Giáo án môn Hóa học 10 - Bài tập chương Halogen

A. LÝ THUYẾT CẦN NẮM

• Trạng thái, màu sắc , nguyên tử khối, tính chất hóa học các halogen (đặc biệt là clo)

• Tính chất các axit HX, độ mạnh, khả năng đặc biệt của HF và đặc biệt là HCl

• Tính tan của các muối halogenur (đặc biệt là muối clorua)

• Một số vấn đề liên quan khác như:

- Dãy hoạt động của kim loại (nhớ để viết đúng phương trình phản ứng với axit)

- Tính tan của muối, bazơ, so sánh độ mạnh các axit

- Tính chất chung của các hợp chất như axit, bazơ, muối, oxit kim loại, oxit phi kim, kim loại

- Các công thức thường áp dụng khi giải toán: n, m, CM, C%, Vkhí, Vdd, mct, mdd, thành phần %

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 10 - Bài tập chương Halogen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP CHƯƠNG HALOGEN
LÝ THUYẾT CẦN NẮM
Trạng thái, màu sắc , nguyên tử khối, tính chất hóa học các halogen (đặc biệt là clo)
Tính chất các axit HX, độ mạnh, khả năng đặc biệt của HF và đặc biệt là HCl
Tính tan của các muối halogenur (đặc biệt là muối clorua)
Một số vấn đề liên quan khác như:
Dãy hoạt động của kim loại (nhớ để viết đúng phương trình phản ứng với axit)
Tính tan của muối, bazơ, so sánh độ mạnh các axit 
Tính chất chung của các hợp chất như axit, bazơ, muối, oxit kim loại, oxit phi kim, kim loại
Các công thức thường áp dụng khi giải toán: n, m, CM, C%, Vkhí, Vdd, mct, mdd, thành phần % 
CÁC DẠNG BÀI TẬP
DẠNG 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (nếu xảy ra):
F2 + Al 
Cl2 + Fe 
Cl2 + H2O 
F2 + H2O 
Cl2 + NaOH 
Cl2 + Ca(OH)2 
Cl2 + NaBr 
Cl2 + NaI 
Br2 + NaI 
Cl2 + H2 
Cl2 + FeCl2
FeCl2 + Fe
HCl + MnO2
HCl + KMnO4 
HCl + K2Cr2O7 
HCl + Fe 
HCl + Al 
HCl + Cu
HCl + Ag
HCl + Mg
HCl + Zn 
HCl + CuO
HCl + FeO
HCl + Fe2O3
HCl + NaOH
HCl + Cu(OH)2
HCl + CaCO3
HCl + AgNO3
HCl + KNO3
HCl + FeS 
HCl + SiO2
HF + SiO2
NaCl + H2SO4 đặc (t0<2500C) 
NaCl + H2SO4 đặc (t0≥ 4000C) 
NaCl + AgNO3
KCl + AgNO3
NaF + AgNO3
AgCl (as, t0) 
Cl2 + H2O + H2S 
Br2 + H2O + SO2 
DẠNG 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: (ghi rõ điều kiện và cần bằng phương trình phản ứng)
DẠNG 2: Bài toán cơ bản
Hòa tan m1 gam sắt vừa đủ trong m2 gam dung dịch axit clohiđric loãng (12,167%). Sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít hiđro (đktc) và 92,25 gam dung dịch A
Xác định m1, m2
Tính khối lượng muối có trong dung dịch X và nồng độ phần trăm của dung dịch X
Để hòa tan hết 200 gam đá vôi (canxi cacbonat) người ta dùng hết 800 ml dung dịch axit clohiđric (D =1,1 g.ml) có nồng độ x mol/l. phản ứng kết thúc thu được V lít khí CO2 (đktc).
Xác định x và V
Tính nồng độ CM, C% của dung dịch thu được sau phản ứng. (xem rằng Vdd không thay đổi)
Nhỏ từ từ dung dịch bạc nitrat 2M vào 300 ml dung dịch natri clorua 1M đến khi kết tủa hoàn toàn thì dừng lại.
Tính khối lượng kết tủa thu được.
Xác định thể tích dung dịch bạc nitrat đã dùng.
Xác định nồng độ muối có trong dung dịch sau phản ứng.
Cho a gam mangan đioxit tác dụng với hết với axit clohiđric đặc đun nóng, phản ứng kết thúc thu được V lít clo (đktc). Dẫn toàn bộ lượng khí clo này tác dụng vừa đủ với 16,8 gam sắt, sau phản ứng thu được m gam chất rắn có màu đỏ nâu. Hãy xác đinh giá trị của a, V, m???
DẠNG 3: Bài toán lượng dư
Trộn 200 ml dung dịch bạc nitrat 1,2 M với 300 ml dung dịch axit clohiđric 1 M, phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa và dung dịch A.
Xác định m
Tính nồng độ mol/l các chất có trong dung dịch A.
Nhỏ 200 ml dung dịch axit clohiđric 1,5 M vào cốc có chứa 17,6 gam Sắt (II) sunfua. Phản ứng kết thúc tính:
Thể tích khí thoát ra (đktc) 
Khối lượng các chất có trong cốc sau phản ứng (trừ nước)
Cho 300 ml dung dịch axit clohiđric 1M vào bình chứa 8,7 gam mangan đioxit, đun nóng, phản ứng hoàn toàn thu được V lít clo thoát ra (đktc), tiếp tục dẫn từ từ hết lượng khí này qua dây sắt được đun nóng trong bình kín, phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam sắt (III) clorua. Hãy xác định V và m?
DẠNG 4: Bài toán hỗn hợp
Cho 23 gam hỗn hợp Cu và Fe vào dung dịch HCl dư, phản ứng kết thúc thấy có 6,72 lít khí thoát ra (đktc).
a. Tính khối lượng Cu có trong hỗn hợp?	b. Tính khối lượng axit HCl đã phản ứng?
Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp Fe và FeO vừa đủ trong 400 ml dung dịch HCl, phản ứng kết thúc thu được 6,72 lít hiđro thoát ra (đktc).
Xác định thành phần % về khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp đầu?
Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl đã dùng?
Hòa tan hoàn toàn 20,64 gam hỗn hợp FeS và Fe vừa đủ trong V1 lít dung dịch HCl 3M phản ứng kết thúc thu được V2 lít hỗn hợp khí (đktc) và dung dịch A, cô cạn dung dung dịch A thì thu được 38,1 gam hỗn hợp muối.
Xác định thành phần % về khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp đầu?
Xác định V1 và V2?
Hoà tan 16,23g hỗn hợp Zn và Al bằng dd HCl dư, sau phản ứng thu được 11,424 lit khí (đktc)
Xác định thành phần % về khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp đầu?
Tính khối lượng dung dịch HCl 7,3% đã phản ứng?
Hoà tan m gam hỗn hợp Zn và Al vừa đủ trong 500 ml dung dịch HCl 2 M, phản ứng kết thúc thu được V lit khí (đktc) và dung dịch A, cô cạn dung dịch A thu được 52,44 gam muối khan.
Xác định m và V
Tính thành phần % của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
DẠNG 5: Bài toán nhận biết
Nhận biết các hóa chất sau: 
Các dung dịch HNO3, AgNO3, NaCl, NaNO3, K2SO4
Các dung dịch HCl, NaOH, Na2SO4, KCl, Ba(NO3)2
Các dung dịch HI, H2SO4, NaCl, Na2SO4, NaNO3
Các chất khí: O2, CO2, H2, Cl2
Các chất khí: O2, N2, CH4, , CO2
------------------------Hết------------------------

File đính kèm:

  • docBt chương Halogen.doc
Giáo án liên quan