Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Tuần 12 - TIết 41 đến tiết 45

I. Mức độ cần đạt

1. Kiến thức: Kiểm tra và củng cố kiến thức của học sinh về các tác phẩm đọc văn phần truyện kí hiện đại Việt Nam và các tác phẩm văn học nước ngoài đã học.

2. Kĩ năng: Rèn luyện và củng cố các kĩ năng khái quát, tổng hợp, phân tích, so sánh, viết đoạn văn.

3. Thái độ: Làm bài nghiêm túc, trung thực.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Đề cương, ma trận, đề kiểm tra và đáp án biểu điểm.

- Học sinh: Ôn tập các tác phẩm truyện kí Việt Nam và các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình. Cac dụng cụ làm bài.

III. Các bước lên lớp

1. Ổn định lớp

2. Tiến hành kiểm tra

- Giáo viên phát đề (Có đề kèm theo)

- Học sinh làm bài.

- Lưu ý:+ Đọc kĩ yêu cầu của đề,

 + Làm bài nghiêm túc, không quay cóp,

 + Nộp bài đúng thời gian qui định.

4. Dặn dò: Soạn bài Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

 

doc13 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Tuần 12 - TIết 41 đến tiết 45, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong các câu sau?
a. Tôi là một học sinh.
b. Dòng suối này nước rất trong.
c. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
Hs. Thảo luận, tìm các cụm C- V:
a. CN: Tôi, VN: một học sinh.
b. CN: Dòng suối này, VN: nước rất trong.
c. - CN: cảnh vật... tôi, VN: đều thay đổi,
 - CN: vì chính lòng tôi, VN: đang có sự...
 - CN: Tôi, VN: đi học.
Gv. Phân tích cấu tạo của câu có hai cụm C- V trở lên?
Hs.- Câu b. Cụm C- V nhỏ nằm trong cụm chủ vị lớn (VN là một cụm C-V) -> Câu mở rộng thành phần.
 - Mỗi vế câu là một cụm C- V riêng biệt.
Gv. Hướng dẫn học sinh trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng theo mẫu sau?
Hs. Thực hiện
Kiểu cấu tạo câu
Câu cụ thể
Câu có một cum C- V
a. Tôi là học sinh.
Câu có hai hoặc nhiều cụm C- V
Cụm C - V nhỏ nằm trong cụm C- V lớn
b. Dòng suối này nước rất trong.
Các cụm C-V không bao chứa nhau
c. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi,.... Tôi đi học.
Gv. Hãy xác định trong những câu trên, câu nào là câu đơn, câu nào là câu câu ghép? Thế nào là câu ghép?
Hs. - Câu a là câu đơn, câu c là câu ghép.
 - Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành.
Hoạt động 2. Tìm hiểu các cách nối của câu ghép.
Gv. Hướng dẫn học sinh tìm các câu ghép trong ngữ liệu sgk trang 111.
Hs. Thảo luận, phát hiện.
Gv. Xác định cách nối các vế trong câu ghép?
Hs. Thảo luận, trả lời.
Hs. Hãy cho thêm ví dụ và cho biết cách nối các vế trong câu ghép.
Hs. Cho ví dụ và nêu lên các cách nối các vế của câu ghép.
Hoạt động 3. Luyện tập
Gv. Hướng dẫn học sinh đọc các bài tập, thảo luận và thực hiện theo yêu cầu.
Hs. Đọc, thảo luận, thực hiện theo yêu cầu của bài tập.
I. Đặc điểm của câu ghép
 Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C- V không bao chứa nhau tạo thành. mỗi cụm C- V này được gọi là một vế câu.
II. Cách nối các vế của câu ghép
 Có hai cách nối các vế câu:
- Dùng những từ có tác dụng nối. cụ thể:
+ Nối bằng một quan hệ từ;
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ;
+ Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).
- Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
III. Luyện tập
BT1. Tìm các câu ghép và xác định cách nối các vế của các câu ghép?
a.- U van Dần, u lạy Dần!: nối bằng dấu phẩy. 
- Sáng nay người ta đánh trói thầy dần như thế, Dần có thương không?: nối bằng dấu phẩy.
b.- Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.: nối bằng dấu phẩy.
 - Giá như những cổ tục .... mẫu gỗ, tôi quyết vồ ngay mà cắn... mới thôi: nối bằng dấu phẩy.
c. Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: Lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi cay cay.: nối bằng dấu hai chấm, dấu phẩy.
d. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá.: nối bằng quan hệ từ "bởi vì".
BT2. Đặt câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ (vì... nên, nếu.... thì, tuy...nhưng, không những...... mà).
 (HS tự đặt câu).
BT3. Chuyển những câu ghép vùa đặt thành những câu ghép mới theo hai cách;
a. Bỏ bớt một quan hệ từ,
b. Đảo lại trật tự các vế câu.
 (HS tự thực hiện, GV nhận xét)
BT4. Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng dưới đây (... vừa... đã; đâu... đấy; ... càng..... càng....)
 (HS tự thực hiện)
BT5. Viết đoạn văn (HS tự thực hiện
4. Cũng cố: - Đặc điểm của câu ghép? Cho ví dụ?
 - Nêu các cách nối các vế của câu ghép?
5. Dặn dò:- Nắm kĩ nội dung bài học.
 - Làm lại các bài tập vào vở bài tập.
 - Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh.
 Ngày soạn: 03/11/2014
Ngày dạy: 07/11/2014
 Tiết 44 Làm văn TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mức độ cần đạt
 Nắm được vai trò, tác dụng, đặc điểm của văn bản thuyết minh.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
- Ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.
- Yêu cầu của văn bản thuyết minh về (nội dung, ngôn ngữ...)
2. Kĩ năng
- Nhận biết văn bản thuyết minh; phân biệt văn thuyết minh với các văn bản đã học trước đó.
- Trình bày các tri thức có tính khách quan, khoa học thông qua những tri thức của môn Ngữ văn và các môn học khác.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài soạn của học sinh
3. Bài mới 
 Khác với các văn bản tự sự và miêu tả, biểu cảm, .... văn bản thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan, giúp con người hiểu được đặc trưng, tính chất,... của sự vật hiện tượng. Văn bản thuyết minh gắn với tư duy khoa học, vì vậy đồi hỏi sự chính xác rạch ròi. Muốn làm được văn bản thuyết minh phải tiến hành điều tra, nghiên cứu,... mới làm được.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Ghi chú
Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò và đặc điểm của văn bản thuyết minh.
Gv. Hướng dẫn học sinh đọc các ngữ liệu sgk, thảo luận và trả lời các câu hỏi. 
Hs. Đọc, thảo luận và trả lời.
Gv. Mỗi văn bản trên, tác giả trinhg bày, giới thiệu, giải thích vấn đề gì?
Hs. Thảo luận, trả lời:
a. Trình bày lợi ích của cây dừa.
b. Giải thích tác dụng của chất diệp lục.
c. Giới thiệu về Huế.
Gv. Em thường gặp các loại văn bản ấy ở đâu?
Hs. Thường gặp các văn bản này trong các văn bản khoa học, trong thực tế đời sống khia cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng, sự vật, hiện tượng,...
Gv. Hãy kể tên một vài văn bản cùng loại mà em biết? Hs. Thảo luận, trả lời.
Gv. Từ các câu hỏi trên, em hãy cho biết vai trò của văn bản thuyết minh?
Hs. Thảo luận, trả lời.
Gv. Các văn bản trên có thể xem là tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận không? Vì sao?
Hs. Các văn bản trên không thể xem là tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. Vì các văn bản trên không nhằm để kể, tả, bày tỏ cảm xúc và trình bày ý kiến của mình. Mà các văn bản trên nhằm cung cấp cho người đọc sự hiểu biết về tri thức khoa học khách quan về đối tượng. 
Gv. Các văn bản trên có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng?
Hs. Trình bày đặc điểm về đối tượng, không sử dụng hư cấu, tưởng tượng và không bộc lộ cảm xúc của quan của người viết.
Gv. Các văn bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào?
Hs. Phương thức trình bày, giải thích, giới thiệu,...
Gv. Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì?
Hs. Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
Gv. Từ các nội dung trên, em hãy cho biết thế nào là văn bản thuyết minh và chúng có đặc điểm tiêu biểu nào?
Hs. Thảo luận, trả lời.
Hoạt động 2. Luyện tập
Gv. Hướng dẫn học sinh đọc các bài tập và thảo luận, trả lời theo yêu cầu của bài tập.
Hs. Đọc, thảo luận, trả lời.
I. Vai trò và đặc điểm của văn bản thuyết minh
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống của con người
 Phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh trong đời sống là rất thông dụng và phổ biến.
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
- Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Tác dụng: giúp người đọc hiểu về các sự vật, hiện tượng trong đời sống.
- Tính chất: khách quan, chân thực, hữu ích.
- Ngôn ngữ: trong sáng, rõ ràng.
II. Luyện tập
BT1. Xác định cả hai văn bản đều là văn bản thuyết minh. Vì:
a. Cung cấp tri thức lịch sử về cuộc khỡi nghĩa Nông Văn Vân (1833- 1835)
b. Cung cấp tri thức sinh học về con giun đất.
BT2. Nhận xét văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 là một văn bnar nhật dụng sử dụng phương pháp nghị luận và thuyết minh (tác hại của bao bì ni- lông).
4. Củng cố: Thế nào là văn bản thuyết minh? Đặc điểm chung của kiểu văn bản này là gì? Hãy kể tên một số văn bản thuyết minh mà em biết?
5. Dặn dò: - Nắm kĩ nội dung bài học.
 - Tìm một số văn bản thuyết minh mà em đã học trong chương trình sgk.
 - Soạn bài Ôn dịch thuốc lá.
Ngày soạn: 04/11/2014
Ngày dạy: 07/11/22014
 Tiết 45 - 46 Tiếng Việt ÔN DỊCH THUỐC LÁ
I. Mức độ cần đạt
- Biết cách đọc- hiểu, nắm bắt các vấn đề xã hội trong một văn bản nhật dụng.
- Có thái độ quyết tâm phòng chống thuốc lá.
- Thấy được sức thuyết phục bởi sự kết hợp chặt chẽ phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện tệ nạn thuốc lá đối với sức khỏe con người và đạo đức xã hội.
- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
- Tích hợp với phần tập làm văn để tập viết bài tập làm văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 Trong văn bản "Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000", tác giả đã kêu gọi về vấn đề gì? Vấn đề ấy có tầm quan trọng như thế nào?
3. Bài mới
 Hút thuốc lá là một thói quen khó lòng mà bỏ được. Như chúng ta đã biết, hút thuốc lá không những tốn tiền mà còn đem lại rất nhiều hậu quả to lớn, tai họa không thể nào lườn hết được. Bài học trong tiết hôm nay chính là tiếng còi báo động gióng lên rất kịp thời.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Ghi chú
Hoạt động 1. Tìm hiểu chung
Gv. Đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc. Tìm hiểu về kiểu văn bản, phương thức biểu đạt và bố cục của văn bản.
Hs. Đọc, thảo luận, trả lời các yêu cầu trên. Bố cục có 3 phần:
- Từ dầu.... AIDS: Thông báo về nạn dịch thuốc lá.
- Tiếp ...... con đường phạm pháp: Tác hại của thuốc lá.
- Còn lại: Kiến nghị chống thuốc lá.
Hoạt động 2. Tìm hiểu chi tiết
Gv. Giải thích tiêu đề văn bản? Dấu phẩy đặt ở đây có tác dụng gì?
Hs. Ôn dịch: chỉ dịch thuốc lá; Tỏ thái độ nguyền rũa, tẩy chay dịch bệnh này.
Gv. Hướng dẫn học sinh đọc đoạn 1.
Gv. Trong đoạn mở đầu này, tác giả đã thông báo những thông tin nào?
Hs. Có những ôn dịch mới xuất hiện ở cuối thế kỉ này, đặc biệt là nạn AIDS và ôn dịch thuốc lá.
Gv. Để nhấn mạnh về tác hại của ôn dịch thuốc lá, tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Và tác dụng như thế nào?
Hs. Nghệ thuật so sánh.
Gv. Hướng dẫn học sinh đọc đoạn 2.
Gv. Mở đầu đoạn 2, tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo nhằm mục đích gì?
Hs. Để nhấn mạnh, gây ấn tượng mạnh, sử dụng phép so sánh, dẫn chứng cả quân sự, y học

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 8 Tuan 12 Tiet 42 45.doc
Giáo án liên quan