Giáo án lớp 3 - Tuần 22, thứ 3 năm 2011

I. Mục tiêu:

- Rèn luyện kĩ năng nhân có nhớ hai lần

- Củng cố kĩ năng giải toán có hai phép tính, tìm số bị chia.

II. Các hoạt động dạy học

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 22, thứ 3 năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 14 tháng 02 năm 2012
TOÁN:
LUYỆN TẬP./116
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng nhân có nhớ hai lần
- Củng cố kĩ năng giải toán có hai phép tính, tìm số bị chia.
II. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1.Ổn định 
2.K/tra b/cũ - Gọi 2 học sinh làm phép tính
1325 x 2 = ? ; 1917 x 3 = ?
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề 
 * Đọc và viết: 2
Hướng dẫn học sinh luyện tập
- Bài 1: Gọi 4HS làm bảng lớp – lớp làm vào phiếu bài tập
-Bài 2: Làm vở ( giải toán )
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi điều gì ?
- Tính tiền An mua 3 cây bút 
- Tính số tiền còn lại ?
- Hãy trình bày bài giải trên ?
- Bài 3: Tìm x
Tổ 1,2 làm bài a.
Tổ 3,4 làm bài b.
- Gọi học sinh nhắc lại quy tắc tìm số bị chia ?
 Bài 4: Thực hiện dưới dạng trò chơi nhanh nhất, đúng nhất, dùng bút chì điền vào chỗ chấm.
* Cách chơi: Cho cả lớp thực hiện
HĐ 2 (3 phút ) Củng cố dặn dò 
-Nhận xét tiết học 
-Chuẩn bị bài sau 
1325 x 2 = 1650 ; 1917 x 3 = 5751
* Đọc viết số 2
a. 1324 x 2 = 2648
 1719 x 4 = 6876
b. 2308 x 3 = 6924
 1206 x 5 = 6030
- An mua 3 cây bút mỗi cây 2500đ, đưa 8000đ
- Cô bán hàng phải trả lại An bao nhiêu?
- 2500 x 3 = 7500
8000 – 7500 = 500
Số tiền An mua 3 cây bút:
2500 x 3 = 7500đ
Số tiền còn lại là:
8000 – 7500 = 500 (đồng )
 ĐS: 50 đồng
a. x : 3 = 1527
 x = 1527 x 3 
 x = 4581
b. x : 4 = 1823 
 x = 1823 x 4
 x = 7292
-Chú ý lắng nghe 
MĨ THUẬT
 Vẽ theo mẫu :VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC.
I. Mục tiêu: 
- Học sinh tập quan sát, nhận xét hình dạng, đặc điểm , màu sắc cái bình đựng nước.
- Vẽ được hình cái bình đựng nước.
-Cảm nhận được vẻ đẹp của đồ vật
II. Chuẩn bị: 
- Một vài cái b/đựng nước kh/nhau. - Một số bài vẽ của h/s năm trước. - Hình gợi ý cách vẽ.
- Học sinh : - Vở tập vẽ. - Bút chì, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
GV 
1/ K/tra b/cũ: Kiểm tra dụng cụ 
2/ Bài mới: Giới thiệu bài 
* Hoạt động 1: 5’ Quan sát, nhận xét
 - Giáo viên giới thiệu một vài mẫu hình đựng nước, hình gợi ý cách vẽ để hs nhận xét:
- Bình đựng nước gồm có những bộ phận nào?Có những kiểu dáng như thế nào? Được làm bằng chất liệu gì? Bình có màu sắc và được tr/trí như thế nào?
* Hoạt động 2: 5’ Hướng dẫn cách vẽ
- Giáo viên treo hình gợi ý cách vẽ. Hướng dẫn hs vẽ theo trình tự .
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang
+ Vẽ khung vừa với khổ giấy
+ Tìm tỉ lệ của miệng , thân, đáy, tay cầm.
+ Vẽ nét chính trước, nhìn mẫu vẽ chi tiết sau.
+ Điều chỉnh cho giấy mẫu.
- Giáo viên cho hs xem 1 số bài vẽ của hs năm trước.
* Hoạt động 3: 18’ Thực hành
- H/s th/hành – G/v theo dõi, hướng dẫn thêm cho h/s
 + Quan sát mẫu để vẽ khung hình,tìm tỉ lệ bộ phận. Vẽ rõ đặc điểm của mẫu.
 Gợi ý cách trang trí và vẽ màu.
* Hoạt động 4: 5’ Nhận xét, đánh giá
Học sinh trình bày bài vẽ của mình lên bảng,gợi ý HS nhận xét bài của bạn về:
 + Hình vẽ có giống mẫu không?
 +Trang trí,màu sắc có hài hòa không?
 + Bài vẽ nào đẹp nhất?
 Giáo viên nhận xét tiết học.Liên hệ GD HS.Quan sát cảnh thiên nhiên và các con vật . Sưu tầm tranh vẽ các loại.Chuẩn bị bài sau: Vẽ tranhĐề tài tự do
HS
- Đọc đề
HS quan sát, nh xét: Bình đựng nước có nắp, miệng, thân, tay cầm và đáy. Bình có nhiều kiểu dáng khác nhau.Chất liệu:Nhựa, thủy tinh, gốm, sứ. Có bình 1màu có bình nhiều màu, và có bình trong suốt. Bình được vẽ họa tiết trang trí (hoa, lá, chim) - Hs quan sát.
HS thực hành vẽ.
Nghe nhận xét
1 số em nêu nhận xét bài vẽ của bạn 
HS theo dõi
CHÍNH TẢ (Nghe-viết):
NGHE NHẠC
I/Mục tiêu
-Nghe viết đúng bài CT;trình bày đúng khổ thơ ,dòng thơ 4 chữ.
-Làm đúng các bài tập 2 a/b
II/Chuẩn bị : 
- Bảng lớp viết ( 2 lần ) nội dung bài tập 2a hoặc 2b
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1.Ổn định 
2.K/tra b/cũ : Mời 1 học sinh đọc cho 2 bạn viết 
- Rầu rĩ, giục giã, dồn dập, dễ dàng..
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề 
* Đọc chữ và viết: k
HĐ 1 ( 20 phút )Hướng dẫn học sinh nghe viết.
- Giáo viên đọc 1 lần bài viết
- Gọi 2 học sinh đọc lại
* Nắm nội dung bài:
* Bài thơ kể chuyện gì?
- Cho cả lớp nhìn sách, chú ý các chữ cần viết hoa trong bài ( Các chữ đầu tên bài, đầu dòng thơ, tên riêng của người.)
- Gọi học sinh đọc thầm bài chính tả, tìm tiếng dễ mắc lỗi.
+ mải miết, bỗng, nổi nhạc, giẫm, vút, réo rắt
 rung theo,trong veo
- Giáo viên đọc học sinh viết bài
- Cách trình bày bài viết chính tả như thế nào ?
- Chấm - chữa bài
HĐ 2 :(10 phút ) HD làm bài tập chính tả
-Bài tập 2: Lựa chọn
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài 2b
- Cho 2HS thi làm đúng, nhanh sau đó đọc kết quả bài 2b.
- Gọi 5 – 7 học sinh đọc lại lời giải đáp án:
-Bài 3: Lựa chọn
- Gọi 1HS đọc yêu cầu BT 3b: Chơi TC tiếp sức.
- Dán 2 tờ phiếu lên bảng: Lần lượt học sinh của mỗi đội chạy nhanh lên bảng viết từ tìm được.
HĐ 3 :(3 phút ) Củng cố - dặn dò;
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Nghe - viết: Người sáng tác Quốc Ca Việt Nam 
- 2 học sinh viết bảng lớp
- Cả lớp viết bảng con
* Đọc- viết: k
2 học sinh đọc lại
- Cả lớp đọc thầm bài chính tả.
-Trả lời 
- Nhìn sách đọc các chữ viết hoa. Đầu bài, đầu dòng thơ, tên riêng của người.
- Đọc thầm bài chính tả
-Viết bc
- Học sinh viết bài vào vở
- Viết giữa trang vở tên bài
- Những chữ đầu mỗi dòng thơ đều viết lùi vào so với lề vở ( 2 – 3 ô li )
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 2b
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập chính tả.
- 2 học sinh thi làm đúng nhanh bài 2b
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3b
- Học sinh thực hiện trò chơi
- Lần lượt từng học sinh của mỗi đội A và B lên bảng viết từ tìm được.
-Chú ý lắng nghe 
ĐẠO ĐỨC:
TÔN TRỌNG ĐÁM TANG
I. Mục tiêu:
-Biết được những việt cần làm khi gặp đám tang .
-Bước đầu biết cảm thông vối những đau thương ,mất mát người thân của người khác .
II. Chuẩn bị
- Phiếu học tập cho hoạt động 2
- Bảng phụ ghi sẵn các tình huống
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1.Ổn định 
2.K/tra b/cũ 
- Tại sao cần phải tôn trọng người nước ngoài ?
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề 
.HĐ 1 (10 p ) Bày tỏ ý kiến
- Chơi trò chơi: Đồng ý hay không đồng ý.
- Học sinh biết trình bày những quan niệm đúng cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình. 
- Giáo viên treo bảng phụ các ý kiến.
- Giáo viên đọc các ý kiến ở bảng phụ
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm trọng tài gắn hoa xanh, hoa đỏ vào ý kiến ở bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét
HĐ 2 (10 p)- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập 4
- Học sinh biết phân biệt hành vi đúng với hành vi sai khi gặp đám tang.
- Cho học sinh thảo luận theo nhóm 4 các tình huống sau
+ Tình huống 1: Em nhìn thấy bạn em đeo băng tang, đi đằng sau xe tang.
+ Tình huống 2: Bên nhà hàng xóm có tang.
+ Tình huống 3: Gia đình của bạn học cùng lớp em có tang.
+ Tình huống 4: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang, cười nói, chỉ trỏ.
- Giao 2 nhóm / 1 tình huống nhóm này hỏi, nhóm kia trả lời. Nhóm ra câu hỏi bổ sung thêm.
- Giáo viên chốt lại: Cần tôn trọng đám tang, không nên làm gì khiến người khác thêm đau buồn. Tôn trọng đám tang cũng chính là thể nếp sống mới, hiện đại, có văn hoá.
HĐ 3 (10 p) Trò chơi: Nên và không nên.
- Chia lớp thành 4 tổ mỗi tổ chọn 5 em lên bảng trình bày liệt kê những việc nên làm, và những việc không nên làm trong thời gian 3 phút tổ nào ghi đúng và kịp thời gian tổ đó thắng.
- Giáo viên nhận xét
- Khen nhóm thắng cuộc
* Giáo viên kết luận: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá.
HĐ 4 (3 p) Củng cố dặn dò .
-Nhận xét tiết học 
-Tuyên dương những bạn học tiến bộ 
- Bài sau: Tôn trọng thư tư, tài sản của người khác
-TRả lời 
- Học sinh theo dõi giáo viên giới thiệu bài.
- Vài học sinh đọc lại đề bài.
- Học sinh quan sát các ý kiến
- Hs đọc thầm các ý kiến ở bảng phụ.
- Học sinh cả lớp dùng tấm bìa màu đỏ hoặc xanh để bày tỏ ý kiến.
- Học sinh trả lời
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 4
 Học sinh thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm được phân công bổ sung.- Học sinh thực hiện trò chơi theo yêu cầu.
-Cả lớp nhận xét đánh giá công việc của mỗi nhóm.
Chia nhóm chọn 5 em lên bảng 
-Chú ý lắng nghe 
-Chú ý lắng nghe 

File đính kèm:

  • docThứ 3.doc
Giáo án liên quan