Giáo án lớp 2 - Tuần 8

I. Mục đích: Học sinh cần đạt:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: nên nổi, cố lách, vùng vẫy, khóc toáng, lấm lem.

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Minh, Bác bảo vệ, cô giáo).

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới : gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thầy trò.

- Hiểu nội dung bài và cảm nhận được ý nghĩa: Cô giáo vừa yêu thương học sinh vừa nghiêm khắc dạy bảo các em nên người, cô như người mẹ hiền của các em.

 

doc30 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo tổ
- Trò chơi: Bịt mắt bắt dê: 6 – 8 ph.
3. Phần kết thúc
- Đi đều và hát: 2 – 3ph.
5’
- Cúi người thả lỏng 5 – 6 lần.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
Thứ 4 ngày 07 tháng 10 năm 2009
Tiết 1: 	Tập đọc
Bài:	BÀN TAY DỊU DÀNG
I. Mục đích: Học sinh cần đạt:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: lòng nặng trĩu, nỗi buồn lặng lẽ, buồn bã, trìu mến.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Biết đọc bài với kể chậm, buồn, nhẹ nhàng.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Nắm được nghĩa các từ mới: âu yếm, thì thào, trìu mến.
- Hiểu nội dung của bài: Thái độ ân cần, đầy thương yêu của thầy giáo đã giúp An vượt qua nỗi buồn mất bà và động viên bạn học tập tốt hơn, không phụ lòng tin yêu của mọi người.
II. Đồ dùng dạy học.
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Lên lớp.
A .Kiểm tra bài cũ:	(5’) 
Gọi 3 em tiếp nối nhau đọc truyện: Người mẹ hiền . Trả lời câu hỏi ở SGK.
B. Bài mới: 	(34’)
 1. Giới thiệu bài: Bàn tay dịu dàng.
2. Hướng dẫn đọc:
* Giáo viên
* Học sinh
- Đọc mẫu- Hướng dẫn giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu
- Luyện đọc từ khó: nặng trĩu, vuốt ve, buồn bã, trìu mến.
b. Đọc tùng đoạn: 3 đoạn
* Đoạn 1: Từ đầu….. vuốt ve.
* Đoạn 2: Tiếp …….. bài tập.
* Đoạn 2: Phần còn lại.
- Gọi 1 em đọc từ chú giải
- Giảng từ:
- Luyện đọc đoạn khó:
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn
+ Aâu yếm: vuốt ve, nâng niu
+ Thì thào: nói rất nhỏ
- “ Thế là chẳng bao giờ ……….vuốt ve”.
c. Luyện đọc trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
3. Tìm hiểu nội dung bài:
 Cho học sinh đọc thầm kết hợp trả lời câu hỏi:
Câu 1:
 Tìm những từ ngữ cho thấy An rất buồn khi bà mới mất.
 * Vì sao An buồn như vậy?(h/s yếu)
- Lòng nặng trĩu nỗi buồn. Nhớ bà An ngồi lặng lẽ.
- Vì An rất yêu quý bà
Câu 2:
 Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy giáo như thế nào?
Câu 3:
 Vì sao thầy không trách An khi biết An chưa làm bài tập?
Câu 4:
 Vì sao An lại nói tiếp vói thầy sáng mai em sẽ làm bài tập?
- Thầy không trách, chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An bằng bàn tay dịu dàng đầy trìu mến, thương yêu.
- Vì thầy cảm đôïng với nỗi buồn của An, vớùi tấm lòng yêu thương bà
- Một số em nêu nối tiếp
Câu 5:
 Tìm những từ ngữ nói về tình cảm của thầy giáo đối với An?
- Thầy nhẹ nhàng xoa đầu An. Bàn tay thầy dịu dàng, đầy trìu mến thương yêu
- Luyện đọc lại.
- Các nhóm đọc phân vai: Người dẫn chuyện, An, Thầy giáo.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
4. Củng cố – dặn dò:	(1’)
- Gọi 1 em đọc toàn bài, nêu nội dung bài: Thái độ ân cần của thầy giáo đã giúp An vượt qua nỗi buồn mất bà và đọng viên ban học tập tốt hơn, khong phụ lòng tin yêu của mọi người.
- Nhận xét chung.
Tiết 2: 	Luyện từ và câu
Bài:	TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG – TRẠNG THÁI – DẤU PHẨY
I. Mục đích. Học sinh cần đạt:
1. Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu. Biết chọn từ chỉ hoạt động thích hợp điền vào chỗ trống trong bài.
2. Biết dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ cùng làm một chức vụ trong câu
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng lớp viết một số câu để trống các từ chỉ hoạt động.
III. Lên lớp.
A. Kiểm tra bài cũ: 	(5’) 
Kiểm tra 4 em lên bảng điền các từ ngữ chỉ hoạt động vào chỗ trống ở những câu.
	a- Thầy Thái ………………………… môn Toán.
	b- Tổ trực nhật ……………………… lớp.
	c- Cô Hiền ……………………………… bài rất hay.
	d- Bạn Hạnh …………………………… truyện.
B. Bài mới: 	(34’) 	
1.Giới thiệu bài: 	Từ chỉ hoạt động – Trạng thái – Dấu phẩy.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
* Giáo viên
* Bài 1: ( Miệng)
* Học sinh
 Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong những câu đã cho.
- Thảo luận nhóm đôi- Lần lượt nêu:
“ Ăn, uống, tỏa”.
* Bài tập 2: (Miệng)
- Nêu nối tiếp:
- Chọn từ trong ngoặc đơn chỉ hoạt động thích hợp với mỗi ô trống.
- Con mèo, con mèo
 Đuổi theo con chuột
 Giơ vuốt, nhe nanh
 Con chuột chạy quanh
 Luồn hang luồn hốc
* Bài tập 3: (Viết) 
- Có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu sau:
- Các em làm vào vở
- 3 em lên bảng chữa bài
a. Lớp chúng em học tập tốt, lao đọng tốt.
b. Cô giáo chúng em rất yêu thương, quý mến học sinh.
c. Chúng em luôn luôn kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
3. Củng cố – dặn dò:	(1’)
Các em về nhà tìm thêm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật.
Nhận xét chung.
Tiết 3: 	Tập viết
Bài:	CHỮ HOA : G 
I. Mục đích. Học sinh cần đạt:
* Rèn kĩ năng viết chữ:
- Biết viết hai chữ G theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết câu ứng dụng cụm từ “Góp sức chung tay” theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định.
II. Đồ dùng dạy học.
- Mẫu chữ G đặt trong khung chữ 
III. Lên lớp.
A. Kiểm tra bài cũ:	(5’) 
3 em viết chữ hoa E, Ê cỡ vừa, cỡ nhỏ
	Cả lớp viết câu ứng dụng : Em yêu trường em. ( Cỡ nhỏ)
B. Bài mới: 	(34’)
1. Giới thiệu bài: Chữ hoa G
2. Hướng dẫn viết chữ hoa G:
* Giáo viên
* Học sinh
a. Quan sát và nhận xét chữ hoa G cỡ vừa
- Viết mẫu chữ hoa G cỡ vừa- nêu cách viết:
- Học sinh quan sát và nêu:
- Chữ hoa G cỡ vừa cao 8 li, gồm 2 nét cơ bản:
+ Nét 1: Nét cong dưới và cong trái nối liền nhau.
+ Nét 2; Nét khuyết ngược
- Viết bảng con
+ Nét 1: Như chữ hoa C và DB ở ĐK 3.
+ Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, chuyển hướng xuống viết nét khuyết ngược dừng bút ở ĐK2
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng: “Góp sức chung tay”
Có nghĩa là: Cùng nhau đoàn kết làm việc.
- Viết mẫu và cho các em nhận xét về chữ cỡ nhỏ
- Chấm chữa bài
G: 4 li ; h, g, y: 2.5 li
P: 2 li ; t: 1.5 li ; s: 1.25 li
A, c, u, o, n: 1 li	
3. Củng cố – dặn dò:	(1’) 
 	 - Thi viết lại chữ hoa G cỡ vừa, cỡ nhỏ
- GV nhận xét chung – Khen ngợi.
- HS về nhà luyện viết thêm trong vở tập viết.
Tiết 4:	Toán
 Bài:	BẢNG CỘNG
I. Mục tiêu: Giúp HS cần đạt:
- Thuộc bảng cộng đã học
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100
- Biết giải toán về nhiều hơn
II. Đồ dùng dạy học: 30 que tính
III. Lên lớp.
A. Kiểm tra bài cũ:	(5’) 
3 em lên bảng đặt tính rồi tính
26 + 15	17 + 36	19 + 26
B. Bài mới: 	(34’)
 	1. Giới thiệu bài:Bảng cộng.
2. Hướng dẫn lập bảng cộng:
* Bài 1: Gviên hướng dẫn lập bảng cộng 9, 8, 7, 6.
Lần lượt học sinh nêu nối tiếp kết quả
9 + 2 = ; 8 + 3 = ; 7 + 4 = ; 6 + 5 =
9 + 3 = 8 + 4 = 7 + 5 = 6 + 6 =
9 + 4 = 8 + 5 = 7 + 6 =
9 + 5 = 8 + 6 = 7 + 7 =
9 + 6 = 8 + 7 = 7 + 8 =
9 + 7 = 8 + 8 = 7 + 9 =
9 + 8 = 8 + 9 =
9 + 9 =
- 2 + 9 = 11 ; 4 + 7 = 11 ; 5 + 6 = 11
 3 + 8 = 11 4 + 8 = 12 5 + 7 = 12
 3 + 9 = 12 4 + 9 = 13 5 + 8 = 13
 5 + 9 = 14.
 3. Thực hành.
* Bài2 : Tính (h/s yếu)
* Bài 3: 1em đọc đề toán bài toán.
Tóm tắt.
Hoa : 28 kg
Mai nặng hơn Hoa: 3 kg
Mai …………………………… kg?
* Phân tích:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết Mai cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ta làm thế nào?
* Bài 4:
Giáo viên vẽ hình lên bảng
Có mấy hình tam giác?
Có mấy hình tứ giác?
1 em lên bảng giải
Lớp làm vào vở
Bài giải
Mai cân nặnglà:
28 + 3 = 31 (kg)
 Đáp số: 31 kg.
4. Củng cố – dặn dò: (1’)
Thi đọc lại các bảng cộng giữa các tổ
Chuẩn bị bài sau: “Luyện tập”.
Tiết 5:	Đạo đức
Bài:	CHĂM LÀM VIỆC NHÀ
(Tiết 2)
I. Mục tiêu: Học sinh cần đạt:
1. HS biết.
- Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
- Chăm làm việc nhà là thể hiện tình thương yêu của em đối với ông bà, cha mẹ.
2. HS tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp.
3. HS có thái độ không đồng tình với hành vi chưa chăm làm việc nhà.
4. Các em biết làm những việc nhà phù hợp với lứa tuổi và khả năng của mình như: Quets dọn nhà cửa, sân vườn, rửa ấm chén, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, ….trong gia đình là góp phần làm sạch, đẹp môi trường , bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập cho hoạt động 3
III. Lên lớp:
A. Kiểm tra bài cũ: 	(5’)
+ Chăm làm việc nhà là thể hiện điều gì của con cái đối với ông bà, cha mẹ?
+ Ở nhà em đã làm việc gì giúp đỡ gia đình?
B. Bài mới: 	(34’).
1. Gioi thiệu bài:
2. Hướng dẫn thực hành:
* Giáo viên
* Học sinh
a. Hoạt động 1: (12’)
Tự liên hệ
* Giáo viên lần lượt nêu câu hỏi:
- Ở nhà em đã tham gia làm những việc gì? Kết quả của các công việc đó?
- Những công việc ấy do bố mẹ phân công hay em tự giác làm?
- Quét nhà, lau nhà, rửa ấm chén, xếp quần áo. Kết quả em đã làm xong.
- Học sinh nêu nối tiếp
- Bố mẹ em tỏ thái độ như thế nào?
- Bố mẹ rất vui và hài lòng vì có đứa con ngoan.
- Bạn nhỏ đã làm gì khi mẹ vắng nhà?
- Bạn nhỏ làm tất cả các việc nhà khi mẹ vắng nhà.
- Sắp tới em mong muốn được tham gia làm những công việc gì? Vì sao? Em sẽ nêu nguyện vọng đó của em với bố mẹ như thế nào?
* Các em làm nhũng công việc nhà phù hợp với lứa tuổi và khả năng của các em. Điều đó chính là góp phần làm sạch đệp môi trường, bảo vệ môi trườn

File đính kèm:

  • docT 8.doc
Giáo án liên quan