Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 48: Thành ngữ

A - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu thế nào là thành ngữ.

- Nhận biết thành ngữ trong văn bản; hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ trong vbản.

- Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ.

B - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức: - Khái niệm thành ngữ.

 - Nghĩa của thành ngữ.

- Chức năng của thành ngữ trong câu.

- Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.

2. Kĩ năng: - Nhận biết thành ngữ.

 - Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.

3. Thái độ: Tăng thêm vốn từ ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1.Ổn định lớp

 2.Kiểm tra: Đặt câu có từ đồng âm? Vì sao em biết đó là từ đồng âm?

 

doc4 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 876 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 48: Thành ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 48 Ngày 9/11/2014
THÀNH NGỮ
A - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là thành ngữ.
- Nhận biết thành ngữ trong văn bản; hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ trong vbản.
- Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ.
B - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức: - Khái niệm thành ngữ. 
 - Nghĩa của thành ngữ.
- Chức năng của thành ngữ trong câu.
- Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.
2. Kĩ năng: - Nhận biết thành ngữ.
 - Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
3. Thái độ: Tăng thêm vốn từ ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra: Đặt câu có từ đồng âm? Vì sao em biết đó là từ đồng âm?
 3.Bài mới: 
 HĐ1 - Giới thiệu bài.
 Trong tiếng Việt có 1 khối lượng khá lớn thành ngữ. Có 1 số thành ngữ được hình thành trên những câu chuyện dân gian, câu chuyện lịch sử (điển tích) rất thú vị. Giờ học hôm nay chúng ta đi tìm hiểu về thành ngữ.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
 HĐ2
+ Hs đọc câu ca dao - Chú ý cụm từ “lên thác xuống ghềnh”.
- Em có nhận xét gì về cấu tạo của cụm từ “lên thác, xuống ghềnh” trong câu ca dao Sgk/143 ?
- Em hãy thử thay 1 vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác? VD như:
 + Vượt thác qua ghềnh
 + Leo thác lội ghềnh
 + Lên núi xuống ghềnh
 - Có thể chêm xen (thêm) một vài từ khác vào trong cụm từ được không? Ví dụ:
 + Lên trên thác xuống dưới ghềnh
 + Lên thác cao xuống ghềnh sâu
 - Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được không? Ví dụ:
 + Xuống ghềnh lên thác
 + Lên xuống ghềnh thác.
- Qua ví dụ 1, em rút ra nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh ?
GV: Lên thác xuống ghềnh là 1 cụm từ cố định - là thành ngữ. 
- Vậy, thành ngữ có cấu tạo như thế nào ?
- Cho biết nghĩa của các thành ngữ ở VD2? 
- So sánh các thành ngữ trong VD2 về các từ, về nghĩa?
 -> Nghĩa của các thành ngữ trên đều có ý chê kẻ không yên tâm trong công việc mà mình đang làm, chỉ muốn chuyển sang công việc khác vì tưởng là có lợi hơn.
- Qua các VD2, em rút ra nhận xét gì về tính cố định của thành ngữ ? 
GV: Quay trở lại cụm từ lên thác xuống ghềnh
Hãy cho biết thành ngữ này có ý nghĩa gì? Để hiểu nghĩa của thành ngữ này thì ta phải hiểu nghĩa của từng yếu tố trong thành ngữ. 
- Em hiểu thác là nơi ntn? Địa thế ra sao?(h/ả thác)
(Thác là chỗ dòng nước chảy vượt qua 1 vách đá cao nằm chắn ngang lòng sông lòng suối). 
- Em hiểu thế nào là ghềnh? Địa thế nơi đây ra sao? (h/ả ghềnh)
(Ghềnh là chỗ dòng sông, dòng suối bị thu hẹp và nông có đá lởm chởm nằm chắn ngang làm dòng nước dồn lại và chảy xiết.)
GV: Thác và ghềnh đều là địa hình rất khó khăn, nguy hiểm đối với người đi lại trên sông nước: vừa vất vả lên ngọn thác thì lại gặp ngay cái ghềnh nguy hiểm phải vượt qua.
- Vậy, thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” có mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào? Nghĩa 1 hiểu được bắt nguồn từ đâu? Nghĩa 2 được hiểu thông qua phép tu từ nào?
- Hả Quả địa cầu và cụm từ “Năm châu bốn biển”, cho biết: 
 Nghĩa của thành ngữ này là gì? 
 Nghĩa của thành ngữ này được bắt nguồn từ đâu?
(Bắt nguồn từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó)
- Hả chớp và cụm từ “Nhanh như chớp” 
Em hiểu nhanh như chớp có nghĩa là gì ? 
Trong thành ngữ này có sử dụng biện pháp tu từ nào?
- Qua các ví dụ, em hiểu nghĩa của thành ngữ được hiểu như thế nào ?
 + Hs đọc ghi nhớ
GV lưu ý: Trong vốn thành ngữ tiếng Việt có 1 khối lượng không nhỏ các thành ngữ Hán Việt. Thành ngữ Hán Việt thường có 4 tiếng, được cấu tạo bằng cac các từ Hán Việt. Ví dụ: Khẩu phật tâm xà, Thâm căn cố đế, Bán tín bán nghi, 
- Chúng ta đã học về từ H-V. Muốn hiểu nghĩa của từ H-V ta phải làm gì? 
- Cho biết nghĩa của từng yếu tố trong thành ngữ “khẩu phật tâm xà” ?
- Vậy, muốn hiểu nghĩa của các thành ngữ Hán Việt này ta phải làm thế nào? 
GV: Vậy sử dụng các thành ngữ này như thế nào? Chúng ta chuyển sang phần II. 
HĐ3
+ Hs đọc ví dụ?
- Xác định chức vụ ngữ pháp của 3 thành ngữ: Bảy nổi ba chìm, tôn sư trọng đạo, tắt lửa tối đèn ?
- Qua VD cho biết thành ngữ thường giữ chức vụ gì trong câu ?
- So sánh hai cách nói sau, cách nói nào ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao?
(h/ả) .
- Qua VD, cho biết giá trị của thành ngữ? 
GV: Ngắn gọn, hàm súc là lời ít mà ý nhiều. Tính hình tượng cao là lời nói sinh động, gây ấn tượng mạnh mẽ, tăng thêm hiệu quả giao tiếp. Vì vậy mà TN được dùng nhiều trong giao tiếp, thơ và văn.
- Hs đọc ghi nhớ.
Lưu ý: Tránh nhầm lẫn tục ngữ với thành ngữ.
HĐ4
- Tìm nhanh thành ngữ trong 2 bài thơ.
- Hs làm bài tập: 1, 2,3 – Sgk / 145.
- Hs đọc yêu cầu các bài tập và làm bài.
1- Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu trên ?
- Dựa vào các truyện truyền thuyết, ngụ ngôn đã học, hãy giải nghĩa các thành ngữ: Con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi ?
- Cho HS chơi trò chơi “Tìm nhanh thành ngữ” theo nhóm. (3 nhóm). TG: 2 phút. Hình thức lên bảng viết nối tiếp các thành ngữ mình biết (không được lặp lại).
I. Thế nào là thành ngữ?
VD1: Cấu tạo của cụm từ: lên thác xuống ghềnh
-> Không thể thay 1 vài từ trong cụm từ này được 
-> Không thể chêm xen một số từ khác vào trong cụm từ 
-> Không thay đổi vị trí các từ trong cụm từ được 
=> Lên thác xuống ghềnh là 1 cụm từ có cấu tạo cố định : chặt chẽ về thứ tự và nội dung ý nghĩa.
à Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định và biểu thị 1 ý nghĩa hoàn chỉnh.
 VD2:
+ Đứng núi này trông núi nọ:
+ Đứng núi này trông núi kia.
+ Đứng núi này trông núi khác.
à Thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng tính cố định chỉ là tương đối, vẫn có những biến đổi nhất định.
VD3: Nghĩa của thành ngữ:
 a. Lên thác xuống ghềnh:
+ Nghĩa 1: Nói về sự vất vả khi điều khiển thuyền bè đi lại ở 2 địa thế hết sức khó khăn nguy hiểm -> Nghĩa đen.
+ Nghĩa 2: Chỉ sự gian lao vất vả, khó khăn nguy hiểm (thông qua phép ẩn dụ) -> Nghĩa chuyển (nghĩa bóng)
b. Năm châu bốn biển: Khắp thế giới có 5 châu lục (châu Á, Âu, Phi, Mĩ, Châu Đai dương) và 4 đại dương (4 biển: Bắc băng dương, Đại tây dương, Ấn độ dương và Thái bình dương) 
-> Nghĩa đen.
c. Nhanh như chớp: Rất nhanh, chỉ trong khoảnh khắc như ánh chớp loé lên rồi tắt ngay.(Chớp có tốc độ rất cao như tốc độ của ánh sáng 300.000 km/s) -> So sánh. 
 Ghi nhớ 1 - Sgk / 144 
VD4: Thàmh ngữ Hán Việt: Khẩu phật tâm xà:
 Khẩu: miệng; Phật: ông Phật.
Tâm: lòng; Xà: rắn
=> Miệng nói từ bi, thương người mà lòng thì nham hiểm, độc địa.
à Muốn hiểu nghĩa của thành ngữ H-V thì phải hiểu nghĩa của từng yếu tố tạo nên thành ngữ H-V đó.
II- Sử dụng thành ngữ:
VD:
- Bảy nổi ba chìm -> Vị ngữ
- tắt lửa tối đèn -> Phụ ngữ 
- Tôn sư trọng đạo -> Chủ ngữ 
à Làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, 
à Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
Ghi nhớ 2 - Sgk / 144
II- Luyện tập:
Bài 1 (145):
a- Sơn hào hải vị, nem công chả phượng: Món ăn ở trên núi, dưới biển, quí hiếm sang trọng.
b- Khoẻ như voi: rất khoẻ 
-> Cách nói phóng đại- nói quá.
- Tứ cố vô thân: sống đơn độc, không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa.
c- Da mồi tóc sương: chỉ người già, da có nhiều nốt màu nâu, đen như đồi mồi, tóc bạc như sương.
Bài 2 (145): 
- Con Rồng cháu Tiên: chỉ dòng dõi cao quí.
- Ếch ngồi đáy giếng: chỉ sự hiểu biết hạn hẹp, nông cạn.
- Thầy bói xem voi: chỉ sự nhận thức phiến diện, chỉ thấy bộ phận mà không thấy toàn thể.
Bài 3 (145): 
GV hướng dẫn hs làm bài tập.
4. Củng cố : 
 - Thế nào là thành ngữ ? Thành ngữ giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?
 - Nêu tác dụng của việc sử dụng thành ngữ ? (Sơ đồ).
5. Hướng dẫn học bài :
 - Tìm một vài thành ngữ và cho biết nội dung
 - Vế nhà học thuộc ghi nhớ, làm bài tâp. Còn lại.
 - Sưu tầm ít nhất 10 thành ngữ và cho biết nghĩa.
 - Chuẩn bị bài “Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học”.
-----------------------------------------

File đính kèm:

  • docBai 12 Thanh ngu.doc
Giáo án liên quan