Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 21

 

I. Mục tiêu

 1. Biết đọc diễn cảm bài văn ,đọc phân biệt lời các nhân vật

 2. Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự,quyền lợi của đất nước.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

Giáo dục HS kĩ năng sống:Tự nhận thức(nhận thức được trách nhiệm công dân của mình,tăng thêm ý thức tự hào,tự trọng,tự tôn dân tộc).Tư duy sáng tạo.

II. Đồ dùng dạy - học

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động dạy - học

 

doc48 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 21, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đại.
* HS khá, giỏi : Nêu được những điểm khác nhau của Lào và Cam-pu-chia về vị trí địa lí và địa hình.
II. Đồ dùng dạy - học
Bản đồ Các nước châu á.
Bản đồ tự nhiên châu á.
Các hình minh hoạ SGK.
GV và HS sưu tầm các tranh ảnh, thông tin về tự nhiên, các cảnh đẹp, các ngành kinh tế, văn hoá - xã hội của ba nước Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc.
III. Các hoạt động dạy - học 
A-Kiểm tra bài cũ
 Châu á.( tieỏp theo)
GV nêu câu hỏi gọi hs trả lời
B- Bài mới
 1 Giới thiệu bài:
- GV treo lược đồ các nước châu á và nêu yêu cầu HS chỉ và nêu tên các nước có chung đường biên giới trên đất liền với nước ta.
- 1 HS lên bảng vừa chỉ trên lược đồ vừa nêu:
Trung Quốc ở phía Bắc nước ta
Lào ở phía Tây Bắc nước ta.
Cam-pu-chia ở phía Tây nam nước ta.
- GV giới thiệu: Đó là ba nước láng giềng rất gần gũi với nước ta. Trong giờ học này các em sẽ cùng tìm hiểu về ba nước này
b- Giảng bài :
Hoạt động 1: Cam- pu- chia
- Yêu cầu HS dựa vào lược đồ các khu vực châu á và lược đồ kinh tế một số nước châu á để thảo luận, tìm hiểu những nội dung sau:
- Em hãy nêu vị trí địa lí của cam -pu- chia . 
- Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô Cam- Pu- chia?
-Nêu nét nổi bật của địa hình Cam- pu- chia?
-Dân cư Cam -pu -chia tham gia sản xuất ngành gì là chủ yếu? 
- Kể tên các sản phẩm chính của ngành này?
- Vì sao Cam -pu-chia đánh bắt được rất nhiều cá nước ngọt?
-GV mô tả kiến trúc đền ăng - co - vát và nêu người dân Cam -pu- chia chủ yếu là theo đạo phật , cam -pu- chia có rất nhiều đền, chùa tạo nên những phong cảnh đẹp , hấp dẫn, và được gọi là đất nước chùa tháp .
KL: Căm pu chia nằm ở Đông Nam á, giáp biên giới VN , kinh tế Căm pu chia đang chú trọng phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản 
- HS thảo luận nhóm 3
- Cam pu chia nằm trên bán đảo Đông Dương 
 trong khu vực ĐôngNam á, phía bắc giáp lào, thái lan, phía Đông giáp với VN, phía Nam giáp với biển và phía Tây giáp với Thái Lan
- Thủ đô Cam -pu -chia là Phnôm pênh
- Cam- pu -chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo.
Dân cư cam- pu- chia tham gia sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
- Các sản phẩm chính của ngành nông nghiệp là lúa gạo, hồ tiêu, đánh bắt cá nước ngọt
- Vì giữa cam-pu -chia là Biển Hồ, đây là một hồ nước ngọt lớn như biển có chứa trữ lượng cá tôm nước ngọt rất lớn .
Hoạt động 2: Lào
- Yêu cầu HS dựa vào lược đồ các khu vực châu á và lược đồ kinh tế một số nước châu á cùng thảo luận: 
- Em hãy nêu vị trí của Lào?
- Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đo Lào?
- Nêu nét nổi bật của địa hình Lào?
- Kể tên các sản phẩm của Lào?
GV mô tả kiến trúc của Luông Pha- băng . 
Nói :Người dân lào chủ yếu là theo đạo phật 
- Lào nằm trên bán đảo Đông Dương, trong khu vực Đông Nam á phái bắc giáp TQ, phía Đông và Đông bắc giáp với VN. phái Nam giáp Căm pu chia , phía tây giáp với Thái Lan , phía Tây Bắc giáp với Mi- an ma, nước lào không giáp biển 
- Thủ đô lào là Viêng Chăn 
- Địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên.
- Các sản phẩm chính của Lào là quế, cánh kiến, gỗ quý và lúa gạo 
KL: Lào không giáp biển , có diện tích rừng lớn , là một nước nông nghiệp , ngành công nghiệp ở Lào đang được chú trọng phát triển 
Yêu cầu HS khá,giỏi nêu những điểm khác nhau giữa Lào và Cam- pu-chia về vị trí địa lí và địa hình.
Hoạt động 3: Trung Quốc
- HS dựa vào lược đồ các khu vực Châu á và lược đồ KinhTế thảo luận
- Hãy nêu vị trí địa lí của Trung Quốc? 
-Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô của Trung Quốc ?
- Em có nhận xét gì về diện tích và dân số nước Trung Quốc?
-Nêu nét nổi bật của địa hình Trung Quốc?
-Kể tên các sản phẩm Trung Quốc?
-Em biết gì về Vạn Lí Trường Thành ?
Đây là một công trình kiến trúc đồ sộ được XD bắt đầu từ thời Tầng Thuỷ Hoàng , để bảo vệ đất nước các đời vua Trung Hoa còn xây thêm trường thành chiều dài: 6700 Km 
- TQ nằm trong khu vựa ĐNA. TQ có chung biên giới với nhiều nước : Mông Cổ, Triều Tiên, Liên bang Nga, Việt Nam. Lào....
- Thủ đô Trung Quốc là Bắc Kinh.
- TQ có diện tích lớn, dân số đông nhất thế giới.
- Điạ hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên, phía đông bắc là đồng bằng hao bắc rộng lớn, ngoài ra còn một số đồng bằng nhỏ ven biển 
- Từ xưa đất nước trung hoa đã nổi tiếng với chè , gốm sứ. tơ lụa ...
KL: Trung Quốc có diện tích lớn,có số dân đông nhất thế giới ,nền kinh tế đang phát triển mạnh với một số mặt hàng công nghiệp,thủ công nghiệp nổi tiếng.
Hoạt động 4: Thi kể về các nước làng giềng của VN
- Chia lớp thành 3 nhóm thi kể 
+ Lào
+ Trung Quốc
+ Cam pu- chia
3- Củng cố dặn dò: 
-3hs đọc ghi nhớ. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau:Châu Âu
* * *
Rút kinh nghiệm:…………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 ==============
Tiết:4
Môn: Kể chuyện
Bài :chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu
- HS kể được một câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ tuổi thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử - văn hoá; hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng lớp viết đề bài.
III. Các hoạt động dạy - học
A-Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 HS
- GV gọi HS kể.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS lần lượt kể câu chuyện đã được nghe, được đọc nói về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
 B-Bài mới 
 1- Giới thiệu bài: 
 Trong tiết Kể chuyện trước, cô đã dặn các em về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết Kể chuyện hôm nay. Hôm nay, các em sẽ kể cho cô và các bạn cùng nghe một câu chuyện mà các em đã chứng kiến hoặc tham gia
- HS lắng nghe
 2- Hướng dẫn HS tìm hiểu y/c của đề bài -Cho HS đọc đề bài.
- GV viết cả 3 đề bài trên bảng lớp và gạch dưới những từ quan trọng trong từng đề bài. Cụ thể:
 • Đề 1: Kể một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử -văn hoá.
 • Để 2: Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ.
 • Đề 3: Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ
- Cho HS đọc gợi ý
GV: Em nào chọn đề nào thì nhớ đọc kĩ phần gợi ý cho đề đó
- Cho HS giới thiệu trước lớp câu chuyện mình sẽ kể
 GV: Mỗi em cần lập nhanh dàn ý cho câu chuyện. Nhớ chỉ gạch đàu dòng, không cần viết thành đoạn.
- 1 HS đọc cả 3 đề bài cho các HS khác lắng nghe
- 3 HS lần lượt đọc gợi ý trong SGK
- Một số HS nêu tên câu chuyện mình sẽ kể
3 HS thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
a) Thi kể trong nhóm
Học sinh kể chuyện trong nhóm + trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
b) Thi kể trước lớp
- Cho HS thi kể trước lớp.
- GV nhận xét khen những câu chuyện có ý nghĩa hay ,kể hay
- Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe + trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể và nêu ý nghĩa câu chuyện mình kể.
- Lớp nhận xét,cho điểm ,bình chọn.
3- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Dặn HS xem nội dung và tranh minh hoạ bài Kể chuyện tiết tới ở tuần 22 Ông Nguyễn Khoa Đăng.
- HS lắng nghe
* * *
Rút kinh nghiệm:…………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 ==============
Tiết:4
Môn:Khoa học
Bài 42: Sử dụng năng lượng chất đốt.
I. Mục tiêu
Sau bài học HS biết:
- Kể tên một số loại chất đốt.
-Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất :sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy,
Giáo dục HS kĩ năng sống:kĩ năng biết cách tìm tòi ,xử lí,trình bày thông tin về sử dụng chất đốt.Kĩ năng bình luận,đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và xử lí chất đốt.
 Tích hợp GDNLTKHQ
+Công dụng của một số chất đốt.
+ Sử dụng an toàn và tiết kiệm các chất đốt.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình và thông tin trang 86, 87, 88, 89 SGK
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
-Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống?
-Kể tên một số máy móc sử dụng năng lượng mặt trời?
- GV nhận xét,cho điểm.
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Các hoạt động 
* Hoạt động 1: Kể tên một số loại chất đốt.
+ Mục tiêu: HS nêu được một số loại chất đốt : rắn, khí, lỏng.
+ Cách tiến hành:
- HS thảo luận cả lớp
- Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng? trong đó chất đốt nào ở thể rắn. khí, lỏng?
Giáo dục HS kĩ năng sống:kĩ năng biết cách tìm tòi
Hỏi HS:
Chất đốt có tác dụng gì?
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận về công dụng của than đá và việc khai thác than đá.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp 
+ Than đá được sử dụng vào những việc gì?
+ ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
- ngoài than đá em còn biết tên loại than khác không?
- GV chỉ từng tranh minh hoạ và giới thiệu
* Hoạt động 3: Công dụng của dầu mỏ và việc khai thác dầu.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trang 87 SGK trao đổi thảo luận
-Dầu mỏ có ở đâu?
- Người ta khai thác dầu mỏ như thế nào?
-Những chất nào có thể lấy ra từ dầu mỏ?
- Xăng , dầu được sử dụng vào những việc gì?
-ở nước ta dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở đâu?
KL: Dầu mỏ làmột loại chất đốt rất quan trọng , không thể thiếu trọng đời sống hằng ngày của con người
*Giáo dục HS kĩ năng sống:kĩ năng biết cách tìm tòi ,xử lí,trình bày thông tin về sử dụng chất đốt.
Kĩ năng bình luận,đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và xử lí chất đốt.
3. Củng cố dặn dò:
-Giáo dục HS cách sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt
- GV hỏi hs vừa học.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- củi , rơm, rạ, than, dầu, ga,điện,mạt cưa,lá dừa, cồn…
- Thể rắn: củi, than đá, rơm ...
- Thể khí: ga
- Thể lỏng: dầu.cồn
Mỗi HS chỉ nêu một loại.
- Hs quan sát và thảo luận
- sử dụng trong đun nấu, sưởi ấm, sấy khô. chạy máy phát điện...
- ở các mỏ than.
- than cám, than bùn, than củi
- HS quan sát 
- Dầu mỏ có ở các mỏ dầu có trong tự nhiên , nó nằm sâu dưới lòng đất.
- Người ta dựng các tháp khoan ở nơi có chứa dầu mỏ , dầu được lấylên theo các lỗ khoan của giếng dầu.
- Những chất có 

File đính kèm:

  • docG.A.L.5.T.21.doc
Giáo án liên quan