Giáo án lớp 5 - Tuần 14 năm 2011

I. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng thực hiện phép chia (đặt tính và tính kết quả).

- Hs biết vận dụng để làm các bài tập.

- Giáo dục tính cẩn thận tự giác cho HS khi làm bài.

II. Chuẩn bị: Vở BT toán

III. Các hoạt động dạy- học

A. Bài cũ: HS nêu cách chia 1 STN cho 1STP, thương tìm được là 1 STP.

B. Luyện tập

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 14 năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(phần thập phân của thương lấy đến hai chữ số)
 76 : 15 13 : 17 17 : 13
 76 :15 = .... (dư....); 13 : 17 = ......(dư.....); 17 : 13 = ......(dư.....)
Bài 3 (HS khá, giỏi): Trung bình cộng của hai số là 4,2. Tìm hai số đó, biết rằng số thứ nhất hơn số thứ hai là 1,4.
Bài 4 (HS khá, giỏi): Tổng của hai số bằng 0,25. Thương của hai số cũng bằng 0,25. Tìm hai số đó.
 Hoạt động 2: Chữa bài
 - Gọi 1 số HS lên bảng làm bài.
 - HS nhận xét và nêu cách làm.
C. Củng cố, dặn dò: Qua tiết luyện tập cần lưu ý những kiến thức nào?
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về xem lại bài. 
Tiếng việt
Luyện đọc bài Chuỗi ngọc lam
I. Mục tiêu: Luyện đọc diễn cảm và đọc thầm trả lời câu hỏi
- Rèn kĩ năng đọc to, rõ ràng , mạch lạc, biết ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu.
II. Các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động 1: Rèn đọc diễn cảm
- 1 HS khá, giỏi đọc bài GV hướng dẫn cách đọc: 
+ Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng.
+ Lời cô bé Gioan: ngây thơ, hồn nhiên khi khen chuỗi ngọc đẹp, khi khoe nắm xu lấy từ con lợn đất tiết kiệm.
+ Lời chú Pi- e: điềm đạm, nhẹ nhàng, tế nhị.
+ Lời chị cô bé: lịch sự , thật thà.
+ Câu kểttuyện đọc chậm rãi, đầy cảm xúc.
 - HS luyện đọc theo nhóm (4 HS).
 - Gọi 1 số nhóm thi đọc diễn cảm theo cách phân vai.
 - GV, HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất, diễn cảm nhất.
2. Hoạt động 2: Đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi
- Câu 1: Cô bé đén cửa hàng của Pi- e tìm mua gì?
- Câu 2: Vì sao Pi - e ngạc nhiên khi cô bé đề nghị được mua chuỗi ngọc?
 a) Vì cô bé có đủ tiền để mua chuỗi ngọc.
 b) Vì cô bé còn quá nhỏ để dùng chuỗi ngọc quý.
 c) Vì cô bé không đủ tiền để mua chuỗi ngọc .
- Câu 3: Theo em, vì sao Pi- e đưa cho cô bé chuỗi ngọc gói trong bao lụa đỏ?
3. Củng cố, dặn dò: HS nêu nội dung chính của bài tập đọc.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS vè luyện đọc lại bài tập đọc.
Thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2011
Tiếng việt
Ôn tập về từ loại
I. Mục tiêu: Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức đã học về: Danh từ, đại từ, quy tắc viết hoa danh từ riêng.
- HS biết đặt câu có danh từ, đại từ trong các kiểu câu đã học.
II. Chuẩn bị: vở bài tập TV- Tập 1
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Thế nào là danh từ? Đặt câu có danh từ.
 Thế nào là đại từ? Đặt câu có đại từ.
B. Ôn tập
- HS làm các bài tập trong vở BTTV. 
GV quan sát hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1: 1HS đọc nội dung BT, cả lớp đọc thầm và làm vào vở.
- Gọi vài HS trả lời, GV ghi lên bảng.
 Lời giải: - Danh từ riêng: Nguyên
 - Danh từ chung: chị gái, tay, má,...
Bài 2: HS làm vào vở, GV gọi HS trả lời. HS nhận xét, bổ sung.
 Lời giải: + Khi viết tên người, tên địa lý VN, cần viết hoa các chữ cái đầu mỗi tiếng.
 + Khi viết tên người, tên địa lý nước ngoài cần viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận, giữa các tiếng có gạch nối.
 Những tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa như viết tên người, tên địa lý Việt Nam.
Bài 3: HS tự làm vào vở. Gọi HS trả lời miệng. HS nhận xét bổ sung.
 Lời giải: Các đại từ ở bài tập 1 là: Chị, em, tôi, chúng tôi.
Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài tập và làm vào vở. 1 HS lên bảng làm. 
- GV hướng dẫn cách làm: Đọc kĩ từng câu trong đoạn văn; Xác định đó là kiểu câu gì?; Xác định chủ ngữ trong câu là danh từ hay đại từ.
- HS nhận xét bài trên bảng. GV kết luận bài giải đúng.
- VD: Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu ai làm gì?
 + Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào.
 DT
 + Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má.
 ĐT
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài và ôn tập động từ, tính từ, quan hệ từ chuẩn bị cho tiết sau.
_________________________________
Tiếng việt
Luyện viết chính tả: Nghe - viết
I. Mục tiêu: HS luyện viết 4 khổ thơ cuối trong bài Hạt gạo làm ta; trình bày đúng bài thơ 4 chữ; bài viết sai không quá 5 lỗi.
- HS làm BT chính tả phân biệt ch/ tr.
- GDHS ý thức giữ gìn VSCĐ.
II. Chuẩn bị: Vở ô li; bảng phụ để ghi BT; sách TV5- Tập 1.
III. Các hoạt động dạy - học
1 Luyện viết chính tả
- Gv đọc mẫu bài viết- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm và nêu ND bài viết.(Hạt gạo được làm nên từ bao mồ hôi, công sức của người ND và tấm lòng của hậu phương đối với tiền tuyến)
- HS đọc thầm và tìm từ khó viết, GV đọc cho HS luyện viết. VD: bão, trưa, chết, xuống cấy, khẩu súng, quang trành,...
- Gv đọc cho HS viết bài vào vở ô li.
- Đọc cho HS soát lỗi; chấm một số bài, nhận xét và chữa những lỗi HS viết sai nhiều.
2. Làm BT chính tả
- GV ghi sẵn BT trên bảng phụ; HS làm vào vở; 2 HS làm bài trân bảng.
- HS nhận xét, bổ sung.
Bài tập: a) Tìm một số từ ngữ bắt đầu bằng ch hoặc tr.
b) Điền vào chỗ trống ch hoặc tr
- Tiền .....ao .....áo múc.
- Vụng ...èo khéo .....ống.
 - Đâm .....ồi nảy lộc.
 - .....ướng tai gai mắt.
3. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học. Về nhà luyện viết lại bài.
_________________________________
Toán
Luyện tập chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được
là một số thập phân
I. Mục tiêu: Tiếp tục củng cố kĩ năng thực hiện phép chia cho HS.
- HS biết vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập.
- Giáo dục cho HS tính tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: vở bài tập toán- tập 1
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp.
 - Đặt tính rồi tính: 150 : 18 3125 : 45
B. Luyện tập
- HS làm các bài tập trong vở bài tập toán- tr 82. GV quan tâm giúp đỡ HS yếu.
Bài 1: Gọi HS nêu cách làm từng ý và làm vào vở.
- HS nhận xét bài trên bảng , chữa.
 Củng cố cách thực hiện biểu thức có ngoặc đơn, không có ngoặc đơn.
Bài 2: HS đọc bài toán và làm vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài trên bảng.
Bài giải
 Chiều rộng của mảnh vườn là: 26 : 5 x 3 = 15,6 (m)
 Chu vi của mảnh vườn là: (26 + 15,6) x 2 = 83,2 (m)
 Diện tích của mảnh vuờn là: 26 x 15,6 = 405,6 (m2)
 Đáp số: Chu vi: 83,2 m; Diện tích: 405,6 m2
Bài 3: HS đọc BT và nêu cách giải . HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài.
 Đáp số: 34 km
Bài 4: HS tự làm bài vào vở. 1HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài trên bảng
 Củng cố chia một tổng cho một số.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về làm tiếp (Nếu chưa xong).
Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011
Toán
Luyện tập chia một số tự nhiên cho một số thập phân
I. Mục tiêu: Củng cố cách chia một sốặt nhiên cho một số thập phân.
- HS vận dụng để làm các bài tập.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BTToán - Tập 1.
III. Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
B. Luyện tập
- HS làm các bài tập trong vở BTT- Tr. 85; GV quan tâm giúp đỡ HS yếu.
Bài 1: HS tự làm bài vào vở; 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét và nêu cách chia. GV nhận xét chốt lại cách chia và kết quả đúng.
	Củng cố chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
Bài 2: HS nêu yêu cầu và làm vào vở. 2 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét và nêu cách làm; GV chốt lại cách làm đúng.
a) x x 4,5 = 72
 x = 72 : 4,5
 x = 16
 b) 15 : x = 0,85 + 0,35
 15 : x = 1,2
 x = 15 :1,2
 x = 12,5
Bài 3: HS đọc bài tập và làm vào vở. 1 HS khá lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, Gv chốt lại lời giải đúng.
Bài giải
	Diện tích cái sân hình vuông hay diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:
	12 x 12 = 144 (m2)
	Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là:
	144 : 7,2 = 20 (m)
	 Đáp số: 20m
Bài 4: HS tự làm vào vở; gọi một số HS trả lời.
- HS khác nhận xét và tìm các giá trị khác. GV nhận xét và yêu cầu HS giải thích.
	VD: x = 5,501 ; 5,502 ; 5,503,...
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập chia một số thập phân cho một số thập phân
I. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân (đặt tính và tính)
- HS vận dụng để làm các bài tập.
- GD tính cẩn thận, tự giác làm bài cho HS.
II. Chuẩn bị: vở bài tập toán- tập 1
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: HS nhắc lại quy tắc chia 1STP cho 1STP.
B. Luyện tập: HS làm các bài tập trong VBT toán- tr 86. GV giúp đỡ HS làm bài.
Bài 1: HS tự làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài trên bảng.
 Củng cố chia 1STP cho 1STP.
Bài 2: HS đọc bài tập và làm vào vở, 1HS lên bảng trình bày bài giải.
- HS nhận xét và chữa bài trên bảng.
 Đáp số: 3,8 l dầu
 Củng cố giải toán rút về đơn vị.
Bài 3: HS đọc bài toán và làm vào vở, 1HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét,chữa bài.
Bài giải
 Thực hiện phép tính: 250 : 3,8 = 65 (dư 3)
 Vậy có 250 m vải may được nhiều nhất 65 bộ quần áo như thế và còn thừa 3 mét vải.
 Đáp số: 65 bộ quần áo, còn thừa 3 m vải.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về xem lại bài.
______________________________
Tiếng việt
Ôn tập về từ loại
I. Mục tiêu: Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức về: động từ, tính từ, quan hệ từ.
- Biết sử dụng động từ, tính từ, quan hệ từ để đặt câu và viết đoạn văn.
II. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: HS nhắc lại khái niệm về động từ, tính từ, quan hệ từ.
B. Ôn tập 
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV ghi các bài tập lên bảng, HS đọc xác định yêu cầu và làm vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ HS làm bài
Bài 1: Đọc đoạn văn sau. Xếp các từ trong đoạn văn vào bảng phân loại từ bên dưới:
 Bạn bè trong lớp còn gọi Thuỵ là "Thuỵ thực vật" bởi cậu ta rất say mê tìm hiểu cỏ cây, hoa lá. Thuỵ có một mảnh vườn riêng trồng nhiều thứ cây lạ. Những lúc rỗi cậu ta ra vườn, có thể trò chuyện rì rầm với cây cối hàng giờ. Thuỵ thường ra sức chứng minh cho các bạn hiểu rằng cây cỏ cũng rất tình cảm, hiểu được sự thương yêu chăm sóc của con người.
Danh từ
Động từ
Tính từ
Quan hệ từ
Bài 2: Đặt câu với các cặp quan hệ từ : Nếu... thì.... ; Tuy... nhưng... ; Vì ... nên...
- Cho biết các cặp quan hệ từ đó biểu hiện mối quan hệ gì?
Bài 3 (HS khá, giỏi): Dựa vào ý khổ thơ 4 trong bài hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa, viết một đoạn văn ngắn tả các bạn chống hạn hoặc bắt sâu cứu lúa, Chỉ ra một động từ, một tính từ và một quan hệ từ mà em dùng trong đoạn văn ấy.
2. Hoạt động 2: Chữa bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 1; 2 HS làm bài tập 2. HS nhận xét,

File đính kèm:

  • doctuan 14.doc
Giáo án liên quan