Giáo án môn Âm nhạc 6 - Tiết 2: Học hát: Bài Tiếng chuông và ngọn cờ - Bài đọc thêm: Âm nhạc ở quanh ta

I Mục tiêu :

- Học sinh hát tốt giai đđiệu và thuộc lời ca bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

- Học sinh biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh

- Qua bài hát giáo dục các em yêu hoà bình và tình thân ái,đoàn kết .

- Giúp các em có thêm hiểu biết về ngôn ngữ âm nhạc trong cuộc sống ở quanh ta.

II. Chuẩn bị :

 1.Chuẩn bị của GV :

- Nhạc cụ (Đàn phím đđiện tử), máy nghe .

- Tranh bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ

- Băng nhạc bài hát :Tiếng chuông và ngọn cờ

- Đàn hát thuần thục bài hát : Tiếng chuông và ngọn cờ

- Một số bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên :Chiếc đèn ông sao,Cánh én tuổi thơ.

 2.Chuẩn bị của HS :

 SGK Âm nhạc 6, vở ghi

III.Tiến trình dạy học :

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Âm nhạc 6 - Tiết 2: Học hát: Bài Tiếng chuông và ngọn cờ - Bài đọc thêm: Âm nhạc ở quanh ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 2 Tiết : 2 Ngày soạn : Ngày dạy :
 BÀI 1
HỌC HÁT : BÀI TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ
NHẠC LÍ : - NHỮNG THUỘC TÍNH CỦA ÂM THANH
 - CÁC KÍ HIỆU ÂM NHẠC 
TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 1 
 TIẾT : 2
 HỌC HÁT : BÀI TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ 
 BÀI ĐỌC THÊM : ÂM NHẠC Ở QUANH TA 
I Mục tiêu :
- Học sinh hát tốt giai đđiệu và thuộc lời ca bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ của nhạc sĩ Phạm Tuyên. 
- Học sinh biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh
- Qua bài hát giáo dục các em yêu hoà bình và tình thân ái,đoàn kết .
- Giúp các em có thêm hiểu biết về ngôn ngữ âm nhạc trong cuộc sống ở quanh ta.
II. Chuẩn bị :
 1.Chuẩn bị của GV :
- Nhạc cụ (Đàn phím đđiện tử), máy nghe .
- Tranh bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ
- Băng nhạc bài hát :Tiếng chuông và ngọn cờ
- Đàn hát thuần thục bài hát : Tiếng chuông và ngọn cờ
- Một số bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên :Chiếc đèn ông sao,Cánh én tuổi thơ...
 2.Chuẩn bị của HS :
 SGK Âm nhạc 6, vở ghi
III.Tiến trình dạy học :
HĐ của GV
NỘI DUNG
HĐ của HS
GV ổn định lớp
GV ghi bảng
Treo tranh bài hát
GV giới thiệu
GV trình bày
GV giới thiệu
GV điều khiển
GV chỉ định
GV hướng dẫn
GV đàn
GV đàn hướng dẫn
GV hướng dẫn
 GV hát mẫu để góp ý
GV hướng dẫn và điều khiển
đồng thời nhận xét góp ý
GV giới thiệu
 GV hướng dẫn
GV nhận xét
GV điều khiển
GV chỉ định
GV yêu cầu hướng dẫn
GV ghi bảng
GV giới thiệu
GV chỉ định
Củng cố
GV dặn dò
GV nhận xét
1.Ổn định tổ chức lớp : (1’)
- Chào hỏi kiểm tra sĩ số lớp
- Nhắc nhở HS nghiêm túc hoc tập
2.Kiểm tra bài cũ : (3’)
(Có thể kiểm tra vở ghi bài ở nhà đã dặn tiết trườc)
3. Giảng bài mới :
1.Học hát : bài TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ 
 Nhạc và lời : Phạm Tuyên ( 30’)
Giới thiệu về tác giả- bài hát 
Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh ngày 12.1.1930 tại xã Lương Ngọc huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương.Ông là tác giả của nhiều ca khúc được phổ biến trong quần chúng,đặc biệt là bài “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Âm nhạc của ông trong sáng giản dị dễ hát,dễ thuộc....Chúng ta thường nghe những bài hát quen thuộc của ông như :Chiếc đèn ông sao,Cánh én tuối thơ,Tiến lên đoàn viên.... Riêng bài Chiếc đèn ông sao và bài Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội đã được bình chọn trong số 50 ca khúc thiếu nhi Việt Nam hay nhất thế kỉ XX
Hát một đoạn trong số các bài hát Chiếc đèn ông sao, Cánh én tuổi thơ,để giới thiệu về những bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
 Bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ được ông viết vào năm 1985 trong cuộc hưởng ứng phong trào thiếu nhi quốc tế vì ngọn cờ hoà bình.Bài hát nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống hoà bình hữu nghị đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.
Nghe băng mẫu bài hát 
Đọc lời ca 
Chiađđoạn,chia câu:
Cấu trúc của bài hát gồm hai đđoạnđđơn, đoạn hai được gọi là điệp khúc vì được nhắc lại nhiều lần. Mỗi đoạn đều có bốn câu
- .Bài hát được viết ở nhịp 2/4,tính chất nhịp đi.Trong bài có sử dụng dấu luyến ,dấu nối, khung thay đổi-->phần nhạc lý này các em sẽ được học sau.
Luyện thanh 
Tập hát từng câu: (dịch giọng -2)
 Lời 1. Tập hát từng câu theo lối móc xích : mỗi câu HS được nghe 2,3 lần để nhẩm theo sau đó hát 3-4 lần, hai câu ghép chung,nối các câu thành đoạn, nối hai đđoạn với nhau thành bài hát hoàn chỉnh. 
 - Lưu ý GV linh hoạt nhận xét,sửa sai cho HS bằng cách hát lại câu mẫu để các em cảm nhận và sửa sai. Gọi cá nhân hát để kiểm tra (có góp ý)
Hát đầy đủ cả bài :
- HS nghe qua bài hát 1 lần
Hát toàn bộ lời1 và học sinh tự hát lời 2trên nền giai đđiệu của lời 1. Cuối lời 1 ngân ba phách chuyển sang lời 2 (GV đếm phách cho HS dễ vào bài) Cuối bài ngân 3 phách. 
- GV xác định đoạn a viết ở giọng Rêê thứ thể hiện tính chất êm dịu tha thiết,đoạn b viết ở giọng Rêê trưởng cần thể hiện sắc thái tươi sáng,sôi nổi hơn.
Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh :
 Hát cả bài với lối hát lĩnh xướng đoạn a :
 + 1 HS hát : Trái đất ..........đẹp sao 
 + 1HS hát : Trái đất chính..........của ta
 + Tập thể hát đoạn điệp khúc.
--> Lời 2 tương tự
 HS nhận xét - GV nhận xét góp ý
Luyện tập :
- GV mở nhạc cho cả lớp nghe lại bài,tự ôn luyện sau đó gọi nhóm để kiểm tra 
- Kiểm tra nhóm :cá nhân hát lĩnh xướng đoạn a,đoạn b nhóm hát chung.-->có nhận xét tuyên dương ,đánh giá.
Trò chơi : đoán nhạc hát lời 
GV đàn bất kì câu hát nào (2lần) HS nghe nhận biết và hát lại câu đó .Chỉ thực hiện 3 câu để tránh nhàm chán.
2.Bài đọc thêm :ÂM NHẠC Ở QUANH TA (5’)
Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh.Những âm thanh trong cuộc sống làm cho ngôn ngữ của âm nhạc thêm đa dạng phong phú, điều đó được thể hiện phần nào qua bài đọc thêm
Đọc bài đọc thêm
4.Củng cố - dặn dò: (5’)
Nội dung bài Tiếng chuông và ngọn cờ nói về vấn đề gì?( Qua bài hát tác giả muốn gửi gắm đến các em thiếu nhi phải chăm ngoan học giỏi ,yêu thương giúp đỡ lẫn nhau...)
Hãy kể tên một số bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên mà em biết ?
Trình bày bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ .
* Dặn dò:
 - Tìm thêm vài bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
 - Hát thuộc và đúng tính chất nhịp đi bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ .Tập thể hiện vài động tác minh hoạ.
 - Chuẩn bị bài mới :Nhạc lí : Những thuộc tính của âm thanh - Các kí hiệu âm nhạc. (phần này phải đọc nhiều lần ,.tập kẻ khuông nhạc viết khoá Son ghi tên 7 nốt nhạc theo thứ tự )
5.Nhận xét cuối tiết :( 1’)
- Chuẩn bị bài ở nhà, tinh thần thái độ học tập
 - Khả năng thể hiện bài hát .... 
LT báo cáo 
HS mở bà
HS quan sát
HS nghe
HS nghe
HS nghe
HS nghe
HS đọc 
HS theo dõi
HS luyện thanh
HS thực hiện
HS thực hiện
HS chú ý thực hiện 
H S tiếp thu
HS thực hiện
HS tự nhận xét 
HS luyện tập
Nhóm trình bày
HS tham gia
HS ghi vở
HS nghe
HS đọc
HS trả lời
HS ghi chú
HS lắng nghe
 * Rút kinh nghiệm :
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao an am nhac 6 moi.doc