Giáo án Lớp 5 - Trường Tiểu học Bó Mười A

 

A. MỤC TIÊU:

1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bộ bức thư của Bác Hồ và đọc đúng các từ : Vui vẻ, sung sướng, đồng bào, nô lệ, kiến thiết , .

- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết , ngắt nghỉ hơi đúng chỗ

- HS khá giỏi : đọc thể hiện được tình cảm thân ái , trìu mến , tin tưởng .

2. Hiểu các từ ngữ trong bài và các từ: giời, giở đi.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm công học tập của các em (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)

- Các em thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

* THND: BH là người có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm giáo dục trẻ em để tương lai đất nước tốt đẹp hơn

 

doc217 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Trường Tiểu học Bó Mười A, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối với cách mạng, nhân vật dì Năm đại diện cho người dân Nam Bộ rất dũng cảm mưu trí,đối phó với giặc bảo vệ cán bộ cách mạng.Trong bài tình huống kết thúc màn 1 là hấp dẫn nhất vì dì Năm làm bọn giặc hí hửng tưởng Dì sắp khai nhưng chúng tẽn tò khi Dì căn dặn con trai mình. Tình huống đó thể hiện sự mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm( thắt nút) sau đó giải quyết rất nhanh và rất khéo.Chúng ta sẽ biết khi học phần tiếp theo.
3. HDHS đọc diễn cảm :
- Gọi 5 HS đọc đoạn kịch theo vai
? Nêu giọng đọc của từng nhân vật ? 
- GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu đoạn 1: Nhấn giọng ở những từ ngữ; có thấy, hổng thấy, lâu mau, tức thời, không, rõ ràng, quẹo vô, chồng tui.
 Nghỉ 2 nhịp ở chỗ ngăn cách giữa : nhân vật và lời nói của nhân vật ở các cuối câu. Nghỉ 1 nhịp ở giữa các dấu phẩy.
- GV chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 6 em, mỗi em sắm 1 vai, em đóng vai người dẫn chuyện đọc phần mở đầu và các phần ghi trong ngoặc đơn
- GV gọi HS thi đọc
- GV nhận xét và khen nhóm đọc hay 
IV. Củng cố - dặn dò :
 ? Câu chuyện cho em biết điều gì?
- Về tập đóng vai màn kịch trên. Đọc trước phần 2 của vở kịch: Lòng dân.
- GV nhận xét tiết học.
- HS hát.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
- HS lắng nghe.
- 3 đoạn.
Đoạn 1: từ đầu đến lời dì Năm.
Đoạn 2: tiếp đến rục rịch tao bắn.
Đoạn 3: phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt).
- HS đọc CN.
- HS phát hiện giọng đọc
- 1 HS đọc chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 HS đoạn bài.
 - HS lắng nghe.
- HS đọc lướt toàn bài và thảo luận cặp đôi.
- Chú cán bộ bị giặc rượt đuổi bắt, hết đường,chạy vào nhà dì Năm
- Dì đưa chú một cái áo khác để thay rồi bảo chú ngồi xuống chõng và giả vờ ăn cơm.
- Dì năm bình tĩnh trả lời các câu hỏi của tên cai.Dì nhận chú cán bộ là chồng, Dì kêu oan khi bị giặc trói, Dì vờ chăng chối, căn dặn con mấy lời.
- HS nêu tình huống mình thích.
+ Thích chi tiết dì Năm khẳng định chú cán bộ là chồng vì dì rất dũng cảm.
+ Thích chi tiết bé An oà khóc vì rất hồn nhiên và thương mẹ.
+ Thích chi tiết bọn giặc doạ dì Năm, dì nói: Mấy cậu để...để tui...bọn giặc tưởng dì sẽ khai, hoá ra dì lại xin chết và muốn nói với con trai mấy lời trăng trối.
Ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
- 5 HS đọc
+ Cai và Lính: giọng hống hách xấc xược
+Dì năm và chú cán bộ Tự nhiên: giọng dì năm nhỏ,nỉ non rất khéo giả vờ than vãn, nghẹn ngào….
+An : giọng tự nhiên như một đứa trẻ đang khóc
- HS lắng nghe GV hướng dẫn và đọc mẫu.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- 2 nhóm lên thi đọc.
- Lớp nhận xét.
 -------------------------------------------------------
Tiết 3 : 
TOÁN LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU: 
 - Biết cộng , trừ , nhân , chia hỗn số và so sánh các số .
- Rèn kĩ năng tính và giải toán.
- GDHS ý thức tự giác làm bài.
 B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 - Gv: Giáo án,SGK
 - HS: SGK, vở ghi
C. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC
 - Thảo luận nhóm, thực hành, 
D.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng.
Chuyển các hỗn số sau thành phân số:
 ; 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài: - Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài tập luyện tập về hỗn số.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1(14) HS làm cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- GV chữa bài
? Em hãy nêu cách chuyển từ hỗn số thành phân số.
- GV nhận xét ghi điểm.
Bài 2 (14) Cặp đôi
- GV yêu cầu HS đọc đề toán.
- GV viết lên bảng : …, 
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 và tìm cách so sánh hai hỗn số trên 
- GV nhận xét tất cả các cách so sánh HS đưa ra, khuyến khích các em chịu tìm tòi, phát hịên cách hay. 
- Yêu cầu Hs làm làm bài 
- GV nhận xét.
- HS khá giỏi : làm phần b ,c .
- GV gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 (14) Nhóm bàn
- GV gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài.
- GV chia lớp làm 4 nhóm ( mỗi nhóm làm 1 phép tính )
? Nêu cách thực hiện phép cộng (phép trừ) hai phân số cùng, khác mẫu số ?
- Gv nhận xét 
IV. Củng cố - dặn dò: 
? Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số ?
- Về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau 
- Nhận xét tiết học .
- HS hát 
- 2 HS lên bảng,lớp làm nháp, nhận xét.
 ; 
- HS nghe.
- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
 ; ; ; 
- HS trả lời, lớp theo dõi để nhận xét.
- HS đọc thầm.
- HS trao đổi với nhau để tìm cách so sánh.
- Một số HS trình bày cách so sánh của mình trước lớp.
+ Ta so sánh phần nguyên rồi đến phần thập phân. Nếu phần nguyên bằng nhau ta đổi hỗn số về phân số rồi so sánh như so sánh hai phân số.
 a. ; mà 
 nên 
- HS theo dõi nhận xét của GV, sau đó tự làm tiếp các phần còn lại của bài vào vở.
b, ; mà < 
 nên < 
c, ; mà > 
 nên > 
d, ; mà =
 nên 
- HS chữa bài miệng trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nêu : Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hịên phép tính.
- Các nhóm thảo luận và ghi bài vào bảng nhóm dán bảng .
a) b)
c) 
d) 
- Các nhóm nhận xét
 ---- ------------------------------------------ 
Tiết 4 : 
ĐẠO ĐỨC : CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH ( tiết 1)
 ( Tích hợp kĩ năng sống)
 A. MỤC TIÊU: 
 Học xong bài này, HS biết:
 - Thế nào là trách nhiệm về việc làm của mình .
 - Biết khi làm gì việc sai biết nhận và sửa chữa .
 - Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình . 
 - GDHS phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
 - HS khá giỏi : Không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác .
 - KNS: + Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm( biết cân nhắc trước khi nói hoặc hành động; khi làm điều gì sai, biết nhận và sửa chữa) .
 + Kĩ năng kiên định bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân.
 + Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những hành vi vô trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác). 
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 - Một vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận và sửa lỗi .
 - Bài tập 1 được viết sẵn trên giấy khổ lớn hoặc trên bảng phụ
 - Thẻ màu dùng cho hoạt động 3, tiết 1
C. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC
 - Thảo luận nhóm, tranh luận, xử lí tình huống, đóng vai.
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức : HS hát 
II. Kiểm tra bài cũ
 -Gọi HS đọc ghi nhớ của bài: Em là học sinh lớp 5
 - GV nhận xét, ghi điểm
III. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đôi khi mắc lỗi với mọi người . Vậy chúng ta phải có trách nhiệm như thế nào với việc làm đó . Bài học hôm nay giúp các em hiểu rõ hơn .
 2. Nội dung bài
a. Hoạt động 1: tìm hiểu chuyện Chuyện của bạn Đức
 * Mục tiêu: 
 - HS thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức , biết phân tích đưa ra quyết định đúng.
 * Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện
- GV kể chuyện lần 1.
- GV kể chuyện lần 2 theo tranh .
- Gọi 1 HS kể chuyện theo tranh.
- Gv nêu câu hỏi cho HS thảo luận theo cặp.
? Đức đã gây ra chuyện gì?
? Đức đã vô tình hay cố ý gây ra chuyện đó ?
? Sau khi gây ra chuyện Đức và Hợp đã làm gì ? Việc làm đó của hai bạn đúng hay sai?
? Khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào ?
? Theo em Đức nên làm gì ? Vì sao lại làm như vậy ?
GV kết luận: Khi chúng ta làm việc gì có lỗi, dù là vô tình chúng ta cũng nên dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi dám chịu trách nhiệm với việc làm của mình.
? Qua câu chuyện trên em rút ra điều gì ? 
- Rút ra ghi nhớ, gọi HS đọc.
b. Hoạt động 2: Làm bài tập 1.
* Mục tiêu: 
 - HS xác định được những việc làm nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm.
 * Cách tiến hành
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm thảo luận bài tập 1
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận: (a ), ( b ), ( d ), ( g ) là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm; ( c), ( đ ), ( e ) không phải là biểu hiện của người sống có trách nhiệm.Biết suy nghĩ trước khi hành động, dám nhận lỗi, sửa lỗi, làm việc gì thì làm đến nơi đến chốn.... là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm. Đó là những điều chúng ta cần học tập.
 c. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ( bài tập 2)
* Mục tiêu: HS biết tán thành những ý kiến đúng và không tán thành những ý kiến không đúng.
 * Cách tiến hành
- GV phát thẻ yêu cầu HS bày tỏ thái độ của mình bằng cách giơ thẻ : đúng màu đỏ, sai màu xanh
- GV nêu lần lượt từng ý kiến của bài tập 2
+ Bạn gây ra lỗi, mình biết mà không nhắc nhở là sai.
 + Mình gây ra lỗi, nhưng không ai biết nên không phải chịu trách nhiệm.
 + Cả nhóm cùng làm sai nên mình không phải chịu trách nhiệm.
 + Chuyện không hay xảy ra lâu rồi thì không cần phải xin lỗi.
 + Không giữ lời hứa với em nhỏ cũng là thiếu trách nhiệm và có xin lỗi.
- Yêu cầu HS giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối ý kiến đó.
GV kết luận: Tán thành ý kiến ( a ), (đ )
Không tán thành ý kiến ( b), (c), (d).
 3. Củng cố dặn dò
 ? Mỗi chúng ta phải cố trách nhiệm về việc làm của mình như thế nào? 
- Về học bài, chuẩn bị trò chơi đóng vai theo bài tập 3.
- Nhận xét tiết học 
Hát 
- 2 HS đọc
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, quan sát.
- 1 HS kể chuyện theo tranh
- HS thảo luận theo cặp các câu hỏi.
+ Đức đã đá quả bóng vào bà Doan đang gánh đồ.
+ Đức đã vô tình gây ra chuyện đó.
+ Sau khi gây ra chuyện Hợp đã ù té chạy mất hút. Còn Đức luồn theo rặng tre chạy vội về nhà. Việc làm đó của hai bạn là sai.
+ Khi về đến nhà Đức cảm thấy ân hận và xấu hổ.
+ Theo em, hai bạn nên chạy ra xin lỗi và giúp bà doan thu dọn đồ. Vì khi chúng ta làm gì đó chúng ta nên có trách nhiệm đối với việc làm của mình.
+ Cần phải suy nghĩ trước khi hành động và chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
- 2 HS đọc
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ a, b, d, g, là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm 
+ c, đ, e không phải là biểu hiện của người sống có trách nhiệm 
- HS bày tỏ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
 -----

File đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 huyen.doc