Giáo án lớp 4 - Tuần 9

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm, phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.

- Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu những từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài.

- KNS: Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực và kĩ năng thương lượng.

- Giáo dục HS yêu thích môn học.

II. Thiết bị dạy- học:

GV: bảng phụ viết đoạn luyện đọc.

HS: SGK

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Tổ chức :

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9:
Ngày soạn: 18/10/2013
Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2013
Tiếng Việt+
Tiết 17: Luyện đọc: Thưa chuyện với mẹ	
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm, phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu những từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài.
- KNS: Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực và kĩ năng thương lượng.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Thiết bị dạy- học:
GV: bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
a. Luyện đọc diễn cảm:	
HS: Nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
HS: Luyện đọc theo cặp.
1 – 2 em đọc cả bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Cương xin mẹ học nghề thợ rèn để làm gì?
- Thương mẹ vất vả nên muốn học nghề để kiếm
 sống, đỡ đần cho mẹ.
+ Mẹ Cương nêu lý do phản đối như thế nào?
- Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ bảo nhà Cương 
dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho 
Cương đi làm nghề thợ rèn vì nó mất thể diện gia 
đình.
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
- Cương nắm tay mẹ, nói với mẹ những lời thiết tha: 
Nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp 
hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
+ Nhận xét cách trò chuyện giữa 2 mẹ con Cương?
- Cách xưng hô: Rất thân ái.
- Cử chỉ: Thân mật, tình cảm (xoa đầu Cương,
 nắm tay mẹ thiết tha)
HS: Luyện đọc phân vai.
Thi đọc diễn cảm.
HS: Thi đọc diễn cảm .
4. Hoạt động nối tiếp:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
Toán +
Tiết 17: Luyện tập : hai đường thẳng song song
I.Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố biểu tượng về hai đường thẳng song song (là 2 đường thẳng không bao giờ gặp nhau).
- Nhận biết được hai đường thẳng song song.
- GD HS ý thức chăm học.
II. Thiết bị dạy học: 
GV: Thước kẻ, Bảng phụ BT3, giấy khổ to đã vẽ sẵn hình BT4
HS : bút màu, vở BTT
III. Các hoạt động dạy học :
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ: - Hai đường thẳng song song với nhau thì như thế nào?
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
Bài 1: Giúp HS nhận biết các cặp cạnh song song trong hình chữ nhật và hình vuông.
a)- GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng .
? Các cặp cạnh nào song song với nhau trong hình chữ nhật ABCD
b)- GV vẽ hình vuông MNPQ lên bảng.Hướng dẫn HS như phần a.
Bài 2: Giúp HS tìm ra các cạnh song song và vuông góc với 1cạnh cho trước.
- GV vẽ hình như trong VBTT.
a) cạnh nào song song với cạnh MN?
b)Trong hình chữ nhật MNCD cạnh nào vuông góc với cạnh DC?
-2-3HS trả lời. 1 HS lên bảng viết.
Cả lớp viết câu trả lời vào vở.
+AB và DC là 1 cặp cạnh song song với nhau.
+AD và BC là 1 cặp cạnh song song với nhau.
-HS trả lời: cạnh AB và cạnh DC
HS viết vào vở
-HS trả lời: cạnh MD, NC
Bài 3: Viết tiếp vào chỗ chấm:
- GV gắn bảng phụ vẽ sẵn 2 hình như trong vở BT
- GV chấm điểm chữa bài.
Bài 4: Tô màu vào hình tứ giác có cặp cạnh song song với nhau.
-GV gắn đò dùng đã chuẩn bị.Gọi HS lên bảng tô màu.
-Nhận xét.
-HS đọc yêu cầu.Cả lớp làm bài vào VBTT
-HS đọc yêu cầu bài tập.
-HS dùng bút màu để tô.
-3HS lên bảng
-Nhận xét.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Hai đường thẳng song song với nhau thì như thế nào?
- GV nhận xét giờ học.Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau .
Ngày soạn: 20/10/2013
Thứ tư ngày 23 tháng 10 năm 2013
Toán+ 
Tiết 18: Luyện tập : vẽ hai đường thẳng song song
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố vẽ 1 đường thẳng đi qua 1 điểm và song song với 1 đường thẳng cho trước.
- Rèn kĩ năng vẽ hình chính xác .
- GD ý thức học tập tốt .
II. Thiết bị dạy học:
GV, HS : Thước kẻ và Ê - ke.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu - ghi tên bài:
* Bài 1: Vẽ đường thẳng đi qua điểm O và song song với đường thẳng AB
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 HS lên bảng vẽ.
- Cả lớp vẽ vào vở.
* Bài 2: 
a)- GV vẽ tam giác ABC lên bảng.
+Vẽ đường thẳng AX đi qua điểm A và song song với cạnh BC
+Vẽ đường thẳng CY đi qua điểm C và song song với cạnh AB
b)GV hỏi: các cặp cạnh nào song song với nhautrong hình tứ giác ADCB?
Y
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào VBT.
- 1 HS lên bảng vẽ đường thẳng AX song song với BC.
- 1HS lên thực hiện.
- 1 em lên viết điểm D
A
X
D
B
C
-HS trả lời.
* Bài 3: Cho HS làm vào vở.
A
B
C
D
E
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
a) Yêu cầu HS vẽ được đường thẳng đi qua B và song song với AD.
b) Dùng Ê - ke kiểm tra góc đỉnh E là góc gì rồi điền Đ- S vào ô trống.
GV chấm điểm , gọi HS chữa bài
*Bài 4: GV vẽ hình yêu cầu HS trả lời cạnh AB song song với các cạnh nào.
CD,EG,HI,PQ
4. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau .
Tiếng Việt +
TIếT 18: Luyện viết : Thưa chuyện với mẹ
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong bài “Thưa chuyện với mẹ”.
- Làm đúng các bài tập chính tả: Phân biệt các tiếng có phụ âm đầu hoặc vần dễ viết sai.
- HS có ý thức rèn chữ , giữ vở.
II. Thiết bị dạy học:
	GV : Bảng phụ, phiếu học tập.
	HS : Vở chính tả.
III. Các hoạt động dạy - học:
1.Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
2 – 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ bắt đầu r/d/gi.
3. Dạy bài mới: Giới thiệu- ghi bảng
a). Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV đọc đoạn viết chính tả.
- HS: Theo dõi.
- Đọc thầm lại toàn bài.
- HS ghi ra nháp những từ ngữ dễ viết sai chính tả.
- GV đọc từng câu cho HS viết bài vào vở.
- GV chầm một số vở của HS.Nhận xét.
- HS viết bài.
b). Hướng dẫn HS làm bài tập:
- GV gắn bảng phụ viết sẵn 1 đoạn trong bài chính tả cố ý để trống 1 số âm đầu HS đẽ lẫn.Yêu cầu HS lên bảng điền,dưới lớp làm vào phiếu học tập.
HS: Đọc thầm yêu cầu của bài tập, suy nghĩ làm bài.
- 3 – 4 HS lên bảng làm bài trên bảng phụ.
- Cả lớp nhận xét sửa sai.
- Đọc lại toàn bài đã làm đúng.
- GV chốt lại lời giải đúng:
4. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • dochTuan 9+.doc
Giáo án liên quan