Lần thứ 2 : qua ảo ảnh ánh lửa, Em mơ thấy gì?
- Vì sao em lại mơ thấy như vậy? Em đang mong muốn diều gì?
-Lần quẹt diêm thứ 3 .Em bé mơ thấy điều gì? Tại sao lại mơ thấy điều đó?
- Qua h/ảnh những ngôi sao vụt bay qua trên bầu trời,em đã nghĩ có ai vừa chết.Tại sao em lại nghĩ như vậy?
-Lần 4 em đã mộng tưởng thấy điều gì?
-Thấy bà, em có thái độ ntn? sao em ko mơ thấy ai khác mà lại mơ thấy bà nội?Trong lúc ấy thực tại ntn? có gì thay đổi ko?
- Lần quẹt diêm thứ 5,em đã mơ thấy gì? mong muốn của em lúc này là gì?
-H/ảnh hai bà cháu bay lên trời có ý nghĩa gì?
* GV Bình: Khi những mộng tưởng biến mất em bé đã quẹt hết bao diêm muốn tìm lại những mộng tưởng đẹp đẽ.Như vậy 5 lần quẹt diêm gắn với 5 mộng tưởng -> chi tiết hay,độc đáo,cũng là sự dẫn dắt đến cái chết của em bé một cách sáng tạo phù hợp với truyện cổ tích và thể hiện tấm lòng thông cảm, nhân ái của tác giả đối với em bé bất hạnh.
- Tgiả xây dựng chi tiết 5 lần quẹt diêm gắn với những mộng tưởng của em bé có ý nghĩa gì?
H/Sinh đọc phần cuối bài
- Tác giả kể và tả hình ảnh em bé chết trong bối cảnh ntn?
+ Buổi sáng lạnh lẽo ấy ,em bé đã chết vì giá lạnh.
-Thái độ của mọi người qua đường ntn?
+ Mọi người lạnh lùng ,thờ ơ ( như hôm trước) chứng kiến cảnh thương tâm này-> họ thật vô cảm,sống thiếu tình cảm,ko biết chia sẻ.
- Qua thái độ của những người qua đường.Em có nhận xét gì về xã hội ở đất nước Đan mạch trong thời của An -Đéc- Xen? Nếu em gặp hoàn cảnh một em bé bán diêm hoăc bán mặt hàng khác thì em sẽ ntn? Nêu gặp cảnh một em bé chết như cô bé bán diêm thì thái độ của em sẽ ntn?
-> H/sinh thảo luận.
-H/ảnh em bé chết đc tác giả mtả ntn?
-Tgiả miêu tả khuôn mặt em: môi đỏ nở nụ cười... có ý nghiã gì?
+ Hạnh phúc vì được đi theo bà nội và thoát cuộc sống thực tại cực khổ,bất hạnh.
-Cho biết thái độ của tác giả đối với em bé và đối với mọi người, đ/với người cha của em ntn?
+ Đối với em bé: Thương cảm,xót xa cho số phận của em.
+ Đối với mọi người trong XH: phê phán thái độ vô cảm thiếu tình thương của họ
+Đ/với cha của em bé: căm giận,lên án, phê phán gay gắt, khinh bỉ...
- Cho biết nguyên nhân cái chết của cô bé?
->H/s thảo luận
+ GV liên hệ thực tế về Nhà nước ta quan tâm chăm sóc trẻ có hoàn cảnh cơ nhỡ...
-Nêu nghệ thuật đặc sắc của TP?
HĐ3: Tổng kết 
h/sinh đọc ghi nhớ
GV hướng dẫn h/s nêu cảm nghĩ về n/vật.
H/S trình bày bằng miệng theo nhận thức 
tại lớp-> ngắn gọn.
2. Cảnh thực tại và những mộng tưởng của cô bé
Những mộng tưởng
Lần 1
-Mơ thấy lò sưởi, ngồi bên lò sưởi vì cần sự ấm áp.
Lần 2
-Bàn ăn, bát đĩa quý, các món ngon thơm phúc, ngỗng quay.mong đc ăn no.
Lần 3
- Cây thông nô- en, nhớ đêm giao thừa có bà và gđ xum họp hạnh phúc, những ngọn nến bay lên biến thành những ngôi sao.
Lần 4
Bà nội mỉm cười,bé nói chuyện với bà
Lần 5
-Cùng bà nắm tay nhau bay lên trời.
 Cảnh thực
-Trời rét ,nhớ đến bán diêm, sợ bị cha mắng, ngón tay cầm diêm cháy nóng bỏng.
- Bức tường dày đặc và lạnh lẽo, tối om, em đang đói khát.
- Bức tường dày đặc, lạnh lẽo, tối om, cô đơn, rét cóng.
- Những ảo ảnh biến mất, trở về với thực tại.
- Em nằm chết trong tư thế hồn nhiên, nở nụ cười hạnh phúc.
- Ý nghĩa: Nhấn mạnh số phận đau thương và niềm khao khát hạnh phúc của cô bé bán diêm.
3.Cái chết của cô bé
- Em bé chết cóng trong khi đói và rét ở xó tường-> thật đáng thương, thật tội nghiệp.
4.Nghệ thuật đặc sắc
- Đối lập – tương phản
- Các chi tiết hấp dẫn, h/ảnh sinh động
- Kết hợp kể + tả + biểu cảm.
- Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, dễ nhớ.
- Tình huống truyện phong phú.
III. Tổng kết 
*Ý nghĩa: Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh 
Ghi nhớ tr.68
IV. Luyện tập
Phát biểu cảm nghĩ của em về cô bé bán diêm 
HĐ4: Củng cố –Dặn dò
* Củng cố: + Gía trị hiện thực: phản ánh xã hội Đan mạch trong thời kì đó là XH bất công,con người ích kỉ,sống thiếu sự quan tâm đến những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn,ko bảo vệ quyền lợi cho bọn trẻ trong cùng một cộng đồng.
+ Gía trị nghệ thuật: Sử dụng tài tình nghệ thật tương phản -đối lập để làm tăng sự hấp dẫn của truyện, đan xen mộng tưởng và thực tại -> nhận vật có khát vọng vươn tới hạnh phúc trong c/s. Xây dựng tình huống truyện hấp dẫn.
+ Gía trị nhân đạo: Tỏ lòng thương cảm trước c/đời số phận của một số em nhỏ có hoàn cảnh éo le-> chia sẻ, động viên.
* Dặn dò: 	 - Đọc lại văn bản
 - Học kĩ bài cũ: Tập tóm tắt văn bản
 	 - Soạn bài mới: Trợ từ ,thán từ.
. Rút kinh nghiệm:
........
........
Ngày soạn: 21/09/2012
Ngày dạy: 27/09/2012
Tiết 23: Tiếng Việt: TRỢ TỪ, THÁN TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu thế nào là trợ từ và thán từ, các loại thán từ.
- Nhận biết và hiểu tác dụng của trợ từ, thán từ trong văn bản.
- Biết dùng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.
*Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:	- Khái niệm trợ từ, thán từ.
	- Đặc điểm và cách dùng trợ từ, thán từ.
2. Kĩ năng:	Dùng trợ từ và thán từ phù hợp trong nói và viết.
3. Thái độ: Ý thức đọc bài, làm bài.
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: Chuẩn bị nội dung lên lớp, bảng phụ, phiếu học tập.
2 . HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HĐ DH
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
? Hãy phân biệt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? Trình bày bài tập 4 sgk/ 59
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 Người Việt Nam trong lời nói hằng ngày thường dùng một số từ ngữ để nhấn mạnh biểu thị sắc thái ý nghĩa lớp từ đó có cấu tạo và chức năng ra sao chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động 3: Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY- TRÒ
NỘI DUNG
GV h/d học sinh đọc ví dụ và làm bài tập mẫu trog sgk
1.Ví dụ
- Nghĩa của các câu dưới đây có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau?
* Khác nhau:
+Câu 1: Thông báo khách quan( thông tin sự kiện).
+ Câu 2 + Câu 3: t/báo khách quan và thông báo chủ quan( thông tin sự kiện và thông tin bộc lộ).
*Giống: cả 3 câu đều thông báo thông tin sự kiện.
- câu 1: t/báo TT sự kiện
- câu 2+3: t/báo TT sự kiện và TT bộc lộ( bộc lộ cảm xúc, đánh giá).
- Nêu tác dụng của những từ ngữ đi kèm?
+ Bày tỏ thái độ ,sự đánh giá đối với sự việc được nói tới Những -> có hàm ý hơi nhiều
 có -> có hàm ý hơi ít
- Thế nào trợ từ?
- Trợ từ gồm những từ nào?
+ Những , có , chính, đích ,ngay...
Bài tập nhanh
-Nói dối là hại chính mình
- Tôi đã gọi đích danh nó ra
- Cậu ko tin ngay cả tôi à?
-Tác dụng là nhấn mạnh đối tượng được nói đến: mình,nó ,tôi.
H/Sinh đọc ghi nhớ tr 69
H/S đọc nội dung ví dụ trong sgk
Các từ này,a,vâng biểu thị điều gì?
+ Câu a- này: gây chú ý với người đối thoại (ông giáo)
-> từ này còn là hô ngữ
+ Câu a: A biểu thị thái độ gì? + Sự tức giận.
+ Câu b:- này: gây sự chú ý đối với người giao tiếp (bà hàng xóm nói với vợ chồng chị Dậu)
-Vâng: thái độ lễ phép với người giao tiếp (Chị Dậu nói với bà hàng xóm)
2. Nhận xét về cách dùng các từ : này ,a,vâng bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng?
+ Các từ: này , a, vâng có thể độc lập tạo thành một câu.
(a).-> câu đặc biệt.
VD: - Con ăn cơm trước đi nhé.
 - Vâng.
VD: - A! Mẹ về rồi.
+ Các từ : này ,a, vâng có thể làm thành phần biệt lập của câu. (d) có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng ở đầu câu.
VD : - này,cậu có nghe tôi nói gì ko?
- Từ việc tìm hiểu ví dụ trên, Em hãy cho biết thán từ là gì?
-Thán từ thường có vị trí gì trong câu?
+ Đứng ở đầu câu, hoặc tách thành một câu đặc biệt.
- Thán từ gồm có mấy loại?
-Thán từ bộc lộ cảm xúc tình cảm thường dùng những từ nào? 
+ a ,ái ,ơ ,ối ,ô hay,than ôi , trời ơi...
- Thán từ gọi đáp thường dùng những từ nào?
+này , ơi, vâng ,dạ, ừ, hả,...
 Hãy lấy ví dụ thêm 
H/S đọc ghi nhớ
GV hướng dẫn h/s làm tập 
Bài 1: H/S thảo luận nhóm và trả lời
Bài 2 học sinh thảo luận và trình bày -> gv + h/s nhận xét. Giải thích các trợ từ/
a, Lấy: nghĩa là ko có một lá thư

File đính kèm:

  • docTuan 6.doc
Giáo án liên quan