Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 - Năm 2011

I/ Mục tiêu:

Giúp HS củng cố về:

- Quan hệ giữa 1 và , giữa và , giữa và

- Tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số.

- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.

II/ Các hoạt động dạy học:

1- Kiểm tra bài cũ.

2- Bài mới.

2.1. Giới thiệu bài.

2.2. Luyện tập.

 

doc36 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 - Năm 2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h của bài thơ?
- GV chốt lại ý đúng và ghi bảng.
c) Đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ:
- GV đọc mẫu đoạn 2, cho HS luyện đọc diễn cảm.
- Một HS đọc cả bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn (ba lượt) 
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông. Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ. Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.
- Vì có tiếng đàn của cô gái Nga. Có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng và có những sự vật được tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hoá: Công trường say ngủ …
-HS trả lời theo cảm nhận riêng.
- Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông/ Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ…
- ND: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình , sức mạnh của những con người đang trinh phục dòng sông và sự gán bó hoà quyện giữa cno người với thiên nhiên-HS đọc phần ý bài.
- Một số HS nối tiếp nhau đọc.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ, cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc (cá nhân, theo nhóm)
- Cho HS thi đọc diễn cảm và thi HTL
	3- Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
*************************************
Tập làm văn
$13: Luyện tập tả cảnh
I/ Mục tiêu:
Hiểu quan hệ về ND giữa các câu trong đoạn, biết cách viết câu mở đoạn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh minh hoạ vịnh Hạ Long trong SGK. Thêm 1 số tranh, ảnh về cảnh đẹp Tây Nguyên gắn với các đoạn văn trong bài.
- Tờ phiếu khổ to ghi lời giải của BT1 (chỉ viết ý b,c).
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS trình bày dàn ý miêu tả cảnh sông nước.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.
	2.2-Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài tập 1:
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
*Bài tập 2: 
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3:
- GV nhắc HS viết xong phải kiểm tra xem câu văn có nêu được ý bao trùm của cả đoạn, có hợp với câu tiếp theo trong đoạn không.
-Một HS đọc bài. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài theo nhóm 9 ( các nhóm đều suy nghĩ cả 3 câu hỏi, nhưng mỗi nhóm làm trọng tâm một câu: nhóm 1 câu a, nhóm 2 câu b, nhóm 3 câu c ) vào bảng nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
*Lời giải:
a) các phần mở bài, thân bài, kết bài:
-Mở bài: Câu mở đầu
-Thân bài: Gồm 3 đoạn tiếp theo, mỗi đoạn tả một đặc điểm của cảnh.
- Kết bài: Câu văn cuối.
b) Các đoạn của thân bài và ý mỗi đoạn:
- Đoạn 1: Tả sự kì vĩ của vịnh Hạ Long với hàng nghìn hòn đảo.
- Đoạn 2: Tả vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long.
- Đoạn 3: Tả những nét riêng biệt, hấp dẫn của vịnh Hạ Long.
c)Các câu văn in đậm có vai trò mở đầu mỗi đoạn, nêu ý bao trùm toàn đoạn. Xét trong toàn bài, những câu văn đó còn có tác dụng chuyển đoạn, kết nối các đoạn với nhau.
- 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc cá nhân.
- Một số HS trình bày bài làm.
*Lời giải: 
a) Điền câu (b), vì câu này nêu được cả 2 ý trong đoạn văn: Tây Nguyên có núi cao và rừng dày.
b) Điền câu(c) vì câu này nêu được ý chung của đoạn văn: Tây Nguyên có những thảo nguyên rực rỡ màu sắc.
- HS đọc thầm yêu cầu và làm vào vở.
	3 – Củng cố, dặn dò:
	 - Cho HS nhắc lại tác dụng của câu mở đoạn.
 - GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết TLV tới, viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.
****************************************************
Khoa học
$13: Phòng bệnh sốt xuất huyết
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
- Nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.
- Thực hiện cách diệt muỗi và tránh được muỗi đốt.
- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II/ Đồ dùng dạy học: Thông tin và hình 28, 29 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: Nêu phần Bạn cần biết bài 12.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hoạt động1: Thực hành làm bài tập trong SGK.
*Mục tiêu: 
	- HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết
	- HS nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc kĩ các thông tin, sau đó làm các bài tập trang 28 SGK.
- Theo em, bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?
+) GV kết luận: SGV- Tr.62.
- Một số HS nêu kết quả bài tập.
Kết quả:
 1- b ; 2- b ; 3- a ; 4- b ; 5- b
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận:
*Mục tiêu: Giúp HS:
	- Biết thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt.
	- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
*Cách tiến hành:
-Yêu cầu cả lớp quan sát các hình 2, 3, 4 trang 29 SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Chỉ và nói về nội dung từng hình.
+ Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
- GV yêu cầu thảo luận theo nhóm.
+ Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết?
+ Gia đình bạn thường sử dụng biện pháp nào để diệt muỗi và bọ gậy?
- GV kết luận SGV: Trang 63.
-Hình 2: Bể nước có nắp đậy, bạn nữ đang quét sân, bạn nam đang khơi cống rãnh ( để ngăn không cho muỗi đẻ)
- Hình 3: Một bạn ngủ có màn, kể cả ban ngày ( để ngăn không cho muỗi đốt vì muỗi vằn đốt người cả ban ngày và ban đêm).
- Hình 4: Chum nước có nắp đậy ( ngăn không cho muỗi đẻ trứng).
-HS nối tiếp đọc phần bạn cần biết.
3- Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà học bài.
Soạn ngày 4/10/2011
Dạy ngạy:
Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2011
Toán
$35: Luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết cách chuyển một phần số thập phân thành hỗn số rồi thành soó thập phân.
- Củng cố về chuyển số đo viết dưới dạng số tập phân thành số đo viết dưới dạng số tự nhiên với số đo thích hợp.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	1-Kiểm tra bài cũ: Nêu các đọc và cách viết số thập phân?
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
	2.2-Luyện tập:
* Bài 1:
a) GV hướng dẫn HS chuyển một phân số (thập phân) có tử số lớn hơn mẫu số. Chẳng hạn, để chuyển 
thành hỗn số ,GV có thể hướng dẫn HS làm theo 2 bước:
B1: Tính thương của 2 số
B2:Viết thương là phần nguyên, số dư là tử số, số chia là mẫu số. 
b) Khi đã có các hỗn số, GV cho HS nhớ lại cách viết hỗn số thành số thập phân. 
 *Bài 2:
- GV hướng dẫn HS tự chuyển các phân số thập phân. ( Như bài 1) 
- Chữa bài. 
*Bài 3:
- GV nhận xét. 
*Bài 4:
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS làm bảng con và giải thích cách làm
a,= 16 = 73 
 = 56 = 60
b, 16 = 16,2 73 = 73,4 
 56= 56,08 60= 6,05
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm ra nháp.
= 0,45 = 83,4 = 2,167
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS trao đổi nhóm 2 phân tích mẫu.
- HS làm vào bảng con.
2,1m= 21dm 8,3m= 830 cm
5,27m= 527cm 3,15m= 315cm
 - HS làm vào vở.
- 3 HS lên bảng chữa bài.
 a, = = 
 b) 0,6 ; 0,60
 c) Có thể viết 3/5 thành các số thập phân như: 0,6 ; 0,60 ; …
	3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
*********************************************
Luyện từ và câu
$14: Luyện tập về từ nhiều nghĩa
I/ Mục tiêu:
Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong một số câu văn có dùng từ nhiều nghĩa.
Biết đặt câu phân biệt của các từ nhiều nghĩa là động từ.
II/ Đồ dùng dạy học .
 	- VBT Tiếng Việt 5.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại kiến thức từ nhiều nghĩa và làm lại BT 2 phần luyện tập tiết LTVC trước.
2-Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài:
- Trong tiết TLVC trước các em đã tìm hiểu các từ nhiều nghĩa là danh từ ( như răng, mũi, tai lưỡi, đầu, mắt, tai, tay chân…) trong giờ học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu từ nhiều nghĩa là các động từ.
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1:
- 1 HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài cá nhân.
- Chữa bài.
- Lời giải:
 Từ chạy
 Các nghĩa khác nhau
(1) Bé chạy lon ton trên sân.
(2) Tàu chạy băng băng trên đường ray.
(3) Đồng hồ chạy đúng giờ.
(4) Dân làng khẩn chương chạy lũ.
Sự chuyển nhanh bằng chân.(d) 
Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông(c)
Hoạt động của máy móc.(a)
Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến. (b)
*Bài tập 2:
- GV nêu vấn đề: Từ chạy là từ nhiều nghĩa, các nghĩa của từ chạy có nét nghĩa gì chung? Bài tập này sẽ giúp em hiểu điều đó.
-Chữa bài.
 ( Nếu có HS chọn dòng a, GV yêu cầu cả lớp thảo luận. Có thể đặt câu hỏi: Hoạt động của đồng hồ có thể coi là di chuyển bằng chân không? HS sẽ phát biểu: Hoạt động của đồng hồ là sự vận động của máy móc (tạo ấn tượng nhanh).
*Bài tập 3:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài rồi chữa bài.
* Bài tập 4:
- Cho HS làm bài và vở.
- Một số HS đọc bài làm của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét, GV tuyên dương những HS có câu văn hay.
- HS trao đổi nhóm 2.
*Lời giải: 
 Dòng b ( sự vận động nhanh) nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy có trong các ví dụ ở bài tập 1.
*Lời giải: Từ ăn trong câu c được dùng với nghĩa gốc( ăn cơm)
	3-Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS ghi nhớ những kiến thức đã học 
******************************************
Ngoại ngữ : ( giáo viên chuyên dạy )
*******************************************
Tập làm văn
$14: Luyện tập tả cảnh
I/ Mục tiêu:
- Dựa trên kết quả quan sát một cảnh sông nước, dàn ý đã lập và hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh sông nước, HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn, thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét nổi bật của cảnh, cảm xúc của miêu tả.
II/ Đồ dùng dạy học
- Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng học sinh.
- Một số bài văn, đoạn văn hay tả cảnh sông nước.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ:
HS nói vai trò của câu mở đoạn trong mỗi bài văn, đọc câu văn mở đoạn của em- BT3 (tiết TLV trước)
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài:
trong tiết TLV trước, các em đã quan sát một cảnh sông nước, lập dàn ý cho bài văn. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ học chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn.
2.2-Hướng dẫn HS luyện tập.
- GV kiểm tra dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của HS.
- GV nhắc HS chú ý:
+ Phần thân bài có thể làm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh. Nên chọn một phần tiêu biểu của thân bài - để viết một đoạn văn.
+ Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn.
+ Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện cảm xúc của người viết.
- GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn
- Cả lớp bình chọn ng

File đính kèm:

  • docTuan 7.doc