Giáo án lớp 3 - Tuần 29, thứ 4 năm 2012

I. Mục tiêu:

- Biết được quy tắc tính diện tích hình vuông theo số đo cạnh của nó.

- Vận dụng quy tắc để tính diện tích hình vuông theo đơn vị đo diện tích xăng – ti – mét vuông.(BTCL:1,2,3)

II/Chuẩn bị :

- Học sinh chuẩn bị một hình vuông kích thước 3cm

III. Các hoạt động dạy học

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 29, thứ 4 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 28 tháng 3 năm 2012
TOÁN
DIỆN TÍCH HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu:
- Biết được quy tắc tính diện tích hình vuông theo số đo cạnh của nó.
- Vận dụng quy tắc để tính diện tích hình vuông theo đơn vị đo diện tích xăng – ti – mét vuông.(BTCL:1,2,3)
II/Chuẩn bị : 
- Học sinh chuẩn bị một hình vuông kích thước 3cm
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1.Ổn định (1’) 
2.K/tra b/cũ - Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào ? (5’)
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1’)
 HĐ 1(12’)HD tìm diện tích hình vuông 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm số ô vuông trong hình vuông ABCD:
+ Các ô vuông trong hình vuông ABCD được chia làm mấy hàng ?
+ Mỗi hàng có bao nhiêu ô vuông ?
+ Có 3 hàng, mỗi hàng có 3 ô vuông, vậy có tất cả bao nhiêu ô vuông ?
 Giáo viên hỏi: Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu ?
- Vậy hình vuông ABCD có diện tích là bao nhiêu xăng – ti – mét vuông.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đo cạnh của hình vuông ABCD.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện phép tính nhân 3cm x 3cm.
 Giáo viên giới thiệu: 3cm x 3cm = 9cm2 , 9cm2 là diện tích của hình vuông ABCD. Muốn tính diện tích hình vuông ta có thể làm thế nào ?
- Giáo viên hỏi lại: Muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào ?
HĐ 2(14’):. Luyện tập thực hành
 Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính chu vi của hình vuông.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
 Bài 2
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đề bài toán.
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Số đo cạnh tờ giấy đang tính theo đơn vị nào ?
- Vậy muốn tính diện tích tờ giấy theo xăng – ti – mét vuông, trước hết chúng ta phải làm gì ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài.
 Giáo viên nhận xét và cho điểm
 Bài 3:
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Hãy nêu quy tắc tính diện tích của hình vuông.
- Như vậy, để tính diện tích hình vuông chúng ta phải biết gì ?
- Bài toán đã cho chúng ta độ dài cạnh chưa ?
- Bài toán đã cho gì ?
- Từ chu vi của hình vuông, có tính được độ dài cạnh không ? Tính thế nào?
- Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài.
 Giáo viên nhận xét và cho điểm.
HĐ 3(2’):. Củng cố - dặn dò
 Giáo viên tổng kết giờ học.
 Dặn: Học sinh về nhà làm bài tập luyện tập thêm.
 Bài sau: Luyện tập
- 2 em trả lời
- Nghe giáo viên giới thiệu bài
- Học sinh nhận đồ dùng- Gồm 9 ô vuông
- Học sinh trả lời theo cách tìm của mình ( Có thể đếm, có thể thực hiện phép nhân 3 x 3, có thể thực hiện ph/cộng 3+ 3 + 3 + )
- Được chia làm 3 hàng
- Mỗi hàng có 3 ô vuông
- Hình vuông ABCD có:
3 x 3 = 9 (ô vuong )
- Mỗi ô vuông là 1cm2
- Hình vuông ABCD có diện tích là 9cm2 
- Học sinh dùng thước đo và báo cáo kết quả: Hình vuông ABCD có cạnh dài 3cm
- Học sinh thực hiện: 3 x 3 = 9 ( cm2 )
- Ta lấy độ dài của 1 cạnh nhân với chính nó.
- Học sinh nhắc lại kết luận SGK
- Bài tập cho số đo cạnh của hình vuông, yêu cầu chúng ta tính diện tích và chu vi của hình.
- 1 học sinh nhắc lại trước lớp, học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào SGK.
- Một tờ giấy hình vuông có cạnh 80mm. Tính diện tích tờ giấy đó theo xăng – ti – mét vuông.
- Bài toán yêu cầu tính diện tích của tờ giấy hình vuông theo xăng – ti – mét vuông.
- Tính theo mi – li - mét
- Phải đổi số đo cạnh hình vuông, theo đơn vị xăng – ti – mét vuông.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Một hình vuông có chu vi 20cm. Tính diện tích hình vuông đó.
- Tính diện tích của hình vuông
- Muốn tính diện tích của hình vuông ta lấy độ dài 1 cạnh nhân với chính nó.
- Chúng ta phải tính độ dài cạnh của hình vuông.
- Bài toán chưa cho biết độ dài cạnh.
- Cho chu vi của hình vuông.
- Tính độ dài cạnh hình vuông bằng cách lấy chu vi chia cho 4
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập
TẬP ĐỌC 
LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC
I/Mục tiêu: 
-Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
-Bước đầu hiểu tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu…dục của Bác Hồ. Từ đó có ý thức luyện tập để bồi bổ sức khỏe. (TL được các CH trong SGK)
II/Chuẩn bị : 
-Ảnh B/Hồ đang l/ tập TD trong SGK
III/Các hoạt động dạy học : 
GV
HS
1.Ổn định (1’)
2.K/tra b/cũ (5’)
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1’)
HĐ 1(9’): L/đọc
-Đọc toàn bài
-HDHS l/đọc, kết hợp g/nghĩa từ
HĐ 2(8’): HDHS t/hiểu bài
+H1 sgk(Sức khỏe giúp giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới. Việc gì cũng phải có s/khỏe mới làm thành công)
H2 sgk(Vì mỗi 1 ngườ dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt,…khỏe)
H3 sgk(Siêng năng l/tập TDTT/ Từ nay hằng ngày em sẽ tập TD buổi sáng/ Em sẽ l/ tập để có cơ thể khỏe mạnh./…)
HĐ 3(9’): L/đọc lại
HĐ 4(2’):Củng cố, dặn dò
Hệ thống, nhận xét
CB: Gặp gỡ Lúc-xăm-bua
-2 em TN đọc bài
-Đọc TN từng câu
-Đọc TN từng đoạn
-Tìm hiểu TN, tập đặt câu
-Đọc từng đoạn trong nhóm
-Lớp đọc đ/thanh cả bài
-Đọc thầm bài văn, t/đổi TLCH1,2,3
-1 em K, G đọc lại toàn bài
-2 em thi đọc
-Lớp nh/xét bình chọn
THỦ CÔNG
LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (T2)
I. Mục tiêu:
	- Học sinh biết cách làm đồng hồ để bàn .
- Làm được đồng hồ để bàn .Đồng hồ tương đối cân đối .
- Học sinh yêu thích sản phẩm mình làm được.(HS khéo tay: Làm được cân đối, trang trí đẹp)
II/Chuẩn bị : 
	- Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công ( hoặc bìa màu )
	- Đồng hồ để bàn
	- Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn
	- Giấy thủ công hoặc bìa màu, giấy trắng, hồ dán, bút màu, thước kẻ, kéo thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1.Ổn định (1’)
2.K/tra b/cũ (5’)- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập môn thủ công của học sinh.
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1’)
HĐ 1(29’):HS thực hành
 Hỏi: Làm đồng hồ để bàn gồm mấy bước ?
 Giáo viên nhận xét
- Giáo viên treo tranh vẽ quy trình làm đồng hồ để bàn để hệ thống lại các bước làm đồng hồ.
Thực hành theo nhóm
- Cho học sinh thực hành cắt gấp để làm các bộ phận của đồng hồ ( khung, mặt, đế, chân đỡ đồng hồ )
- Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị tinh thần học tập và kết quả học tập của học sinh.
HĐ 2(2’):Củng cố, dặn dò
 Giờ sau mang giấy thủ công, hồ dán để học bài
 Bài sau: Làm đồng hồ để bàn ( Tiết 3 )
- Học sinh báo cáo sự chuẩn bị dụng cụ học tập.
- Học sinh theo dõi giáo viên giới thiệu bài.
Học sinh nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.
3 bước:
+ Bước 1: Cắt giấy
+ Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ ( khung mặt, đế và chân đỡ đồng hồ)
+ Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- Học sinh nhận xét
- Học sinh quan sát tranh vẽ quy trình làm đồng hồ
- Thực hành cắt, gấp làm các bộ phận của đồng hồ ( khung, mặt đế, chân đỡ đồng hồ )
Nhận xét
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI:
THỰC HÀNH ĐI THĂM THIÊN NHIÊN
I/Mục tiêu: 
-Quan sát và chỉ được các bộ p-hận bên ngoài của các cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên.
(hs K,G: Biết phân biệt được một số cây, con vật đã gặp)
-Yêu cảnh thioeen nhiên: cây cối, con vật, bảo vệ
II/Chuẩn bị : Các hình SGK/108,109; giấy, hồ dán
III/Các hoạt động dạy học : 
GV
HS
1.Ổn định (1’)
2.K/tra b/cũ (5’)
-Nói tên các bộ phận cơ thể của các con thú rừng được q/sát
-Nêu sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1’)
HĐ 1(26’): đi thăm thiên nhiên
-Giao nhiệm vụ cả lớp: mQ/sát, vẽ hoặc ghi chép mô tả cây cối và các con vật các em dã nhìn thấy
HĐ 2 (2’): Củng cố, dặn dò
Hệ thống nhận xét
CB: Đi thăm thiên nhiên (tt) 
-2 em
-Đi thăm thiên nhiên ở gần trường
+Đi theo nhóm
+Từng em báo cáo với nhóm

File đính kèm:

  • docThứ tư.doc
Giáo án liên quan