Giáo án mầm non - Chủ đề lớn: Bé và các bạn

Đón trẻ :

-Trò chuyện về bản thân trẻ;

Tên tuổi, sở thích.

- Chơi với đồ chơi theo ý thích.

-Xem tranh bé và các bạn.

 

doc28 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 18414 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non - Chủ đề lớn: Bé và các bạn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u cầu:
1.Kiến thức: 
- Trẻ biết tên truyện, kể lại được chuyện theo nội dung tranh.
- Hiểu nội dung tranh là gì ?
2. Kỹ năng: 
- Phát triển ngôn ngữ.
- Rèn kỹ năng nghe và diễn đạt mạch lạc.
- Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ, tư duy của trẻ.
3. Giáo dục thái độ: 	
- Trẻ biết vâng lời,giúp đỡ moị người,có ý thức cất đồ dùng,đồ chơi vào đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
1.Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:
- Tranh “Bé làm được việc gì” 
- Gấu bông.
2. Địa điểm tổ chức:
- Trong lớp học.
III.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1: Ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ hát cùng cô bài “ Búp bê” Trò chuyện về nội dung chủ đề.
- Các con đi lớp có vui không?
- Con biết ở lớp mình có những ai?
- Có nhiều các bạn ,bạn nào cũng ngoan nên hôm nay cô có 1 món quà muốn tặng lớp mình , chúng mình có thích không?
- Đó là 1 bức tranh nói về công việc mà bạn nhỏ nào cũng làm được
 2: Nội dung :
* Hoạt động 1:Kể chuyện.
- Cô kể mẫu lần 1: Diễn cảm
- Cô kể mẫu lần 2: Diễn cảm với tranh- Giảng nội dung bức tranh: Câu chuyện kể về 1 bạn nhỏ tên là Hoa . Bạn ấy đã làm được rất là nhiều việc đấy:buổi sáng ngủ dậy bạn tự đánh răng,rửa mặt,tập thể dục,ăn sáng,tự mặc quần áo,đội mũ,di dép thế là bố mẹ bạn đưa bạn dến lớp với cô và các bạn,chiều về bạn tưới cây giúp bố mẹ .
- Cô hướng dẫn cho trẻ kể theo cô.
- Cô giới thiệu tên truyện “Bé làm được việc gì”
* Hoạt động 2: Đàm thoại:
- Trong tranh vẽ ai?
- Bạn nhỏ sáng ngủ dậy bạn làm gì?
- Đánh răng rửa mặt xong bạn làm gì?
- Bạn đội mũ, đi dép rồi bố mẹ bạn đưa bạn đi đâu?
- Chiều về bạn làm gì?
- Bạn tưới cây để làm gì?
- Cô củng cố: bạn nhỏ đã biết làm một số việc để tự phục vụ mình và còn biết tưới cây giúp bố mẹ nữa.
- Giáo dục trẻ biết tự chăm sóc bản thân và biết yêu quý,giúp đỡ mọi người.
*Hoạt động 3: Cho trẻ kể truyện sáng tạo.
Cô gợi ý hướng dẫn trẻ kể chuyện theo tranh và sáng tạo hơn.
- Cô gợi ý 1 số trẻ lên kể chuyện.
 Cô động viên,khuyến khích trẻ kịp thời.
*Hoạt động 4:Chơi trò chuyện với Gấu nâu
- Hôm nay bác Gấu nâu đã nghe và quan sát các con học bây giờ bác Gấu nâu muốn được trò chuyện với lớp mình các con có đồng ý không?
- Cô đóng bác Gấu nâu giọng ồm ồm và hỏi trẻ:
- Con tên là gì?
- Ở nhà các con biết làm gì?
- Làm những công việc đó con có mệt không?
- Thế con có vui không?
- Cô gợi ý giúp trẻ trả lời.
3. Kết thúc giờ học.
- Củng cố:
+ Hôm nay cô con mình cùng kể chuyện tranh về nội dung gì?
+ Được trò chuyện với ai?
- Giáo dục trẻ: có ý thức tự làm những việc tự phục vụ bản thân,giúp đỡ mọi người.
- Nhận xét - tuyên dương trẻ.
- Trẻ hát ,trò chuyện cùng cô.
- Con có ạ.
- Trẻ kể.
- Con có ạ.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát.
- Trẻ kể theo cô.
- Vẽ em bé.
- Bạn đánh răng, rửa mặt.
- Đi học.
- Bạn tưới cây.
- Để giúp bố mẹ.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ kể theo sự hiểu biết của trẻ.
- Con có ạ.
Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Bác gấu.
- Trẻ lắng nghe.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRONG NGÀY
- Số trẻ nghỉ học: ........................(ghi rõ họ tên).........................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Lý do:.........................................................................................................................
.....................................................................................................................................
- Tình hình chung của trẻ trong ngày:.........................................................................
+ Sức khỏe:..................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
+ Tham gia các hoạt động:...........................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Rút kinh nghiệm sau khi tổ chức các hoạt động:
+ Hoạt động học:.........................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
+ Hoạt động chơi:........................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
+ Các hoạt động khác:.................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Thứ 4 ngày 11 tháng 9 năm 2013
TÊN HOẠT ĐỘNG : Nhận biết các bộ phận cơ thể qua tranh.
Hoạt động bổ trợ:
 + Trò chơi: “Chi chi chành chành”.
 + Hát và vận động bài “Ô! Sao bé không lắc”.
I.Mục đích yêu cầu: 
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được các bộ phận trên cơ thể .
- Trẻ nói được các từ chỉ bộ phận trên cơ thể.
 2. Kỹ năng:
- Phát triển khả năng quan sát ,chú ý cho trẻ cho trẻ.
- Trẻ phát âm đúng các từ chỉ bộ phận cơ thể. 
 3. Giáo dục thái độ
- Giáo dục trẻ : biết bảo vệ,giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể.
II. Chuẩn bị:
1.Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:
- Tranh vẽ các bộ phận cơ thể.
- Đầu đĩa nhạc bài hát “Ô! Sao bé không lắc”
 2. Địa điểm tổ chức:
- Trong lớp học.
 III.Tổ chức hoạt động:
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Ổn định tổ chức - Trò chuyện chủ đề :
- Cô cùng trẻ chơi chò chơi “Chi chi chành chành”.
- Cô trò chuyện cùng trẻ:
 + Hôm nay ai đưa con đi học?
 + Con có đội mũ đi học không?
 + Chân con có sỏ dép không?
 + Đi đường rất là bụi mẹ có đeo kính và khẩu trang cho con không?
- Mẹ chuẩn bị những trang phục đó cho chúng mình là để bảo vệ các bộ phận trên cơ thể đấy các con ạ.
- Các con có muốn tìm hiểu xem trên cơ thể của chúng mình có những bộ phận gì không?
2.Nội dung:
* Hoạt động 1: Nhận biết các bộ phận cơ thể qua tranh.
- Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ các bộ phận cơ thể.
- Cô hỏi trẻ:
+ Con nào giỏi cho cô biết tranh của cô vẽ gì nào?
+ Bộ phận gì mà giúp chúng mình nhìn đươc mọi thứ?
+ Bộ phận gì để ngửi các mùi vị? 
+ Cái gì để nghe cô hát ?
+ Cái gì giúp chúng ta nói, cười, đọc thơ?
+ Cô hỏi đên tay, chân ,bụng.
- Cô hỏi trẻ đến đâu thì chỉ vào bộ phận đó trên tranh.
- Cho trẻ nhắc lại tên các bộ phận. 
* Hoạt động 2: Nhận biết các bộ phận trên cơ thể.
- Cô hỏi trẻ:
+ Tai để nghe đâu?
+ Mắt để nhìn đâu?
+ Mũi để ngửi đâu?
+ Miệng xinh để ăn cơm ,để hát đâu ?
+ Tay để múa dẻo đâu?
+ Chân dài của các con đâu?
- Cô động viên ,khuyến khích trẻ để trẻ chỉ đúng các bộ phận.
- Cô hỏi lần 2 với tốc độ nhanh hơn.
+ Tai đâu?tai để làm gì?
+ Mắt đâu ?mắt để làm gì?
+ Miệng đâu?miệng để làm gì?
+ Mũi đâu?mũi để làm gì?
+ Tay đâu?tay để làm gì?
+ Chân đâu? Chân để làm gì?
- Khuyến khích trẻ nói nhanh tên,chức năng của các bộ phận.
* Hoạt động 3: Hát và vận đông bài “Ô!sao bé không lắc”..
- Cô bật nhạc bài “Ô!sao bé không lắc”.
 cho trẻ hát và vận động.
- Lần 1:Cô làm mẫu cho trẻ quan sát.
- Lần2 :trẻ hưởng ứng cùng cô.
- Cho trẻ vận động 2- 3 lần(tùy vào sự hứng thú của trẻ).
3. Kết thúc :
- Cho trẻ nhắc lại nội dung bài học .
- GD: các bộ phận trên cơ thể mỗi bộ phận đều có một chức năng rất quan trọng vì vậy chúng mình phải biết bảo vệ ,giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cơ thể.
- Cô nhận xét giờ học.	
- Tuyên dương, động viên,khích lệ trẻ.
- Trẻ chơi.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
-Trẻ lắng nghe.
- Con có ạ.
- Trẻ trả lời.
- Mắt ạ .
- Mũi .
- Tai.
- Miệng.
 - Cô hỏi đến bộ phận nào thì trẻ chỉ vào bộ phận đó tren cơ thể.
- Trẻ chỉ vào từng bộ phận và nói chức năng.
- Trẻ hát và vận động cùng cô.
- Trẻ nhắc lại nội dung bài học.
-Trẻ lắng nghe.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRONG NGÀY
- Số trẻ nghỉ học: ........................(ghi rõ họ tên).........................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Lý do:...................................................

File đính kèm:

  • doctuaan1 bé bi_t nhi_u th_.doc