Giáo án lớp 5 - Tuần 29- Trường Tiểu học Diễn

A. Mục tiêu:

- Biết xác định phân số, so sánh, sắp xếp phân so theo thứ tự.

- Tính toán cẩn thận, chính xác- Yêu thích toán học

B. Chuẩn bị:

C. Các hoạt động dạy -học:

 

doc31 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 29- Trường Tiểu học Diễn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc cả bài
-HS theo dõi
-HS đọc đoạn 1 và trả lời câu 1
-HS đọc đoạn 2,3,4 và trả lời nội dung câu 2
-HS thảo luận nhóm bàn để trả lời câu hỏi 3
-HS suy nghĩ và trả lời theo ý hiểu của mình.
-HS lắng nghe
-2 HS nhắc lại
-HS thực hiện luyện đọc diễn cảm bài văn.
-HS luyện đọc diễn cảm đoạn cuối của bài.
Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
-Hs nêu 
-Hs nghe 
TIẾT 7: HĐTT: DẠY HỌC PHÂN HÓA MÔN TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬP VỀ CÂU.
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho HS những kiến thức về phân môn luyện từ và câu giữa học kì hai.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: 
 Đặt 3 câu ghép không có từ nối?
Bài tập2:
 Đặt 3 câu ghép dùng quan hệ từ.
Bài tập 3 : 
Đặt 3 câu ghép dùng cặp từ hô ứng.
Bài tập 4 : Thêm vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép trong các ví dụ sau :
 a/ Tuy trời mưa to nhưng ...
 b/ Nếu bạn không chép bài thì ...
 c/ ...nên bố em rất buồn.
 4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn 
bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Ví dụ:
Câu 1 : Gió thổi, mây bay
Câu 2 : Mặt trời lên, những tia nắng ấm áp chiếu xuống xóm làng.
Câu 3: Lòng sông rộng, nước trong xanh.
Ví dụ:
Câu 1 : Trời mưa to nhưng đường không ngập nước.
Câu 2 : Nếu bạn không cố gắng thì bạn sẽ không đạt học sinh giỏi.
Câu 3 : Vì nhà nghèo quá nên em phải đi bán rau phụ giúp mẹ.
 Ví dụ:
Câu 1 : Trời vừa hửng sáng, bố em đã đi làm.
Câu 2 : Mặt trời chưa lặn, gà đã lên chuồng.
Câu 3 : Tiếng trống vừa vang lên, các bạn đã có mặt đầy đủ.
Ví dụ:
a/ Tuy trời mưa to nhưng Lan đi học vẫn đúng giờ.
b/ Nếu bạn không chép bài thì cô giáo sẽ phê bình đấy.
c/ Vì em lười học nên bố em rất buồn.
- HS chuẩn bị bài sau.
TIẾT 8: LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
 ( DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN)
I. MỤC TIÊU:
 - Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện (BT1); đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2); sửa được dấu câu cho đúng (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng nhóm
- Một tờ phô tô mẩu chuyện vui Kỉ lục thế giới (đánh số thứ tự các câu văn).
- Hai, ba tờ phô tô bài Thiên đường của phụ nữ.
- Ba tờ phô tô mẩu chuyện vui Tỉ số chưa được mở (đánh số thứ tự các câu văn).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét về kết quả bài kiểm tra định kì giữa học kì II (phần LTVC).
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu MĐ, YC của tiết học.
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1
- GV cho một HS đọc nội dung của bài.
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui.
- GV hướng dẫn: BT1 nêu 2 yêu cầu:
+ Tìm 3 loại dấu câu (chấm, chấm hỏi, chấm than) có trong mẩu chuyện. Muốn tìm 3 loại dấu câu này, các em cần nhớ các loại dấu này đều được đặt ở cuối câu. Quan sát dấu hiệu hình thức, các em sẽ nhận ra đó là dấu gì.
+ Nêu công dụng của từng loại dấu câu, mỗi dấu câu ấy được dùng làm gì ? Để dễ trình bày, các em nên đánh số thứ tự cho từng câu văn.
- GV dán lên bảng tờ giấy phô tô nội dung truyện Kỉ lục thế giới, mời 1 HS lên bảng làm bài – khoanh tròn 3 loại dấu câu cần tìm, nêu công dụng của từng dấu. 
- GV nhận xét, kết luận.
- GV hỏi HS về tính khôi hài của mẩu chuyện vui Kỉ lục thế giới. 
Bài tập 2
- GV gọi một HS đọc nội dung BT2.
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài Thiên đường của phụ nữ, trả lời câu hỏi: Bài văn nói điều gì ? 
- GV hướng dẫn: Các em cần đọc bài văn một cách chậm rãi, phát hiện tập hợp từ nào diễn đạt một ý trọn vẹn, hoàn chỉnh thì đó là câu; điền dấu chấm vào cuối tập hợp từ ấy. Lần lượt làm như thế đến hết bài.
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài Thiên đường của phụ nữ, điền dấu chấm vào những chỗ thích hợp, sau đó viết hoa các chữ đầu câu. GV phát phiếu cho 2 – 3 HS.
- GV mời những HS làm bài trên bảng nhóm dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3
- GV cho HS đọc nội dung bài tập. GV hướng dẫn: Các em đọc chậm rãi từng câu văn xem đó là câu kể, câu hỏi, câu khiến hay câu cảm. Mỗi kiểu câu sử dụng một loại dấu câu tương ứng. Từ đó, sửa lại những chỗ dùng sai dấu câu.
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui Tỉ số chưa được mở; làm bài.
- GV dán lên bảng 3 bảng nhóm cho 3 HS thi làm bài - sửa lại các dấu câu, trả lời (miệng) về công dụng của các dấu câu. 
- GV kết luận lời giải.
- GV hỏi HS hiểu câu trả lời của Hùng trong mẩu chuyện vui Tỉ số chưa được mở như thế nào ? 	
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể mẩu chuyện vui cho người thân.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Đọc và thực hiện trong nhóm.
khoanh tròn các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện vui; suy nghĩ về tác dụng của từng dấu câu.
- Các nhóm trình bày.
HS phát biểu: Vận động viên lúc nào cũng chỉ nghĩ đến kỉ lục nên khi bác sĩ nói anh sốt 41 độ, anh hỏi ngay: Kỉ lục thế giới (về sốt cao) là bao nhiêu. Trong thực tế không có kỉ lục thế giới về sốt.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm và phát biểu ý kiến: Kể chuyện thành phố Giu-chi-tan ở Mê-hi-cô là nơi phụ nữ được đề cao, được hưởng những đặc quyền, đặc lợi.
- HS lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 4: HS đọc thầm và làm bài tập.
- HS trình bày: Đoạn văn có 8 câu.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc.
- HS đọc thầm và làm vở theo nhóm 4.
- HS phát biểu
Thứ tư, ngày 02 tháng 04 năm 2014
TIẾT 1: TOÁN:
ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN (tiếp theo)
A. Mục tiêu: 
- Biết viết số thập phân và một số phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm.
- Viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- So sánh các số thập phân.
- Tính toán cẩn thận, chính xác- Yêu thích toán học
B. Chuẩn bị:
- VBT
C. Các hoạt động dạy -học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Hát
- Gọi 2 HS chữa bảng bài 4, 5.
- GV thu và chấm 5 tập.
à GV nhận xét bài trên bảng và cho điểm.
- GV nhận xét lớp.
- 2HS chữa bảng lớp. – Cả lớp theo dõi.
- 5HS nộp tập.
- HS nhận xét đánh giá và sửa chữa (nếu có) 
III. Bài mới: On tập và luyện tập: 
* Bài 1: Viết các số sau dưới dạng phân số thập phân.
+ Những phân số như thế nào thì gọi là phân số thập phân?
- GV cho HS tự làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài. 
* Bài 2 : a Viết số thập phân dưới dạng tỉ số phần trăm.
 * HS TB- yếu làm cột 2,3
* HSKG làm cả bài
- GV nhận xét và chữa bài.
* Bài 3 Viết số đo dưới dạng phân số thập phân.
 * HS TB- yếu làm cột 2,3
* HSKG làm cả bài
- GV cho HS tự làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài.
* Bài 4: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- GV cho HS tự làm vào vở.
- GV gợi cho HS yếu nhớ lại qui tắc về so sánh số thập phân để làm bài. 
- GV nhận xét và chữa bài.
à a/ 4,203 < 4,23 < 4,5 < 4,505
* Bài 5:( Dnh cho HSKG) Tìm một số thập phân thích hợp. (KYC)
- GV cho HS tự làm bài. GV đi HD HS yếu.
- GV nhận xét và chữa bài: Chúng ta có thể tìm được rất nhiều số thỏa mãn yêu cầu số đó lớn hơn 0,1 và nhỏ hơn 0,2.
- 1HS đọc yêu cầu đề.
+ … có mẫu là 10, 100, 1000, 10000…
- 4 HS lên bảng viết, cả lớp làm vào VBT.
- HS khác nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu đề.
- 4HS lên bảng viết, mỗi em làm 1 câu, cả lớp làm vào VBT.
- HS khác nhận xét. 
- 1HS đọc yêu cầu đề.
- Cả lớp làm vào vở và nêu kết quả trước lớp.
- HS khác nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu đề.
- HS làm vào vở, 2HS nêu miệng kết quả, mỗi em 1 câu và giải thích vì sao mình sắp xếp như vậy. 
- HS khác nhận xét.
à b/ 69,78 < 69,8 < 71,2 < 72,1
- 1HS đọc yêu cầu đề.
- Cả lớp làm vào VBT. Sau đó nối tiếp nhau nêu số của mình trước lớp.
- HS khác nhận xét
à a/ 0,10 < 0,11 ….0,19 < 0,20.
IV. Củng cố - Dặn dò:
Hỏi : Bài học hôm nay đã giúp ta củng cố được những kiếng thức gì ?
- Củng cố: Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- DD: Về nhà hoàn thành các bài vào vở. Xem trước bài tiếp theo.
- HS nêu
- Nghe
- Nghe, thực hiện
TIẾT 2: TIẾNG VIỆT (ÔN):
LUYỆN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu.
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả cây cối.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:
a) Cây bàng trong bài văn được tả theo trình tự nào? 
b) Tác giả quan sát bằng giác quan nào? c) Tìm hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng để tả cây bàng.
Cây bàng
 Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu vàng lúc ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa lá bàng rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy, sự biến đổi kì ảo trong “gam” đỏ của nó, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có nó gợi chất liệu gì không? Chất “sơn mài”…
Bài tập 2 : Viết đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây : lá, hoa, quả, rễ hoặc thân có sử dụng hình ảnh nhân hóa.
4 Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh. 
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Bài làm:
 a) Cây bàng trong bài văn được tả theo trình tự : Thời gian như:
- Mùa xuân: lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh.
- Mùa hè: lá trên cây thậ

File đính kèm:

  • docTuần 29.doc
Giáo án liên quan