Giáo án lớp 5 - Tuần 3, thứ ba

I/Mục tiêu:

- HS hát đúng giai điệu lời ca.

- Biết tên bài hát, tác giả và nội dung bài.

- Qua bài hát, giáo dục các em tình cảm gắn bó với mái trường, kính trọng thầy cô giáo và yêu quý bạn bè.

II/ Chuẩn bị:

- GV: Hát đệm chuẩn xác bài hát với tính chất vui tươi, trong sáng; đàn organ, song loan, tranh mô tả phong cảnh buổi sáng đi học.

- HS: Đọc thuộc lời bài hát ở nhà, SGK, nhạc cụ gõ các loại.

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 3, thứ ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2009
ÂM NHẠC: HỌC HÁT BÀI: BÀI CA ĐI HỌC
I/Mục tiêu:
HS hát đúng giai điệu lời ca. 
Biết tên bài hát, tác giả và nội dung bài.
Qua bài hát, giáo dục các em tình cảm gắn bó với mái trường, kính trọng thầy cô giáo và yêu quý bạn bè.
II/ Chuẩn bị:
GV: Hát đệm chuẩn xác bài hát với tính chất vui tươi, trong sáng; đàn organ, song loan, tranh mô tả phong cảnh buổi sáng đi học.
HS: Đọc thuộc lời bài hát ở nhà, SGK, nhạc cụ gõ các loại.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HĐ CỦA HỌC SINH
15
12
3-4
 HĐ1: Dạy hát bài Bài ca đi học
HĐ2: Dạy hát kết hợp gõ đệm và VĐPH.
HĐ3: Củng cố, dặn dò.
- GT bài.
- Treo tranh mô tả buổi sáng đi học.
- Cho HS xem tranh.
- Hát + đệm mẫu.
- Cho HS đọc lời 1
- Dạy hát từng câu.
- Lưu ý những câu có giai điệu giống nhau và khác nhau (C1-C3, C2-C4) 
- Cho học sinh hát luân phiên từng câu theo dãy bàn.
- HD và cho HS vừa hát vừa gõ đệm theo phách, theo nhịp và theo TTLC.
- Đổi luân phiên giữa các nhóm.
- HD hát + VĐPH.
- Cho HS thực hành hát + VĐPH.
- Gọi một số em xung phong lên trình bày trước lớp.
- Gọi các nhóm lên bảng trình bày.
- Cho cả lớp hát đồng thanh kết hợp vỗ tay và gõ đệm theo nhịp và theo phách.
- Tuyên dương khen ngợi những em học tốt.
- Nhắc HS về nhà ôn lại bài nhiều lần.
02 HS lên bảng, lớp nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi, nhận xét về giai điệu và lời bài hát. 
- Đọc ĐT 2 lần
- Hát thuộc và rõ lời theo HD
- Lưu ý và hát đúng
- Hát + vỗ tay, gõ đệm theo HD.
- Theo dõi, thực hiện theo HD.
-
 Trình bày theo CN và theo N.
- Hát + gõ đệm theo phách và theo nhịp. 
- Ghi nhớ để thực hiện.
TOÁN: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
TẬP ĐỌC: LÒNG DÂN (Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
N3: - Biết giải toán về nhiều hơn, ít hơn.
 - Biết giải toán về hơn kém nhau một số đơn vị.
N5: - Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; biết đọc ngắt giọng, hay thay đổi giọng đọc phù hợp tính cách nhân vật và tình huấn trong đoạn kịch.
 - Hiểu nội dung ý nghĩa vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì năm dũng cảm mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
II/ Chuẩn bị:
N3: - SGK, vở bài tập.
N5: - SGK, bảng phụ viết sẳn nội dung ý nghĩa vở kịch.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/KTBC: 
2/ Bài mới:
HS: - Chuẩn bị bài mới.
GV: - Giới thiệu bài ghi đề.
 - HD giúp các em biết cách tóm tắt đề toán và những bài toán nhiều hơn, ít hơn, hơn kém nhau một số đơn vị.
 - HD bài tập áp dụng bài 1, gọi 1 HS lên bảng làm bài.
HS: - Làm bài trên bảng và làm vào vở tập theo yêu cầu bài tập.
GV: - Nhận xét bài làm trên bảng và HD bài tập 2 cho các em làm bài vào vở.
HS: - Làm bài tập áp dụng.
GV: - Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập, lớp bổ sung và sửa sai, HD lại giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài tập.
HS: - Tiếp tục làm bài tập.
GV: HD bài tập 3 và gọi 1 HS lên bảng làm lớp làm bài vào vở.
HS: Làm bài theo yêu cầu.
3/ Củng cố: 
GV: Thu vở chấm bài và nhận xét sửa lại bài tập sai, tuyên dương những em làm bài đúng.
4/ Dặn dò: Về nhà làm lại bài tập sai và chuẩn bị bài mới: Xem đồng hồ.
GV: - Giới thiệu bài ghi đề.
 - Đọc bài lần 1 và HD các em luyện đọc theo yêu cầu. 
HS: - Luyện đọc từng câu, đoạn trong bài.
GV: - Gọi HS đọc câu, đoạn.
 - Nghe và chỉnh sửa nhịp đọc của các em.
 - HD và nêu câu hỏi gợi ý SGK cho các em đọc và tự tìm hiểu nội dung bài thơ.
HS: - Đọc bài và tìm hiểu bài học dựa vào các câu hỏi SGK.
Hỏi: + An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
 + Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
 + Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?
GV: - Gọi các em đọc và trả lời câu hỏi, lớp bổ sung thêm ý.
 - Giảng bài và giải nghĩa một số từ ngữ mới và rút ra nội dung bài học treo bảng phụ.
 - Đọc bài lần và HD cho các em đọc thuộc một khổ thơ em thích.
HS: - Luyện đọc lại bài.
GV: - Gọi các em đọc bài, chỉnh sửa nhịp đọc của các em. Cho các em đọc lại bài và nhắc lại nội dung của bài học.
HS: Luyện đọc vở kịch theo vai..
GV: Nghe và chính sửa nhịp đọc và vai đọc.
HS: Đọc lại cả bài và nhắc lại nội dung bài học.
GV: Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới: Những con sếu bằng giấy.
ĐẠO ĐỨC: GIỮ LỜI HỨA
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG.
I/ Mục tiêu:
N3: - Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
 - Biết giữ lời hứa với bạn bè, với mọi người.
 - Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
N5: - Biết chuyển phân số thành số thập phân, hỗn số thành phân số, số đo từ đơn vị lớn,số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị đo.(làm được các bài tập 1, 2 (2 hỗn số đầu), 3, 4.
II/ Chuẩn bị:
N3: - Vở bài tập đạo đức.
N5: - SGK, vở bài tập toán.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/KTBC: 
2/ Bài mới:
HS: - Chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề.
 - Cho các em quan sát tranh và làm bài tập 1 trong vở bài tập đạo đức.
HS:- Tìm hiểu và làm bài theo gợi ý.
GV:- Gọi các em trả lời câu hỏi gợi ý trong bài tập, nhận xét và giảng bài. HD bài tập 2 và cho các em tìm hiểu và trả lời.
HS:- Làm bài tập 2 vở bài tập.
GV:- Gọi các em nêu yêu cầu bài tập 2 và trả lời yêu cầu của bài, nhận xét và giúp các em hiểu được Biết giữ lời hứa với bạn bè, với mọi người. Quý trọng những người biết giữ lời hứa .
HS:- Tập liên hệ thực tế về những việc làm về giữ lời hứa với bạn.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị tiết tiếp theo: Giữ lời hứa (t2).
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề
 - HD giúp các em nhớ lại cách chuyển phân số thành số thập phân, hỗn số thành phân số, số đo từ đơn vị lớn,số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị đo.
 - HD và gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 1, lớp làm bài vào vở tập.
HS:- Làm bài tập 1 theo yêu cầu của GV.
GV:- Nhận xét bài làm của các em và HD thêm, HD bài tập 2 và cho các em làm vào vở tập.
HS:- Tiếp tục thực hành làm bài tập.
GV:- Nhận xét và HD thêm giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài tập, HD bài tập 3,4 và cho các em làm bài vào vở tập.
HS:- Làm bài theo yêu cầu bài tập.
GV:- Thu vở chấm và nhận xét bài làm của các em. HD lại các bài tập mà HS làm sai giúp các em sửa sai.
 - Về nhà làm lại BT sai và chuẩn bị bài mới: Luyện tập chung.
CHÍNH TẢ: ( NGhe – viết) CHIẾC ÁO LEN
KHOA HỌC: CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHOẺ
I/ Mục tiêu:
N3:- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng BT 2a
 - Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng.
N5:- Nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai.
II/ chuẩn bị:
N3:- Kẻ sẳn bảng để giúp các em lên điền 9 chữ.
N5:- Tranh vẽ về bà mẹ mang thai. SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
2/ Bài mới: 
HS:- Đọc lại đoạn viết chính tả.
GV:- Giới thiệu bài – ghi đề
 - Đọc đoạn viết và nêu nôi dung của đoạn, HD các em tập viết những từ khó trong đoạn.
 - Đọc từ câu (mỗi câu đọc từ 4 đến 5 lần cho các em viết bài)
 - Đọc lại toàn bài cho các em soát lại lỗi chính tả.
 - HD bài tập áp dụng và gọi HS lên bảng làm bài tập, lớp làm bài vào vở.
HS:- Làm bài vào vở tập.
GV: Thu vở chấm chữa bài và hướng dẫn lại bài tập sai cho các em sửa lại bài.
HS: Sửa lại lỗi chính tả và bài tập sai.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục làm bài và chuẩn bị bài mới: Tập chép: Chị em.
GV:- Giới thiệu bài – ghi đề
 - Cho các em mở SGK và quan sát tranh SGK và tập trả lời các câu hỏi theo chủ đề Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? Tại sao?
HS:- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+ Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai?
+ Khi gặp phụ nữ có thai xách nặng hay đi trên cùng chuyến ô tô mà không còn chỗ ngồi, bạn có thể làm gì để giúp đỡ?
GV:- Nêu câu hỏi gợi ý theo SGK gọi các em trả lời, lớp bổ sung.
 - Giảng giải bài .
 - Rút ra phần ghi nhớ trong bài và cho các em đọc phần ghi nhớ.
HS:- đọc phần ghi nhớ và tập liên hệ đến gia đình mình.
GV:- Gọi HS nói về gia đình mình và lúc đầu gia đình có mấy người và đến nay có mấy người. Nhận xét tuyên dương các em.
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới: Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
TẬP ĐỌC* : LUYỆN ĐỌC BÀI CHIẾC ÁO LEN
KỂ CHUYỆN : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I/ Mục tiêu:
N3:- Giúp các em luyện đọc lại bài Chiêcd áo len.
N5:- Kể được một câu chuyện (đã chứng kiến, tham gia hoặc được biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe, đã đọc) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước.
 - Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện đã kể.
II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK.
N5:- Tranh minh hoạ câu chuyện.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS: Luyện đọc lại bài “ Chiếc áo len ”
GV:- Giao nhiệm vụ: bài tập đọc này ta đã học vậy yêu cầu các em luyện đọc đúng, nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy.
HS:- Luyện đọc theo yêu cầu.
 * HSY: đánh vần đọc trơn đoạn 1 của bài.
GV:- Gọi các em đọc, chỉnh sửa nhịp đọc của các em.
HS:- Tiệp tục luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi những học sinh yếu đánh vần đọc trơn đoạn 1 của bài, chỉnh sửa nhịp đọc và tuyên dương những em có tiến bộ trong quá trình luyện đọc.
HS:- Tiếp tục luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi học sinh có thể đọc thuộc một vài khổ thơ mà em thích.
3/ Củng cố dặn dò:
- Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài ghi đề.
 - HD các em tìm và kể lại câu chuyện mà các em đã được chứng kiến, tham gia hoặc đã nghe.
HS:- Tập kể lại cho lớp nghe.
GV:- Gọi HS kể cho lớp nghe nhận xét và tuyên dương các em.
HS:- Tập kể truyện theo theo yêu cầu.
GV:- Gọi các em tập kể, lớp bổ sung thêm ý giúp câu chuyện hay hơn.
 - HD các em trao đổi với nhau về ý nghĩa của câu chuyện.
HS:- Trao đổi về ý nghĩa cảu câu chuyện.
GV:- Gọi các em nêu lên ý nghĩa câu chuyện, GV nhận xét và rút ra ý nghĩa của câu chuyện, gọi các em nhắc lại.
HS:- Kể lại câu chuyện và nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
GV: Về nhà kể lại câu chuyện cho bộ mẹ nghe và chuẩn bị bài mới: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.

File đính kèm:

  • docTHỨ BA.doc