Giáo án Lớp 5 - Tuần 29 - Năm 2011

I/ Mục tiêu

- HS biết xác định phân số; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự.

- Làm được các bài tập 1, 2, 3, 4, 5a; HS khá, giỏi làm được toàn bộ bài tập trong SGK.

* Mục tiêu riêng: HS biết xác định phân số, biết so sánh các phân số cùng mẫu số.

II/Các hoạt động dạy- học

 

doc38 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 29 - Năm 2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a) 4km 382m = 4,382 km 
 2km 79m = 2,079m 
 700m = 0,7 km
b) 7m 4dm = 7,4 m 
 5m 9cm = 5,09 m 
 5m 75mm = 5,075 m
- 1 HS nêu yêu cầu.
 * Kết quả:
a) 2kg 350g = 2,35 kg 
 1kg 65g = 1,065 kg 
b) 8tấn 760kg = 8,76 tấn 
 2tấn 77kg = 2,077 tấn
- 1 HS nêu yêu cầu.
 * Kết quả:
0,5 m = 50 cm 
0,075 km = 75 m
0,064 kg = 64 g
0,08 tấn = 80 kg
- 1 HS nêu yêu cầu.
* Kết quả:
3576 m = 3,576 km
53 cm = 0,53 m
5360 kg = 5,36 tấn
657 g = 0,657 kg
Luyện từ và câu
Tiết 58: Ôn tập về dấu câu
(Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
I/ Mục đích yêu cầu
- HS tìm được dấu câu thích hợp để điền vào đoạn văn (BT1); chữa được các dấu câu sai và lí giải được tại sao lại chữa như vậy (BT2); đặt câu và dùng dấu câu thích hợp (BT3).
* Mục tiêu riêng: HS đọc được tương đối lưu loát các đoạn văn trong bài tập 1; 2; 3.
II/ Đồ dùng dạy học
 Bút dạ, bảng nhóm. Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy- học
1- Kiểm tra bài cũ: 
- GV cho HS làm lại BT 3 tiết LTVC trước.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1:
- GV hướng dẫn: Các em đọc từng câu văn: nếu đó là câu kể thì điền dấu chấm; câu hỏi thì điền dấu chấm hỏi; câu cảm, câu khiến thì điền dấu chấm than.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2:
- GV gợi ý: Các em đọc từng câu văn xem đó là câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến. Trên cơ sở đó, em phát hiện lỗi rồi sửa lại, nói rõ vì sao em sửa như vậy.
- GV cho HS trao đổi nhóm hai. GV phát phiếu cho 3 nhóm.
- GV chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 3
- GV hỏi: Theo nội dung được nêu trong các ý a, b, c, d em cần đặt kiểu câu với những dấu câu nào?
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- HS làm việc cá nhân.
- Một số học sinh trình bày.
*Lời giải :
Tùng bảo Vinh:
- Chơi cờ ca-rô đi!
- Để tớ thua à? Cậu cao thủ lắm!
- A! Tớ cho cậu xem cái này. Hay lắm!
Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy ra quyển ảnh lưu niệm gia đình cho Vinh xem.
- ảnh chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ thế?
- Cậu nhầm to rồi! Tớ đâu mà tớ! Ông tớ đấy!
- Ông cậu?
- ừ! ông tớ ngày còn bé mà. Ai cũng bảo tớ giống ông nhất nhà.
- 1 HS đọc nội dung BT 2, cả lớp theo dõi.
- Các nhóm làm vào phiếu dán lên bảng lớp và trình bày kết quả. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
*Lời giải:
- Câu 1, 2, 3 dùng đúng các dấu câu.
- Câu 4: Chà!
- Câu 5: Cậu tự giặt lấy cơ à?
- Câu 6: Giỏi thật đấy!
- Câu 7: Không!
- Câu 8: Tớ không có …anh tớ giặt giúp.
- Ba dấu chấm than được sử dụng hợp lí – thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ của Nam.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở, 3 HS làm vào bảng nhóm.
- Một số HS trình bày. 3 HS treo bảng nhóm
*VD về lời giải:
a) Chị mở cửa sổ giúp em với!
b) Bố ơi, mấy giờ thì hai bố con mình đi thăm ông bà?
c) Cậu đã đạt được thành tích thật tuyệt vời!
d) Ôi, búp bê đẹp quá!
***************************************************
Tập làm văn
Tiết 58: Trả bài văn tả cây cối
I/ Mục đích yêu cầu
- HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối, nhận biết và sửa được lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II/ Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp ghi 5 đề bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu… cần chữa chung trước lớp.
III/ Các hoạt động dạy- học
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2- Nhận xét về kết quả làm bài của HS.
- GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
a) Nêu nhận xét về kết quả làm bài:
- Những ưu điểm chính:
+ Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.
+ Một số em diễn đạt tốt: 
+ Một số em chữ viết, cách trình bày đẹp:
- Những thiếu sót, hạn chế: 
+ Viết sai chính tả, chưa cẩn thận: 
+ Dùng từ chưa chính xác: cây phượng cao 50m,
+ Nội dung còn chung chung, sơ sài, các chi tiết còn chưa tả cụ thể.
+ Các câu văn chưa có sự liên kết chặt chẽ, diễn đạt nặng nề, lủng củng.
b) Thông báo điểm.
2.3- Hướng dẫn HS chữa bài:
GV trả bài cho từng học sinh.
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn ở bảng
- Mời HS chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài:
- HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi.
- Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
- GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
- Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn:
- Y/c mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại.
- Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại 
3- Củng cố – dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài tốt. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc màn kịch Giu- li- ét- ta hoặc Ma- ri- ô đã được viết lại.
- HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên nhân, chữa lại. 
- HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
- HS đổi bài soát lỗi.
- HS nghe.
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
- Một số HS trình bày.
***************************************
 Địa lí
$29: Châu đại dương và châu Nam Cực
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
	- Nêu được những đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
	- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương và châu Nam Cực, quả địa cầu.
	- Tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ? Nêu phần ghi nhớ.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 
 *Châu Đại Dương:
 a) Vị trí địa lí và giới hạn:
 2.2- Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
- HS dựa vào bản đồ, lược đồ và kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi:
+ Châu Đại Dương gồm những phần đất nào?
- Lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo , quần đảo.
+ Cho biết lục địa Ô- xtrây- li- a nằm ở bán cầu Nam hay bán cầu Bắc?
+ Đọc tên và chỉ vị trí một số đảo, quần đảo thuộc châu Đại Dương?
+ Lục địa Ô- xtrây- li- a nằm ở bán cầu Nam, có đường chí tuyến Nam 
đi qua giữa lãnh thổ.
- Đảo Niu Ghi-nê, giáp châu á; quần đảo Bi-xăng-ti-mé-tác; quần 
- HS trả lời và chỉ vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương trên bản đồ.
- GV giới thiệu vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương trên quả Địa cầu
 b) Đặc điểm tự nhiên: 
 2.3- Hoạt động 2: (Làm việc nhóm 7)
- GV phát phiếu học tập, HS dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn thành bảng trong phiếu.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày KQ thảo luận.
đảo Xô-lô-mô; quần đảo Va-nu-u-ta; quần đảo Niu Di-len...
- HS thảo luận nhóm 7 theo hướng dẫn của giáo viên.
Tiêu chí
Châu Đại dương
Lục địa Ô-xtrây-li-a
Các đảo và quần đảo
Địa hình
Phía tây là các cao nguyên có độ cao dưới 1000m, phần trung tâm và phía nam là đồng bằng do sông Đác-linh và một số con sông bồi đắp. phía đông có dãy Trường Sơn ô-xtrây-li-a độ cao trên dưới 1000m.
ácHauf hết các đảo có địa hình thấp, bằng phẳg. đảo Ta-xma-ni-a, quần đảo Niu Di-len, đảo Niu Ghi nê có một số dãy núi, cao nguyên độ cao trên dưới 1000m.
Khí hậu
Khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc.
Khí hậu nóng ẩm.
Thực vật và động vật
Chủ yếu là xa-van, phía đông lục địa ở sườn đông dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a có một cánh rừng rậm nhiệt đới.
TV: bạch đàn và cây keo mọc ở nhiều nơi.
ĐV: có nhiều loài thú có túi như căng-gu-ru, gấu cô-a-la.
Rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ.
c) Dân cư và hoạt động kinh tế:
 2.4- Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp)
 + Về số dân, châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học?
+ Dân cư ở lục địa Ô- xtrây- li- a và các đảo có gì khác nhau?
+ Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô- xtrây- li- a?
 *Châu Nam Cực:
 2.5- Hoạt động 4: (Làm việc theo nhóm)
- HS thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi:
+Cho biết vị trí địa lí của châu Nam Cực?
+ Nêu đặc điểm tự nhiên tiêu biểu của châu NC?
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét.
- ít nhất trong các châu lục của thế giới.
+ Dân cư ở lục địa Ô- xtrây- li- a chủ yếu là người da trắng, còn trên các đảo thì…
+ Ô- xtrây- li- a là nước có nền KT phát triển…
- Nằm ở vùng địa cực nam.
- Khí hậu lạnh nhất thế giới.
+ Vì sao CNC không có dân cư sinh sống thường xuyên
- ĐV: Tiêu biểu là chim cánh cụt.
- Dân cư: không có dân cư sinh sống.
- Vì khí hậu lạnh , quanh năm đóng băng.
3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. 
Ôn Toán
Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng 
I/ Mục tiêu
 	Củng cố:
- Viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và khối lượng thông dụng.
- Làm được các bài tập 16,17,18 vở BTTN ; 
* Mục tiêu riêng: HS làm được bài tập trong SGK.
II/Các hoạt động dạy- học 
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2- Luyện tập:
*Bài tập 16:.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài theo nhóm 2. GV cho 3 nhóm làm vào bảng nhóm.
- Mời 3 nhóm treo bảng nhóm lên bảng và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 17: -
 Cho HS làm vào vỏ nháp
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 18: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS nêu yêu cầu.
 * Kết quả:
- 1 HS nêu yêu cầu. 
Ôn :Luyện từ và câu
 (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
I/ Mục đích yêu cầu
- HS tìm được dấu câu thích hợp để điền vào đoạn văn 
 đặt câu và dùng dấu câu thích hợp 
* Mục tiêu riêng: HS đọc được tương đối lưu loát các đoạn văn trong bài tập 
II/ 

File đính kèm:

  • docTuan 29.doc
Giáo án liên quan