Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873. - Tiết 36

I. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức.

HS nhận thức được:

Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam; âm mưu xâm lược của chúng.

Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp: tấn công Đà Nẵng và sự thất bại của chúng; tấn công Gia Định, mở rộng đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kì Phong trào kháng chiến của nhân dân ta trong những năm đầu TD Pháp tiến thành xâm lược, thái độ hèn nhát bạc nhược của triều đình trong việc chống lại Pháp.

2.Kĩ năng:

kĩ năng sử dụng bản đồ, khai thác tranh ảnh, biết so sánh nhận xét sự kiện lịch sử.

3.Thái độ:

-HS thấy rõ bản chất tham lam tàn bạo của TDP

Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.

II: Chuẩn bị:

1.Giáo viên: sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng

Bản đồ chiến sự Đà Nẵng - Gia Định. Một số tranh ảnh, bảng phụ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2156 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873. - Tiết 36, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/1/11
Ngày giảng: 8c: 13/1/11
Phần hai: Lịch sử việt nam từ năm 1958 đến năm 1918
Chương I: Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp
từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX.
Bài 24
Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873.
Tiết 36
I. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
I. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức. 
HS nhận thức được:
Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam; âm mưu xâm lược của chúng.
Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp: tấn công Đà Nẵng và sự thất bại của chúng; tấn công Gia Định, mở rộng đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kì Phong trào kháng chiến của nhân dân ta trong những năm đầu TD Pháp tiến thành xâm lược, thái độ hèn nhát bạc nhược của triều đình trong việc chống lại Pháp.
2.Kĩ năng: 
kĩ năng sử dụng bản đồ, khai thác tranh ảnh, biết so sánh nhận xét sự kiện lịch sử.
3.Thái độ: 
-HS thấy rõ bản chất tham lam tàn bạo của TDP
Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.
II: Chuẩn bị:
1.Giáo viên: sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng
Bản đồ chiến sự Đà Nẵng - Gia Định. Một số tranh ảnh, bảng phụ.
2.Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
III. Phương pháp: Đàm thoại, phân tích, nêu vấn đề. Sử dụng đồ dùng trực quan, tường thuật, KT“ khăn trải bàn”.
IV. Tổ chức dạy học.
1.ổn định: 8c: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ. (4’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Giới thiệu bài. (1’)
GV nêu vài nét về tình hình xã hội Việt Nam trước năm 1858, sau đó nhấn mạnh ở đầu thế kỉ XX, nhà Nguyễn còn tồn tại với tư cách là một nhà nước độc lập có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Trong khi đó ở các nước xung quanh nạn bành trướng của chủ nghĩa thực dân phương Tây đang lan tràn. thực dân Pháp đang lợi dụng các mối quan hệ từ trước để chuẩn bị xâm lược nước ta. Vậy quá trình Pháp xâm lược Việt Nam như thế nào và cuộc kháng chiến của nhân ta chống Pháp diễn ra như thế nào, ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1. Tìm hiểu Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859.
Mục tiêu: Hiểu được hiểu Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859.
Thời gian: 19’ 
GV khái quát về cuộc khủng hoảng suy vong của chế độ PK triều Nguyễn đầu thế kỉ XIX - triều đại PK cuối cùng trong lịch sử VN và âm mưu xâm lược VN của TDP, nhất là từ khi bị Anh gạt khỏi ấn Độ (1882). Để thực hiện ý đồ xâm lược của mình TDP đã sử dụng các phần tử công giáo đi trước một bước.
GV gợi ý HS nhớ lại kiến thức phần lịch sử thế giới Cận đại. HS theo dõi sgk và cho biết tại sao thực dân Pháp xâm lược VN?
GV treo lược đồ hướng dẫn HS quan sát, xác định vị trí Đà Nẵng. (Tích hợp GDMT)
GV nêu vấn đề: Tại sao Pháp lại chọn Đà Nẵng là nơi tấn công đầu tiên?
HS trả lời. GV nhận xét, kết luận.
Vì âm mưu chiến lược của Pháp là thực hiện kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh", chúng thấy Đà Nẵng là nơi có thể thực hiện được ý đồ này vì Đà Nẵng cách Huế 100km về phía Đông Nam, cảng Đà Nẵng sâu, kín gió tàu chiến của Pháp có thể hoạt động được. Cùng với hậu phương Quảng Nam( giàu có đông dân) Pháp có thể thực hiện được khẩu hiệu "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" và chúng trông chờ vào sự ủng hộ của giáo dân vùng này mà bọn gián điệp đội lốt giáo sĩ đã báo là giáo dân vùng này hoạt động khá mạnh. Cho nên âm mưu của chúng là sau khi chiếm được Đà Nẵng sẽ vượt đèo Hải Vân đánh thốc lên Huế, buộc triều đình Huế phải đầu hàng kết thúc chiến tranh.
- Sáng 1.9 quân Pháp gửi tối hậu thư cho quan trấn thủ Trần Hoàng yêu cầu nộp thành không điều kiện và phải trả lời trong vòng 2 tiếng. Nhưng chưa đến giờ hẹn chúng đã nã đạn đại bác như mưa vào các đồn lũy của quân ta.
- Nguyễn Tri Phương được cử làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng, ông đã áp dụng kế hoạch gồm hai điểm: triệt để sơ tán, làm "vườn không nhà trống"; xây dựng phòng tuyến cản giặc từ Hải Châu (chân đèo Hải Vân) đến Thạch Giản dài hơn 4km. Được sự ủng hộ và phối hợp chiến đấu của nhân dân Nguyễn Tri Phương tạm thời ngăn chặn được quân Pháp không cho chúng tiến sâu vào đất liền.
- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về tình hình chiến sự ở Đà Nẵng trong năm 1858?
HS nhận xét. GV kết luận.
Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bước đầu đã bị thất bại.
Hoạt động 2. Tìm hiểu Chiến sự ở Gia Định
Mục tiêu: Hiểu được Chiến sự ở Gia Định
Thời gian: 20’
GV nêu rõ: 2. 1859, Pháp chuyển hướng tấn công, chúng chỉ để lại 1 lực lượng nhỏ để giữ bán đảo Sơn Trà, còn đại quân kéo vào đánh chiếm Gia Định.
GV treo lược đồ giới thiệu thành Gia Định, vị trí địa lí của Gia Định (Tích hợp GDMT)
HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật dạy học "Khăn trải bàn" (5p): Vì sao Pháp lại đem quân vào chiếm Gia Định?
HS thảo luận và báo cáo kết quả. 
GV nhận xét kết quả của nhóm 1, 2.
KL: vì Pháp gặp nhiều khó khăn: không hợp khí hậu, thiếu thuốc men, lương thực thực phẩm; tình trạng "tiến thoái lưỡng nan"-> Pháp chuyển hướng tấn công.
Ngoài ra còn nhằm 3 mục tiêu: chiếm vựa lúa Nam Bộ, cắt nguồn lương thực của triều đình Huế; đi trước Anh một bước trong việc làm chủ các cảng biển ở miền Nam; chuẩn bị chiếm Cao Miên dò đường sang miền Nam Trung Quốc.
- GV giới thiệu qua về thành Gia Định: có từ thời Nguyễn ánh, là thành lớn nhất ở Nam Kì, được xây dựng theo kiểu Vô-băng, hình chữ nhật mỗi chiều dài gần 500m, sức chứa tới 1 vạn quân, trong thành có nhiều lương thảo khí giới, xưởng đóng tàu, dinh thự, kho hầm.
 Trước sức tấn công mạnh mẽ của địch trấn thủ thành là Vũ Duy Ninh ra lệnh rút quân, một số quan lại tự sát , một số bỏ chạy về Vĩnh Long. Tuy chiếm được chưa đầy một buổi sáng nhưng quân Pháp đã không thể giữ nổi thành trước phong trào kháng chiến của nhân dân ta. 
GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp xâm lược của triều đình Huế? ( thái độ hèn nhát, bạc nhược không kiên quyết chống giặc, không nắm được thời cơ để hành động.)
GV phân tích: 4. 1859 Pháp vướng phải cuộc chiến tranh với áo trên đất Italia nên không thể tiếp viện nhiều cho quân đội xâm lược VN, mâu thuẫn giữa Anh và Pháp cũng trở nên căng thẳng. trong tình hình đó Pháp đã tìm cách nghị hòa với VN, nhưng cả hai lần nghị hòa không thành do thái độ cố chấp của triều đình Huế. Cuối tháng 3.1860 quân Pháp bỏ Đà Nẵng rút toàn bộ lực lượng vào Gia Định. Tháng 7. 1860 phần lớn quân Pháp ở Gia Định bị điều động sang chiến trường Hoa Bắc chỉ để lại 1000 tên trải ra trên một phòng tuyến khoảng 10km đối diện với đại quân của Nguyễn Tri Phương. Còn Tôn Thất Cáp đang ra sức xây dựng phòng tuyến Chí Hòa.
-> thái độ này của các tướng lĩnh và sách lược "thủ để hòa" của triều đình Huế đã không đuổi được quân giặc cho dù lực lượng của chúng rất mỏng. Sau Hiệp ước Bắc Kinh được kí kết 25.10.1860 Pháp đem toàn bộ hải quân ở Viễn Đông về Gia Định.
GV sử dụng kênh hình 84 SGK mô tả quân Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa.
GV cung cấp thông tin sự kiện triều đình kí với Pháp Hiệp ước 1862.
GV gọi HS đọc nội dung Hiệp ước và tóm tắt nội dung cơ bản của Hiệp ước.
GV nêu câu hỏi: Tại sao triều đình lại kí kết Hiệp ước? Hiệp ước 1862 đã vi phạm chủ quyền nước ta như thế nào? Tác động như thế nào tới cuộc kháng chiến của dân tộc ta?
HS trả lời theo sự gợi ý của GV.
GV KL: triều đình nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp, dòng họ, để rảnh tay ở phía Nam để đối phó với phong trào nông dân ở phía Bắc.
Hiệp ước đã vi phạm chủ quyền dân tộc là cắt đất cho giặc...càng làm cho phong trào kháng chiến của nhân dân càng dâng cao mạnh mẽ hơn để chống lại kẻ cướp nước nước và bán nước.
=> Việc kí kết Hiệp ước Nhâm Tuất là biểu hiện cho hành động của nhà Nguyễn từng bước trượt dài trên con đường đầu hàng Pháp xâm lược.
1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859.
a) Nguyên nhân
* Nguyên nhân sâu xa: 
 Bản chất tham lam tàn bạo của chủ nghĩa thực dân (giành giật thị trường, tìm kiếm nguồn nguyên liệu và nhân công rẻ mạt).
* Nguyên nhân trực tiếp: 
- TD Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô.
- Triều đình nhà Nguyễn suy yếu .
b) Diễn biến chiến sự ở Đà Nẵng.
- 31.8.1858, Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng.
- 1.9.1858, Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
- Nguyễn Tri Phương cùng ND đã anh dũng chống trả.
c) Kết quả
Sau 5 tháng tấn công, pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
2. Chiến sự ở Gia Định
-17.2.1859, Pháp tấn công thành Gia Định.
-Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.
- Nhân dân tự động nổi lên đánh giặc khiến cho giặc khốn đốn.
-Ngày 24.2.1861, Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa.
-Sau 2 ngày Đại đồn thất thủ.
-Pháp thừa thắng chiếm Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
*5.6.1862, triều đình kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
- Nội dung : SGK/116.
4.Củng cố (2’)
*Bài tập: Thực dân Pháp thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào?
 - Pháp với bản chất tham lam tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, đầu thế kỉ XX tăng cường xâm lược thuộc địa trong đó có Việt Nam. Để thực hiện được âm mưu Pháp đã thực hiện chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh", mở đầu tấn công Đà Nẵng -> đánh thẳng vào Huế buộc triều đình Nguyễn phải đầu hàng kết thúc chiến tranh.
5. Hướng dẫn học bài (1’)
- Bài cũ: đọc lại vở ghi, SGK kết hợp với nội dung bài ghi để trả lời câu hỏi cuối bài.
- Bài mới: đọc và nghiên cứu phần II.
+ Xác định trên bản đồ những địa điểm diễn ra khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Kì.
+ Tìm đọc bài thơ của Nguyễn Đình Chiểu nói về cuộc kháng chiến chống Pháp.

File đính kèm:

  • docsu 8 t 36.doc
Giáo án liên quan