Giáo án lớp 5 - Tuần 8

I. Mục đích, yêu cầu

- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

- Hiểu nội dung: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.

- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK.

 HS khá giỏi trả lời cả 4 câu hỏi.

-GDBVMT: Ngoài vẻ đẹp kì thú, rừng còn là lá phổi xanh của trái đất, là nguồn tài nguyên thiên nhiên, là nơi cư trú của những động vật hoang dã. Tuy nhiên, chúng ta phải bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lí.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa trong SGK.

- Bảng phụ ghi đoạn 2.

III. Hoạt động dạy học

 

doc33 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A?
 + Nhận xét, chốt lại ý đúng. kết luận
- Yêu cầu đọc mục "Bạn cần biết" trang 33 SGK.
4. Củng cố 
- Cho xem tranh ảnh về cách phòng bệnh viêm gan A
* GDMT: Biết được tác nhân, đường lây truyện và cách phòng bệnh viêm gan A, các em sẽ tự bảo vệ cho bản thân mình cũng như bảo vệ cho người thân phòng tránh bệnh viêm gan A bằng cách gìn giữ và bảo vệ môi trường trong sạch.
5. Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Thực hiện rửa tay đúng qui trình trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
- Chuẩn bị bài Phòng tránh nhiễm HIV/AIDS.
- Hát vui.
- Học sinh trả lời.
- HS trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nhắc tựa bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.
Các nhóm lần lượt trình bày
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Quan sát hình và thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
3-4 HS đọc.
- Quan sát tranh.
Theo dõi 
 ******************************
Chính tả
 Nghe-viết
Kì diệu rừng xanh
I. Mục tiêu
	- Viết lại đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. 
	- Tìm được các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn (BT2); tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT3).
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ viết nội dung bài tập 3. 
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Giáo viên hỏi lại tựa bài tiết trước.
- Yêu cầu lên bảng viết lại một số từ viết sai trong bài chính tả tiết trước.
- Nhận xét sửa chữa.
- Nhận xét chung..
3. Bài mới
- Giới thiệu: Các em sẽ nghe để viết lại đúng bài chính tả Kì diệu rừng xanh, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi và củng cố cách đặt dấu thanh trong các tiếng chứa nguyên âm đôi yê hoặc ya.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn nghe - viết 
- Đọc bài chính tả với giọng thong thả. Rõ ràng, chính xác.
- Yêu cầu thầm bài chính tả, chú ý những từ dễ viết sai. Ghi bảng những từ dễ viết sai và hướng dẫn cách viết.
- Nhắc nhở:
 + Ngồi viết đúng tư thế. Viết chữ đúng khổ quy định.
 + Trình bày sạch sẽ, đúng theo hình thức văn xuôi.
- Yêu cầu gấp SGK. GV đọc từng câu, từng cụm từ với giọng rõ ràng, phát âm chính xác.
- Đọc lại bài chính tả.
- Chấm chữa 5 bài và yêu cầu soát lỗi theo cặp.
- Nêu nhận xét chung và chữa lỗi phổ biến.
* Hướng dẫn làm bài tập
- Bài tập 2 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
 + Yêu cầu nêu các tiếng có chứa yê hoặc ya và nêu cách đặt dấu thanh trong các tiếng đó.
 + Nhận xét, chốt lại ý đúng:
 . Các tiếng chứa ya và yê là: khuya; truyền thuyết, xuyên, yên.
 . Các tiếng chứa yê (có âm cuối): dấu thanh đặt ở nguyên âm thứ hai (ê).
- Bài tập 3 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
 + Treo bảng phụ, yêu cầu 1 HS thực hiện trên bảng, lớp làm vào vở.
 + Nhận xét và sửa chữa: 
 a) thuyền, thuyền; b) khuyên
 - Bài tập 4 
 + Nêu yêu cầu bài tập.
 + Yêu cầu quan sát tranh và nêu kết quả.
 + Nhận xét, chốt lại ý đúng và giải thích các loài chim: yểng, hải yến, đỗ quyên. 
4. Củng cố 
- Gọi học sinh viết lại một số từ viết sai trong bài chính tả vừa viết.
- Nhận xét chốt lại.
- Nắm được mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh, các em sẽ viết chính tả đúng và đặc biệt là ghi đúng dấu thanh vào tiếng có chứa ya hoặc yê.
5. Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Làm lại các BT vào vở.
- Chuẩn bị chính tả nhớ-viết bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.
- Hát vui.
- HS trả lời lại.
- HS thực hiện.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nhắc tựa bài.
- 2 HS đọc to.
- Đọc thầm và chú ý.
- Nêu những từ ngữ khó và viết vào nháp.
- Chú ý.
- Nghe viết theo tốc độ quy định.
- Tự soát và chữa lỗi.
- Đổi vở với bạn để soát lỗi.
- Chữa lỗi vào vở.
- HS đọc yêu cầu.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chữa vào vở.
- HS đọc yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung và chữa vào vở.
- Xác định yêu cầu.
- Quan sát tranh và nêu kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau nhắc lại.
Lắng nghe.
*******************
Ngày dạy: Thứ tư, 9-10-2013
TẬP ĐỌC
Trước cổng trời
I. Mục đích, yêu cầu
	- Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta. 
	- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của các dân tộc. 
	- Trả lời được các câu hỏi 1, 3, 4 trong SGK và thuộc lòng những câu thơ em thích. HS khá giỏi trả lời cả 4 câu hỏi.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh họa trong SGK.
	- Bảng phụ ghi khổ thơ 2.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Hỏi lại tựa bài tiết trước.
- Yêu học sinh đọc lại bài Kì diệu rừng xanh và trả lời câu hỏi sau bài. 
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới
- Giới thiệu: Dọc theo chiều dài đất nước ta, mỗi nơi đều có cảnh đẹp riêng biệt. Bài thơ Trước cổng trời sẽ cho các em thấy cảnh đẹp nên thơ của vùng núi cao và cuộc sống thanh bình của các dân tộc nơi đây. 
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc bài.
- Giới thiệu tranh minh họa.
- Yêu cầu từng nhóm 3 HS nối tiếp nhau đọc theo 3 khổ thơ trong bài.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ ngữ mới, khó.
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc lại bài.
- Đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt bài, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi giáo viên chốt lại ý đúng từng câu hỏi.
+ Vì sao địa điểm trong bài được gọi là"Cổng trời" ?
 + Đó là đèo ngang giữa hai vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, tạo cảm giác như đi lên cổng trời.
 + Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài ?
 + Trong những cảnh vật được miêu tả trong bài, em thích nhất cảnh nào, Vì sao ?
 + Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên ?
+ Vì có hình ảnh con người.
Gọi học sinh nêu nội dung bà. Giáo viên nhận xét chốt lại và ghi bảng.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 3 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 + Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc.
 + Đọc mẫu đoạn 2 với giọng sâu lắng, ngân nga.
 + Tổ chức thi đọc diễn cảm với từng đối tượng phù hợp với nhau.
 + Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng:
 + Yêu cầu đọc nhẩm những câu thơ mình thích theo cặp.
 + Tùy theo từng đối tượng, yêu cầu thi đọc thuộc lòng trước lớp.
 + Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố 
- Gọi học sinh nêu lại tựa bài.
- Gọi học sinh đọc bài và nêu dung bài.
- Giáo dục học sinh:
- Đất nước chúng ta nơi nào cũng đẹp, người dân chăm chút mảnh đất của mình thêm giàu, thêm đẹp và cuộc sống thêm ấm no.
5. Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Thuộc lòng những câu thơ mình thích và trả lời các câu hỏi sau bài.
- Chuẩn bị bài Cái gì quý nhất ?
- Hát vui.
- Học sinh trả lời.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to.
- Quan sát tranh, ảnh.
- Từng nhóm 3 HS tiếp nối nhau đọc tùng đoạn.
- Luyện đọc, đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. 
- HS khá giỏi đọc.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu:
- Thảo luận nhóm đôi trả lời.
- Nhận xét bổ sung.
 + HS khá giỏi tiếp nối nhau phát biểu.
 + Phát biểu theo cảm nhận của từng HS.
 - Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời.
Học sinh nêu và đọc lại.
- HS khá giỏi được chỉ định tiếp nối nhau đọc diễn cảm.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
- Xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Xung phong thi đọc thuộc lòng.
Học sinh nêu lại.
Học sinh đọc và nêu lại nội dung bài.
Lắng nghe.
	*************************
***********
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích, yêu cầu
	- Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. (BT1).
- Dựa vào dàn ý (thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương (BT2). 
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ ghi vắn tắt những gợi ý. 
- Bảng nhóm.
 III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu trình bày đoạn văn đã viết lại ở nhà.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới
- Giới thiệu: Trên cơ sở kết quả quan sát cảnh đẹp ở địa phương, các em sẽ lập dàn ý và chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn trong bài Luyện tập tả cảnh. 
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn làm bài tập
- Bài 1: 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
 + Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
 + Lưu Ý HS:
 . Dựa vào kết quả quan sát đã có, lập dàn ý chi tiết cho bài văn có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
 . Dựa vào bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và bài Hoàng hôn trên sông Hương, các em chọn và xây dựng dàn ý theo ý riêng mình.
 + Yêu cầu viết dàn ý vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện. 
 + Yêu cầu trình bày dàn ý đã viết.
 + Nhận xét và chọn một dàn ý tốt nhất để sửa chữa cho hoàn chỉnh. 
- Bài tập 2: 
 + Yêu cầu HS đọc BT2 và gợi ý. 
 + Hỗ trợ HS: 
 . Chọn một phần thân bài để chuyển thành đoạn văn.
 . Đoạn văn phải có câu mở đoạn bao trùm ý toàn đoạn và các câu trong đoạn cũng làm bật ý đó.
 . Sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa để đoạn văn thêm sinh động.
 . Thể hiện cảm xúc của người viết.
 + Yêu cầu viết vào vở, phát bảng nhóm cho 3 HS thực hiện.
 + Yêu cầu trình bày đoạn văn đã viết.
 + Nhận xét và hoàn chỉnh đoạn văn.
4.Củng cố 
- Hỏi lại tựa bài vừa học.
- Gọi học sinh nêu lại cấu tạo bài văn tả cảnh.
Chốt lại:
- Khi viết đoạn văn, các em cần làm nổi bật ý của đoạn văn qua các chi tiết được chọn cùng với các biện pháp tu từ.
5. Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Đoạn văn viết chưa đạt cần viết lại cho hoàn chỉnh ở nhà.
- Xem trước yêu cầu để chuẩn bị cho tiết Luyện tập tả cảnh.
- Hát vui.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nhắc tựa bài.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Treo bảng nhóm và nối tiếp nhau trình bày.
- Nhận xét, góp ý.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Chú ý.
- Thực hiện th

File đính kèm:

  • docGiao_an_lop_5_tuan_8_nam_2013__2014.doc
Giáo án liên quan