Giáo án lớp 4 - Tuần 9 năm 2010

I/ Mục đích yêu cầu (Theo Nam Cao)

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.

- Hiểu nội dung bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- KNS: Giao tiếp

HSHN: tập đọc một đoạn trong bài

HSY: luyện đọc cả bài

II/ Đồ dùng dạy học

Tranh minh hoạ bài tập đọc

III/ Các hoạt động dạy - học

1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút

2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn bài "Đôi giày ba ta màu xanh" và nêu nội dung chính đoạn em vừa đọc.GV: Nhận xét, ghi điểm

2/ Dạy - học bài mới

a) Giới thiệu bài: 1 phút.

GV: Nêu và ghi tên bài lên bảng - HS nhắc lại

b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 30 phút

 

doc26 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 9 năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V nhận xét chung tiết học. 
- HS quan sát, nhận biết.
+ Các loại hoa, lá có nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau rất đẹp và phong phú.
+ Sử dụng trong trang trí nhưng cần vẽ đơn giản cho đẹp hơn.
- HS chia nhóm để thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Hoa rau muống, hoa bưởi,…Lá rau muống, lá bàng, lá dọc mùng,…
 + Mỗi loại hoa, lá có cấu trúc, khác nhau về hình dáng, đường nét và màu sắc khác nhau.
+ Hoa hồng, hoa cúc, hoa huệ, hoa lan, hoa ly,…
+ Màu đỏ, màu vàng, màu trắng, màu cam, màu tím,…
+Lá hoa hồng dạng tròn, lá hoa cúc dạng dài.
+ Có.
+ Rất đẹp.
+ Chăm sóc và bảo vệ cây xanh, không được trèo cây, hái lá bẻ cành khi chưa được phép. Yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên. Yêu quý cảnh đẹp và có ý thức giữ gìn cảnh quan. Phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên.
+ Tham gia các hoạt động làm sạch cảnh quan môi trường,…
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát, nhận biết hình dáng chung của hoa, lá.
- HS quan sát, nhận biết các bước vẽ.
+ Vẽ hình dáng chung của hoa, lá.
+ Vẽ trục và các nét chính của cánh hoa và la.
+ Vẽ nét chi tiết.
+ Vẽ màu.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe và tham gia cuộc chơi.
- HS chú ý lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- HS thực hành theo sự hướng dẫn của GV.
- HS chú ý lắng nghe.
+ Dựa theo mẫu để vẽ hoặc nhớ lại 1 loại hoa, lá mình thích.
+ Vẽ hình dáng chung.
+ Tìm đặc điểm.
+ Hình vẽ cân đối, rõ đặc điểm.
+ Vẽ màu theo ý thích.
* HS khá giỏi: Biết lược bỏ các chi tiết, hình vẽ cân đối.
* HS khuyết tật: HS hiểu hình dáng, đặc điểm, màu sắc của 1 số loại hoa, lá đơn giản.
- HS quan sát, nhận xét.
- HS nhận xét theo sự hướng dẫn của GV.
+ Rõ đặc điểm.
+ Hài hoà, có đậm, nhat,…
- HS xếp loại bài.
-HS chú ý lắng nghe.
IV. DẶN DÒ: (1')
 - Về nhà quan sát đồ vật có dạng hình trụ.
 - Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
Thứ tư ngày 16 tháng 10 năm 2013
TIẾT 1: TẬP ĐỌC
ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT.
 (Theo THẦN THOẠI HI LAP) 
I/ Mục đích yêu cầu (Nhữ Thành dịch)
- Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật (lời xin, khẩn cầu của Mi - đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt).
- Hiểu ý nghĩa: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.(trả lời được cá câu hỏi trong SGK).
HSY đọc đoạn 1,2 trong bài
HSHN: tập đọc
II/ Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
III/ Các hoạt động dạy - học
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút
2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn bài "Thưa chuyện với mẹ" và nêu ý chính đoạn em vừa đọc.
 HS đọc toàn bài và nêu đại ý của bài.GV: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy - học bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
GV: Nêu và ghi tên bài lên bảng - HS nhắc lại. 
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 30 phút.
* Luyện đọc.
1 HS đọc toàn bài.
GV chia đoạn: Đoạn 1: Từ đầu đến ... "sung sướng hơn thế nữa".
 Đoạn 2: "Bọn đầy tớ ... cho tôi được sống".
 Đoạn 3: Đoạn còn lại.
HS: Tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2-3 lượt).
GV: Kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS.
1-2 HS đọc chú giải.
GV: Đọc mẫu
* Tìm hiểu bài.
- HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi:
H: Thần Đi-ô-ni-dốt cho vua Mi-đát cái gì? (Một điều ước).
H: Vua Mi-đát xin thần điều gì? (Làm cho mọi vật ông chạm vào đều biến thành vàng).
H: Thoạt đầu, điều ước được thực hiện như thế nào?(Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử một quả táo, chúng đều biến thành vàng. Nhà vua tưởng như mình là người sung sướng nhất trên đời).
H: Nội dung đoạn 1 là gì? (Điều ước của vua Mi-đát được thực hiện).
- HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi:
H: "Khủng khiếp" nghĩa là thế nào? (Hoảng sợ, sợ đến mức tột độ).
H: Tại sao vua Mi-đát phải xin thần Đi-ô-ni-dốt lấy lại điều ước? (Vì nhà vua nhận ra điều khủng khiếp của điều ước: Vua không thể ăn uống bất cứ thứ gì vì tất cả những thứ ông đụng vào đều biến thành vàng, mà con người không thể ăn được vàng).
H: Đoạn 2 của bài nói lên điều gì? (Vua Mi-đát nhận ra sư khủng khiếp của điều ước).
- HS đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời câu hỏi:
H: Vua Mi-đát có được điều gì khi nhúng mình vào dòng nước trên sông Pác-tôn? (Ông đã mất đi phép màu và rửa sạch được lòng tham).
H: Vua Mi-đát hiểu ra điều gì? (Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam).
H: Nội dung đoạn cuối bài nói lên điêug gì? (Vua Mi-đát rút ra bài học quý).
1 HS đọc toàn bài - Lớp đọc thầm tìm nội dung chính của bài.
Đại ý: Những ước muốn tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người.
* Luyện đọc diễn cảm.
3 HS đọc nói tiếp 3 đoạn của bài - HS phát biểu để tìm ra giọng đọc.
GV: HS HS đọc diễn cảm đoạn văn "Mi-đát bụng đói . . . ước muốn tham lam".
HS đọc diễn cảm theo nhóm đôi - HS đọc phân vai.
GV: Tổ chức cho nhiều nhóm tham gia đọc.
HS: Bình chọn nhóm đọc hay nhất - GV nhận xét, ghi điểm.
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút
2 HS đọc phân vai toàn bài.
H: Câu chuyện giúp em hiẻu điều gì?
GV: Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài.
TIẾT 2: TOÁN
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC.
 I/ Mục tiêu
- Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
- Vẽ được đường cao của một hình tam giác.
- Làm được bài 1;bài 2. 
HSY BT1
HSHN: cộng trừ có nhứ số có 3 chữ số
+ HSKG làm thêm các BT còn lại.
II/ Đồ dùng dạy học
Thước thẳng và ê ke.
III/ Các hoạt động dạy - học
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
H: Hai đường thẳng song song có đặc điểm gì?
Gọi 1 HS lên bảng vẽ hai đường thẳng song song.
GV: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy - học bài mới.
GV: Nêu và ghi tên bài lên bảng - HS nhắc lại. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm và vuông góc với đường thẳng cho trước: 10 phút.
GV: Thực hiện các bước vẽ - HS quan sát.
- Đặt 1 cạnh góc vuông của ê ke trùng với cạnh AB
- Chuyển dịch ê ke trượt theo đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê ke gặp điểm E. Vạch một đường thẳng theo cạnh đó thì được đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB. C
GV: Tổ chức cho HS thực hành vẽ - 1 HS lên bảng vẽ 
Yêu cầu: - Vẽ dường thẳng AB bất kỳ.
- Lấy điểm E trên đường thẳng AB. E
- Dùng ê ke vẽ đường thẳng CD đi A B
qua điểm E và vuông góc với AB D 
GV: Nhận xét, giúp đỡ HS thao tác vẽ còn lúng túng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ đường cao của hình tam giác: 5 phút. 
GV: Vẽ lên bảng tam giác ABC. A
HS đọc tên tam giác. B H C
1 HS lên bảng vẽ đường thằng đi qua điểm B và vuông góc với cạnh AC của tam giác ABC.
GV: Đường cao của tam giác chính là đoạn thẳng đi qua một đỉnh và vuông góc với cạnh đối diện của đỉnh đó.
HS: Dùng ê ke vẽ đường cao hạ từ đỉnh A và C của tam giác ABC.
H: Một tam giác có mấy đường cao? (3 đường cao).
Hoạt động 3: Luyện tập: 15 phút.
Bài 1: HS nêu yêu cầu.
3 HS lên bảng - Mỗi em vẽ một trường hợp - Lớp làm vào vở.
HS: Nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: HS nêu yêu cầu.
3 HS lên bảng - Mỗi em vẽ một trường hợp 
HS: Nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 3: HSKG làm thêm.
3/ Củng cố dặn dò: 5 phút.
GV: Tổng kết tiết học, dặn HS về làm bài tập SGK.
TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I/ Mục đích yêu cầu
Dựa vào trích đoạn kịch "Yết Kiêu" và gợi ý trong SGK, bước đầu kể lại được câu chuyện theo trình tự không gian.
HSHN: tập chép một đoạn bài tập đọc tùy chọn
II/ Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ SGK, ý chính 3 đoạn viết sẵn trên bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy - học
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
2 HS kể lại chuyện "Ở vương quốc tương lai" GV: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy - học bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
GV: Nêu và ghi tên bài lên bảng - HS nhắc lại. 
b) Hướng dẫn làm bài tập: 30 phút.
Bài 1: 3 HS đọc từng đoạn trích - phân vai, GV là người dẫn truyện.
H: Cảnh 1 có những nhân vật nào? (Người cha và Yết Kiêu).
H: Cảnh 2 có những nhân vật nào? (Yết Kiêu và Nhà vua).
H: Yết Kiêu xin cha điều gì? (Xin cha đi giết giặc).
H: Yết Kiêu là người như thế nào? (Có lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết chí giết giặc).
H: Cha Yết Kiêu có đức tính gì đáng quý?(Tuổi già, sống cô đơn, bị tàn tật nhưng có lòng yêu nước, gạt bỏ hoàn cảnh gia đình, động viên con đi đánh giặc).H: Những sự việc trong 2 màn của vở kịnh được diễn ra theo trình tự nào?(Thời gian; Giặc nguyên sang xâm lược nước ta, Yết Kiêu xin cha lên đường đánh giặc. Sau khi cha đồng ý, Yết kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông).
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
H: Câu chuyên "Yết Kiêu" kể như gợi ý SGK là kể theo trình tự nào? (Không gian; Yết kiêu đến kinh thành, yết kiến vua Trần Nhân Tông kể trước sự việc diến ra ở quê giữa Yết Kiêu và cha mình).
GV: Khi kể chuyên theo trình tự không gian, chúng ta có thể đảo lộn trật tự thời gian mà không làm cho câu chuyện bớt phần hấp dẫn).
H: Muốn giữ lại những lời đối thoại quan trọng ta làm như thế nào? (Đặt lời đối thoại sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép).
H: Theo em nên giữ lại những lời đối thoại nào trong truyện này? 
Đ: Giữ lại các lời đối thoại:
+ Con đi giết giặc đây cha ạ.
+ Cha ơi! Nước mất thì nhà tan.
+ Để thần dùi thủng chiếc thuyền của giặc, vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.
+ Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy.
GV: Chuyển mẫu một câu trong đoạn 2.
Văn bản kịch
Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi lấy một loại binh khí. 
Chuyển thành lời kể
Cách 1 (lời dẫn gián tiếp): Thấy Yết Kiêu xin đi đánh giặc nhà vua rất mừng, bảo chàng nhận thứ binh khí mà chàng thích.
Cách 2 (lời dẫn trực tiếp): Nhà vua rất hài lòng trước quyết tâm giệt giặc của Yết Kiêu, bèn bảo: "Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.
GV: Tổ chức cho HS phát triển câu chuyện theo nhóm 4.
GV: Giúp đỡ các nhóm thảo luận. Nhắc các nhóm dùng hai câu mở đầu của từng cảnh để làm hai câu mở đầu đoạn.Khi kể chuyện có thể dùng từ ngữ để miêu tả hình dáng, nội tâm nhân vật
GV: Cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- HS kể từng đoạn
GV: Nhận xét, ghi điểm.
2 - 3 HS kể toàn truyện.
GV: Nhận xét, bình chọn HS kể đúng nội dung, hay.
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút.
GV: Nhận xét tiết học. Dặn HS về kể câu chuyện đã chuyển thể vào VBT.
TIẾT 4: KHOA HỌC
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I/ Mục tiêu 
Ôn tập các kiến thức về:
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trườn

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 9.doc
Giáo án liên quan