Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 11: Amoniac và muối amoni

I/ Mục tiêu bài học:

1. vế kiến thức:

 - Học sinh hiểu được: Tính chất hóa học của amoniac và muối amoni. Vai trò của amoniac và muối amoni trong đơi sống và trong kĩ thuật.

 - Học sinh biết: Phương pháp điều chế amoniac trong công gnhiệp và trong phòng thí nghiệm.

2. Về kĩ năng:

 - Dựa vào cấu tạo phân tử để giải thích tính chất vật lý, tính chất hóa học của amoniac và muối amoni.

 - Vận dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng để giải thích các điều kiện kỳ thuật trong sản xuất amoniac.

 - Viết phương trình trao đổi ion và lập luận logic.

II/ Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Dụng cụ và hóa chất phát hiện tính tan của NH3; dung dịch NH4Cl, dung dịch NaOH; dung dịch AgNO3, Dung dịch CuSO4.

2. Học sinh: xem trước bài trong sách giáo khoa.

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 11: Amoniac và muối amoni, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/10/2007
Tiết: 16, 17
Tuần: 08
Bài 11: AMONIAC VÀ MUỐI AMONI 
I/ Mục tiêu bài học:
1. vế kiến thức: 
 - Học sinh hiểu được: Tính chất hóa học của amoniac và muối amoni. Vai trò của amoniac và muối amoni trong đơi sống và trong kĩ thuật.
 - Học sinh biết: Phương pháp điều chế amoniac trong công gnhiệp và trong phòng thí nghiệm.
2. Về kĩ năng:
 - Dựa vào cấu tạo phân tử để giải thích tính chất vật lý, tính chất hóa học của amoniac và muối amoni.
 - Vận dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng để giải thích các điều kiện kỳ thuật trong sản xuất amoniac.
 - Viết phương trình trao đổi ion và lập luận logic.
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Dụng cụ và hóa chất phát hiện tính tan của NH3; dung dịch NH4Cl, dung dịch NaOH; dung dịch AgNO3, Dung dịch CuSO4. 
2. Học sinh: xem trước bài trong sách giáo khoa.
III/ Tổ chức dạy học:
PHẦN I: tiết 16
AMONIAC (NH3)
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày tính chất hóa học của N2 ? Giải thích tại sao N2 trơ ở điều kiện thường?
3. Tiến trình:
Họat động của thầy
Họat động của trò
Nội dung
Yêu cầu học sinh mô tả sự hình thành phân tử NH3
Giới thiệu mô hình cấu tạo NH3 
Yêu cầu học sinh giải thích tạo sao phân tử NH3 là phân cực?
Yêu cầu học sinh nhận xét số oxi hóa của N trong NH3 
Làm thí nghiệm mô tả hiện tượng tan trong nước của NH3 .
Bổ xung ở 20oC 1lit nước hòa tan được 800lit NH3.
Nhận xét màu của quỳ tím khi tiếp xúc vớiNH3.
Yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng của NH3 với H2SO4, HCl, FeCl3, AlCl3 dưới dạng phân tử và ion.
Làm thí nghiệm khả năng tao phức của NH3 với các Cu2+ và Ag+. 
Hướng dẫn học sinh viết ptpứ và cân bằng phản ứng oxi hóa khử.
Yêu cầu học sinh hòan thành phản ứng của muối amoni với dung dịch kiềm.
Phải thay đổi cac yếu tố phản ứng như thế nào để hiệu suất tổng hơp NH3 cao?
- Học sinh dựa và kiến thức lớp 10 để giải thích.
Quan sát và nhận xét hiện tượng.
Viết phương trình điện li.
Viết các phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn
Viết các phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn.
NH3 có thể hòa tan Cu(OH)2 và AgCl.
Học sinh hòan thành các phương trình phản ứng 
Học sinh dọc phần ứng dụng trong sách giáo khoa
Học sinh viết phản ứng điều chế NH3 trong cả hai trường hợp.
Dùng kiến thức vậy sự chuyển dịch cân bằng.
I/ Cấu tạo phân tử:
NH3 
- Trong phân tử NH3 nguyên tử N liên kết với 3 nguyên tử H bằng 3 liên kết cộng hóa trị có cực. ở nguyên tử N còn một cặp e chưa tham gia liên kết. 
- NH3 là phân tử phân cực. 
- Nguyên tử N trong phân tử NH3 có số oxi hóa -3 là thấp nhất trong số oxi hóa có thể có của N.
II/ Tính chất vật lí: 
- Là chất khí không màu mùi khai, xốc và nhẹ hơn không khí. 
- Tan nhiều trong nước, tạo dung dịch có tính kiềm.
III/ Tính chất hóa học:
1. Tính bazơ yếu:
a. Tác dụng với nước: 
NH3 + H2O NH4+ + OH- 
Kb = 1,8.10-5 
b. Tác dụng với axit: 
NH3 + H2SO4 à NH4HSO4 
2NH3 + H2SO4 à (NH4)2SO4 
NH3 (k) + HCl (k) à NH4Cl (r) khói trắng 
c. Dung dịch NH3 có khả năng tạo kết tủa nhiều hidroxit kim loại:
VD: FeCl3 + 3NH3 + 3H2O à Fe(OH)3 + 3NH4Cl
Ion: Fe3+ + 3OH- à Fe(OH)3 
VD: AlCl3 + 3NH3 + 3H2O à Al(OH)3 + 3NH4Cl
Ion: Al3+ + 3OH- à Al(OH)3
2. Khả năng tạo phức:
Cu(OH)2 + 4NH3 à [Cu(NH3)4](OH)2 
(phức màu xanh thẩm)
AgCl + 2NH3 à [Ag(NH3)2]Cl
3. Tính khử: 
a. Tác dụng với oxi:
4NH3 + 3O2 à N2 + 6H2O (to)
4NH3 + 5O2 à 4NO + 6H2O (to, xt)
b. tác dụng với Cl2:
2NH3 + 3Cl2 à N2 + 6HCl
c. tác dụng với một số oxit kim lọai:
2NH3 + 3CuO à 3Cu + N2 + 3H2O
V/ Ứng dụng: SGK 
VI/ Điều chế:
1. Trong phòng thí nghiệm: 
Cho muối amoni tác dụng với kiềm.
VD: 2NH4Cl + Ca(OH)2 à 2NH3 + CaCl2 + 2H2O 
NH4+ + OH- à NH3 + H2O 
2. Trong công nghiệp: tổng hợp từ đơn chất
N2 + 3H2 2NH3 ΔH = -92kJ
Tăng áp suất: 200 – 300 atm
Giảm nhiệt độ 450 – 5000C
Xúc tác Fe
Vận dụng chu trình khép kín để nâng cao hiệu suất phản ứng.
Dặn dò: 
Về nhà làm các bài tập 2,3,4,5 SGK
Các bài tập trong sách bài tập
Rút kinh nghiệm: ..
PHẦN II: tiết 17
MUỐI AMONI
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày tính chất hóa học của NH3 ? Giải thích tại sao NH3 có tính khử?
3. Tiến trình:
Họat động của thầy
Họat động của trò
Nội dung
Yêu cầu học sinh nhận xét về phân tử muối amoni. Làm thí nghiệm biểu diễn tính tan muối amoni. 
Làm thí nghiệm biểu diễn về NH4Cl tác dụng với dd NaOH và dd AgNO3. học sinh nhận xét viết phản ứng
Thí nghiệm về sự thăng hoa của NH4Cl. 
Yêu cầu học sinh lấy ví dụ khác. ((NH4)2CO3)
Giới thiệu phản ứng nhiêt phân NH4NO3 
- Gồm NH4+ và gốc axit. 
- Hầu hết nmuối amoni đều tan (dựa vào bảng tính tan)
Hòan thành các phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn
Hoàn thành các phản ứng dạng phân tử.
Bột nở là (NH4)2CO3 
Phản ứng điều chế N2 trong phòng thí nghiệm.
I/ Tính chất vật lý:
Muối amomi là tinh thể ion, gồm cation NH4+ và anion gốc axit.
Tất cả muối amoni đều ta và điện li mạnh.
II/ Tính chất hóa học:
1. Phản ứng trao đổi ion:
- Do cation NH4+: Phản ứng với bazơ
VD: NH4Cl + NaOH à NaCl + NH3 + H2O 
NH4+ + OH- à NH3 + H2O 
à Điều chế NH3 trong PTN và nhận biệt muối amoni.
- Do anion gốc axit: Phản ứng với muối và axit
VD: NH4Cl + AgNO3 à NH4NO3 + AgCl 
Cl- + Ag+ à AgCl
2. Phản ứng nhiệt phân:
a. Muối anion tạo bởi axit không có tính oxi hóa (HCl, H2CO3)
NH4Cl à NH3 + HCl 
(NH4)2CO3 à 2NH3 + CO2 + H2O
b. Muối anion tạo bởi axit có tính oxi hóa (HNO3, HNO2)
NH4NO2 à N2 + H2O 
NH3NO3 à N2O + H2O
Dặn dò: 
Về nhà làm các bài tập 2,,4,6 SGK
Các bài tập trong sách bài tập
Nhận xét của tổ trưởng CM
.............................................................................................................................................................................................................
IV. Rút kinh nghiệm: ..

File đính kèm:

  • docbai 11.doc
Giáo án liên quan