Giáo án lớp 4 - Tuần 4

I - Mục tiêu - Yêu cầu

 - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.

- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.

- Cĩ ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.

-Yu mến, noi theo những tấm gương hs nghèo vượt khó.

* Ghi chú: Biết thế nào vượt khó trong học tập. và vì sao phải vượt khó trong học tập.

II - Đồ dùng học tập

 

doc33 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
øn kết, ngay thẳng)
Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính cần cù? 
- Ở đâu tre cũng xanh tươi / Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu; Rễ riêng không ngại đất nghèo / Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam?
- Khi bão: tay ôm tay níu cho gần nhau thêm.Thương nhau, tre chẳng ở riêng, lưng trần phơi nắng phơi sương, có manh áo gộc, tre nhường cho con.
Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính ngay thẳng? 
Nòi tre đâu chịu mọc cong. Búp măng non đã mang dáng thẳng thân tròn của tre. 
Tìm hình ảnh về cây tre và búp măng non mà em thích ?
- Có manh áo gộc tre nhường cho con.
- Nòi tre đâu chịu mọc cong; chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
GV nhấn mạnh :những hình ảnh đĩ cho thấy vẻ đẹp của mơi trường thiên nhiên, vừa mang y nghĩa sâu sắc trong cuộc sống.
Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì ?
- Sự kế tiếp liên tục của các thế hệ : tre già, măng mọc( sức sống lâu bền của cây tre). 
- Nội dung của bài thơ là gì?
Học sinh đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc.
HS đọc TLCH
HS đọc thầm và trả lời
-HS đọc tồn bài tìm ND. 
HĐ 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm(10phút)
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài thơ .
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
	- GV đọc mẫu
	-Từng cặp HS luyện đọc :“Nòi tre ……….xanh màu tre xanh.”
	-Một vài HS thi đọc diễn cảm
 -GV nhận xét, tuyên dương.
3 học sinh đọc 
- HS đọc thi
- Nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
4. Củng cố: (2phút)
- HS nêu ý nghĩa của bài thơ: ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương, ngay thẳng, chính trực. 
5. Dặn dò: (1phút) 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài Những hạt thóc giống. 
TOÁN
TIẾT 18 : YẾN , TẠ , TẤN
I -Mụ c tiêu: 
 - Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn, mối quan hệ của tạ, tấn với kí lô gam.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và kí lô gam.
- Biết thực hiện phép tính với các số đo: tạ, tấn.
* BT cần làm: bài 1; bài 2 (cột 2 làm 5 trong 10 ý); bài 3 ( chọn 2 trong 4 phép tính) 
II - Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu	
1.Khởi động: (2phút)
2.Bài cũ: Luyện tập (5phút)
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
3.Bài mới: 
Tiến trình
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
HĐ 1: Giới thiệu(1phút)
-Yến, tạ, tấn.
HĐ 2: Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn(10phút)
a.Ôn lại các đơn vị đo khối lượng đã học (kilôgam, gam)
Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị khối lượng đã được học?
1 kg = ….. g?
b.Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến
GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục kilôgam, người ta còn dùng đơn vị yến
GV viết bảng: 1 yến = 10 kg
Yêu cầu HS đọc theo cả hai chiều
Mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu kg gạo?
Có 30 kg khoai tức là có mấy yến khoai?
c. Giới thiệu đơn vị tạ, tấn:
Để đo khối lượng một vật nặng hàng trăm kilôgam, người ta dùng đơn vị tạ.
1 tạ = …. kg?
1 tạ = … yến?
Đơn vị đo khối lượng tạ, đơn vị đo khối lượng yến, đơn vị đo khối lượng kg, đơn vị nào lớn hơn đơn vị nào, đơn vị nào nhỏ hơn đơn vị nào?
Để đo khối lượng nặng hàng nghìn kilôgam, người ta dùng đơn vị tấn.
1 tấn = …kg?
1 tấn = …tạ?
1tấn = ….yến?
Trong các đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn, kg, g: đơn vị nào lớn nhất, sau đó tới đơn vị nào & nhỏ nhất là đơn vị nào?
GV chốt: có những đơn vị để đo khối lượng lớn hơn yến, kg, g là tạ & tấn. Đơn vị tạ lớn hơn đơn vị yến & đứng liền trước đơn vị yến. Đơn vị tấn lớn hơn đơn vị tạ, yến, kg, g & đứng trước đơn vị tạ (GV ghi bảng: tấn, tạ, yến, kg, g)
GV cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn với kg
1 tấn =….tạ = ….yến = …kg?
 1 tạ = …..yến = ….kg?
 1 yến = ….kg?
GV có thể nêu ví dụ: Con voi nặng 2 tấn, con bò nặng 2 tạ, con lợn nặng 6 yến… để HS bước đầu cảm nhận được về độ lớn của những đơn vị đo khối lượng này.
HS nêu: kg, g
1 kg = 1000 g
HS đọc
20 kg gạo
3 yến khoai
1 tạ = 100 kg
1 tạ = 10 yến
tạ > yến > kg
1 tấn = 1000 kg
1 tấn = 10tạ
1 tấn = 100 yến
tấn > tạ > yến > kg
HS nêu
HĐ 3: Thực hành(20phút)
Bài tập 1:
HS nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài. 
HS trình bày bài làm một cách đầy đủ. VD : Con bò nặng 2 tạ. 
Bài tập 2: cột 2 (làm 5 trong 10 ý)
Cho HS nêu lại mối quan hệ giữa yến và kg: 1yến = 10 kg từ đó nhẩm được 5 yến = 10 kg X 5yến = 50 kg.
Bài tập 3: chọn 2 trong 4 phép tính 
HS làm bài rồi sửa bài.
HS làm bàivà chữa bài
HS làm bài
HS sửa
-HS làm bài, sau đó 2 hs lên bảng tính , cả lớp nhận xét.
4.Củng cố(2phút)
Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo: tấn, tạ, yến, kg
5.Dặn dò: (1phút) 
Chuẩn bị bài: Bảng đơn vị đo khối lượng
Làm bài trong VBT
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 7 : CỐT TRUYỆN .
I - Mục đích ,yêu cầu :
 - Hiểu thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện : mở đầu, diễn biến, kết thúc ( ND ghi nhớ).
- Bước đầu biết sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó ( BT mục III ).
II.Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ của bài học.
4, 5 bảng phụ viết sẵn bài tập 1 của phần Nhận xét; các bài tập 1, 2 của phần luyện tập.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Khởi động: (2phút)
2.Bài cũ: Viết thư (5phút)
Một bức thư thường gồm những phần nào? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì? 
GV nhận xét
3.Bài mới: 
Tiến trình
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
HĐ 1: Giới thiệu(1phút) 
-Trong những giờ Tập làm văn trước, các em đã tìm hiểu về các phương diện: ngoại hình, hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Ngoài các yếu tố trên, trong văn kể chuyện còn có một yếu tố quan trọng khác là cốt truyện (cốt lõi của truyện). Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thế nào là cốt truyện.
HĐ 2: Hướng dẫn học phần nhận xét
(10phút)
Bài 1: GV yêu cầu lớp hoạt động theo nhóm
GV lưu ý: ghi ngắn gọn, mỗi sự việc chính chỉ ghi bằng một câu.
GV chốt lại:
+ Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá.
+ Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn Nhện ức hiếp & đòi ăn thịt.
+ Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn Nhện.
+ Gặp bọn Nhện, Dế Mèn quát mắng, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng đốt văn tự nợ & phá vòng vây hãm hại Nhà Trò.
+ Bọn Nhện sợ hãi, phải nghe theo. Nhà Trò được tự do.
Bài 2:
GV gợi ý: Trong truyện Dế Mèn bênh vự kẻ yếu, cốt truyện gồm chuỗi các sự việc bắt đầu từ việc Dế Mèn thấy Nhà Trò khóc, bèn gạn hỏi, biết rõ căn nguyên, Dế Mèn đi tìm bọn Nhện, doạ nạt & lên án bọn Nhện. Bọn Nhện khiếp sợ phải vâng lời Dế Mèn, hủy bỏ nợ nần & trả tự do cho Nhà Trò.
GV chốt: Cốt truyện là một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
Bài 3:
GV yêu cầu cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
GV chốt: Mỗi cốt truyện thường gồm 3 phần:
+ Mở đầu: sự việc khơi nguồn cho các sự việc khác (Dế Mèn bắt gặp Nhà Trò đang ngồi khóc bên tảng đá)
+ Diễn biến: các sự việc chính kế tiếp theo nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện (Dế Mèn nghe Nhà Trò kể tình cảnh mình; Dế Mèn phẫn nộ đến chỗ bọn Nhện; Dế Mèn quát mắng & bắt bọn Nhện xoá nợ, trả tự do cho Nhà Trò.
+ Kết thúc: Kết quả của các sự việc ở phần mở đầu & phần chính (bọn Nhện phải vâng lệnh Dế Mèn, Nhà Trò được giải thoát)
1 HS đọc yêu cầu của bài
HS xem lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (2 phần)
HS làm việc theo nhóm về thứ tự những sự việc chính. 
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
Tổ trọng tài cùng cả lớp nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu của bài
Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi
Vài HS nhắc lại
1 HS đọc yêu cầu của bài. 
Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi
HĐ 3: ghi nhớ(2phút)
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
-Vài HS đọc nội dung ghi nhớ, cả lớp đọc thầm lại nội dung này.
HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập
(18phút)
Bài 1: 
GV giải thích thêm: Thứ tự các sự việc chính trong truyện Cây khế xếp không đúng, các em có nhiệm vụ sắp xếp lại. Khi sắp xếp, chỉ cần ghi số thứ tự đúng của sự việc.
GV nhận xét, chốt lại.
Bài tập 2:
GV yêu cầu 6 HS dựa vào 6 sự việc đã được sắp xếp lại ở bài tập 2 kể lại câu chuyện 
-Mỗi em chỉ kể một sự việc.
- Sau đó, 1 – 2 HS kể toàn bộ câu chuyện.
1 HS đọc yêu cầu bài tập
HS làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
-6 HS kể lại sự việc đã được sắp xếp ở câu 2, mỗi em chỉ kể một sự việc
1, 2 em kể lại toàn bộ câu chuyện.
4.Củng cố : (2phút)
--Yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện.
5.Dặn dò: (1phút) 
-GV nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng cốt truyện.
MÔN : KĨ THUẬT (TIẾT: 4)
BÀI: KHÂU THƯỜNG (T1)
I.Mục tiêu :- Biết cách cầm vải , cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu 
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường.Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. 
- Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay .
* Với hs khéo tay: Khâu được 

File đính kèm:

  • docgiao an lop 42 tuan 4.doc
Giáo án liên quan