Giáo án lớp 5 - Tuần 24 năm 2012

I. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và HLP.

- HS biết vận dụng các công thức tíng diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.

- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.

II. Chuẩn bị: Vở BTT- Tập 2

III. Các hoạt động dạy- học

A. Bài cũ: Nêu công thức tính Sxq, Stp, V của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

B. Luyện tập

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 24 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật và làm bài vào vở.
- 2 HS làm bài trên bảng lớp.
- HS nhận xét bài trên bảng và đổi vở cho nhau kiểm tra.
 	Kết quả: a) 3,3m2; b) dm3
Bài 2: 1 HS đọc BT, cả lớp đọc thầm và vận dụng công thức tính Stp, V hình lập phương để làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS nhận xét, chữa bài trên bảng.
	Đáp số: Stp =21m2; V = 42,875m3
Bài 3: HS đọc kĩ hướng dẫn và tự làm vào vở. 1 HS khá lên bảng làm bài.
- HS nhận xét bài trên bảng và nêu cách làm.
	Cạnh của hình lập phương là 3cm vì 3 x 3 x 3 = 23 (cm3)
	Diện tích toàn phần của hình lập phương là:3 x 6 = 18 (cm2)
Bài 4: GV cho HS nêu BT rồi quan sát hình vẽ và phân tích BT để làm.
- Gọi 1 HS khá, giỏi nêu cách giải BT: Khối gỗ gồm có 6 hình lập phương nhỏ (có cạnh 1cm). Ta chỉ cần tính thể tích của một hình rồi nhân với 6.
 Đáp số: 6cm3
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV ghi các BT lên bảng. HS làm vào vở.
- GV quan sát, gợi ý HS cách làm.
Bài 1. Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 8m, chiều rộng 6m, chiều cao bằng chiều rộng. Hỏi phòng đó chứa được bao nhiêu mét khối không khí, biết rằng thể tích của các đồ vật trong phòng là 3m3 ?
 Bài 2. Viết số đo thích hợp vào ô trống
Cạnh của hình
lập phương
15cm
4,5dm
m
Diện tích toàn phần
150cm2
Thể tích
Bài 3. Một hình lập phương có thể tích là 64dm3 . Tính diện tích toàn phần của hình lập phương đó.
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- GV gợi ý cho HS yếu làm bài 1: Phải tìm chiều cao sau đó tính thể tích phòng học và lấy thể tích của phòng học trừ đi thể tích của các đồ vật.
 + Bài 3: gợi ý HS tìm độ dài của hình lập phương bằng cách thử lần lượt với các số đo 1dm, 2dm, 3dm,…
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài. HS nhận xét, chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò: GV hỏi: Qua tiết LTC cần lưu ý những kiến thức nào?
- Gv nhận xét, đánh giá tiết học.
Tiếng việt
Luyện viết chính tả (Nghe- viết)
I. Mục tiêu: Luyện viết mẩu chuyện vui " Người lái xe đãng trí" (TV5- Tập 2- Tr54)
- Làm bài tập chính tả viêt đúng tên người, tên địa lí Việt Nam.
II. Chuẩn bị: SGK, Vở TV buổi chiều.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Hoạt động 1: Luyện viết chính tả
- 1 HS đọc mẩu chuyện vui Người lái xe đãng trí . Cả lớp đọc thầm và nêu nội dung.
(Anh lái xe đãng trí đến mức ngồi nhầm vào hàng ghế sau lại tưởng đang ngồi vào sau tay lái. Sau khi hốt hoảng báo công an xe bị bọn trộm đột nhập mới nhận ra rằng mình nhầm.)
- HS đọc thầm bài tìm những từ dễ viết sai chính tả và luyện viết.
	VD: hốt hoảng, bọn trộm, tưởng tượng, cảnh sát, trực ban, …
- Gv đọc cho HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi và chấm một số bài, tìm những lỗi HS iết sai nhiều để chữa.
2.Hoạt động 2: Làm bài tập chính tả
Bài 1. Viết Họ và tên các bạn trong tổ em.
Bài 2. Viêt tên địa danh nơi em ở (thôn, xã, huyện, tỉnh)
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về viết lại bài.
Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2012
Tiếng việt
Luyện tập nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học về câu ghép.
- Rèn kĩ năng đặt câu ghép có các quan hệ từ thể hiện quan hệ nguyên nhân- kết quả;
ĐK- KQ; GT- KQ; tương phản; tăng tiến.
II. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Kể các quan hệ từ và quan hệ từ đã học.
II. Luyện tập
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV ghi các bài tập lên bảng. HS xác định yêu cầu của từng bài và làm vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ HS làm bài.
Bài 1. a) Đặt câu ghép có các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thể hiện:
- Quan hệ nguyên nhân- kết quả.
- Quan hệ điều kiện- kết quả. (hoặc giả thiết- kết quả)
- Quan hệ tương phản. - Quan hệ tăng tiến.
b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng vế của các câu ghép đó.
Bài 2. Viết các QH từ hoặc cặp QHT thích hợp vào chỗ chấm trong các câu ghép sau:
a) … Nam chăm chú nghe giảng … bạn hiểu bài ngay tại lớp.
b) … trời không mưa … lớp em sẽ đi tham quan.
c) … trời mưa rất to … em vẫn đến trường đúng giờ.
d) Hồng … học giỏi … bạn ấy còn hát rất hay.
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- 2 HS lên bảng làm bài. GVgọi 1 số HS đọc bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về ôn lại bài.
Tiếng việt
Ôn tập về tả đồ vật
	Đề bài: Em hãy lập dàn ý và viết một bài văn ngắn tả cái đồng hồ báo thức.
I. Mục tiêu: Ôn luyện và củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật.
- HS dựa vào dàn ý để viết 1 bài văn tả đồ vật hoàn chỉnh có đủ 3 phần: MB, TB, KB.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: Gọi 2 HS nhắc lại cấu tạo của bàivăn tả đồ vật.
B. Bài mới
1. Hoạt động1: Lập dàn ý
- Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài.
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn cấu tạo bài văn tả đồ vật lên bảng.
- HS tự lập dàn ý. GV gợi ý:
* Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức định tả.
* Thân bài: + Tả bao quát cái đồng hồ bào thức.
 + Tả các chi tiết của đồng hồ báo thức.
 + Công dụng của chiếc đồng hồ báo thức.
* Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân về cái đồng hồ báo thức.
- Gọi 1- 2 HS trình bày dàn bài; HS và GV nhận xét, bổ sung.
2. Hoạt động 2: Viết bài 
- HS dựa vào dàn ý để viết 1 bài văn ngắn khoảng 12- 15 dòng.
- Gọi 1- 2 HS khá, giỏi trình bàybài viết. GV nhận xét sửa bài cho HS.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về viết tiếp bài (nếu chưa viết xong)
______________________________________
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Củng cố về tính tỉ số phần trăm, tính thể tích của hình lập phương, khối tạo thành từ các hình lập phương.
- HS vận dụng để làm các bài tập có liên quan.
- Rèn tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BTT- Tập 2
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu cách tìm phần trăm của một số.
B. Luyện tập
- HS làm các BT trong vở BTT- Tr 39; 40.
- GV quan sát giúp đỡ HS làm bài.
Bài 1: HS tự làm bài vào vở. Gọi vài HS trả lời từng ý.
- HS nhận xét. GV nhận xét chố lại kết quả đúng.
	Củng cố cách tìm phần trăm của một số bằng cách tính nhẩm.
Bài 2: HS đọc BT và làm vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài trên bảng.
 Đáp số: a) 160 % ; b) 200 (cm3)
Bài 3: HS đọc bài tập kết hợp quan sát hình vẽ và làm vào vở.
- Gọi 1 HS khá lên bảng làm bài.
- GV gợi ý HS cách làm.
a) Coi hình đã cho gồm 3 hình lập phương, hai hình lập phương lớn mỗi hình gồm 8 hình lập nhỏ ; 1 hình lập phương nhỏ gồm 4 hình lập phương nhỏ. Như vậy hình đã cho gồm: 8 x 2 + 4 = 20 (hình lập phương nhỏ)
b) Hai hình lập phương lớn, mỗi hình có diện tích toàn phần là: 2 x 2 x 4 = 16 (cm2)
 Hình lập phương nhỏ có diện tích toàn phần là: 1 x 1 x 4 = 4 (cm2)
 Do cách xếp các hình như hình vẽ nên hai hình lập phương lớn có 1 mặt không cần sơn, hình lập phương nhỏ có hai mặt không cần sơn. Diện tích toàn phần của cả 3 hình là: 16 x 2 + 4 = 36 (cm2)
 Diện tích không cần quét vôi là: 2 x 2 x 4 = 16 (cm2) 
 Diện tích cần sơn của hình đã cho là: 36 - 16 = 20 (cm2)
Bài 4: HS đọc BT, tự tính kết quả và khonh vào câu trả lời đúng
- Gọi 1 HS trả lời. HS khác nhận xét.
- Gv chốt lại đáp án đúng. Khoanh vào C.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài.
Thứ sáu ngày 17 tháng 2 năm 2012
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Ôn tập và rèn kĩ năng tính diện tích một số hình đã học và diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- HS vận dụng công thức để làm các bài tập có liên quan.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BTT- Tập 2
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu công thức tính Sxq, Stp, V của hình hộp vhữ nhật và hình lập phương.
B. Luyện tập
- HS làm các BT trong vở BTT- Tr 45.
- GV giúp đỡ HS làm bài.
Bài 1: HS đọc BT vận dụng công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật và làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- GV gợi ý HS yếu cách làm: Tính thể tích của bể, sau đó tính mức nước trong bể và đổi ra dm3.
	Thể tích của lòng bể là: 2 x 1,5 x 1 = 3 (m3)
	Mức nước trong bể là: 3 x = 2 (m3)
	2 m3 = 2000dm3 = 2000l
Bài 2: HS vận dụng công thức tính Sxq. Stp, V hình lập phương và tự làm bài.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- HS nhận xét, chữa bài. GV chốt lại kết quả đúng.
 Sxq: 2m2 ; Stp: 3m2 ; V: 0,125m3
Bài 3: HS tự tính toán và làm vào vở.
- Gọi 1 HS đọc kết quả; HS khác nhận xét, chữa. 
 Kết quả: a) Hình 1: 0,8m3; Hìmh 2: 0,1m3
 b) Chiều dài, chiều rộng, chiều cao hình 1 đều gấp 2 lần chiều dài, chiều rộng, chiều cao hình 2. Thể tích hình 1 gấp 8 lần thể tích hình 2.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về ôn bài chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
Tiếng việt
Luyện tập nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
I. Mục tiêu: Củng cố cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
- HS biết vận dụng những kiến thức đã học để làm các bài tập.
II. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu 1 số cặp từ hô ứng đã học.
B. Luyện tập
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
 - GV ghi các BT lên bảng. HS xác định yêu cầu của từng bàivà làmvào vở.
- GV quan sát, nhắc nhở HS làm bài.
Bài 1. Đặt câu ghép với các cặp qun hệ từ sau: vừa … đã, đâu… đấy, chưa … đã, mới… đã, càng…càng.
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu vừa đặt.
Bài 2. Điền tiếp vào chỗ trống vế câu (có cặp từ phù hợp) để hoàn chỉnh câu ghép sau:
- Chưa đỗ ông nghè…………………………
- Lúa vừa mới uốn câu…………………………
- Trời càng mưa to……………………………….
Bài 3. Điền từ trong cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài ca dao:
 Ngày đi, trúc ..mọc măng
Ngày về, trúc … cao bằng ngọn tre
Ngày đi, lúa ....chia vè
 Ngày về, lúa ... đỏ hoe ngoài đồng.
2. Hoạt động 2: Chũa bài
- Gọi 3 HS làm bài trên bảng.
- HS nhận xét, chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về ôn lại cách nối các vế câu ghép.
	 Ngày tháng năm 2012
	 (Họ, tên và chữ ký của người duyệt)
Tiết 1
- HS làm các BT trong vở BTT - Tr.43; 44.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu làm bài.
Bài 1: HS đọc BT kết hợp quan sát hình vẽ và làm bài vào VBT.
- 1 HS khá lên bảng làm bài; HS nhận xét, chữa bài.
- GV chốt lời giải đúng.
	Đáp số: a) 600cm2 ; 300cm2 b) 50 %
	Củng cố cách tính diện tích hình tam giác và tỉ số phần trăm của hai số.
Bài 2: HDHS

File đính kèm:

  • docTuan 24.doc
Giáo án liên quan