Giáo án Lớp 2 - Tuần 4

A/ Mục tiêu.

I/.Kiến thức

- Giúp HS biết cách thực hiện phép cộng dạng 29 + 5 ( cộng có nhớ dưới dạng tính viết ).

- Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông.

- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.

- Củng cố những hiểu biết về tổng, số hạng, về nhận dạng hình vuông.

II/ Kĩ năng: Thực hiện phép tính cộng trong phạm vi 100

III/.Thái độ : HS yêu thích học môn toán .

B. Chuẩn bị

 

doc25 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 2 - Tuần 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dạng (trắc nghiệp 4 lựa chọn).
II. Kĩ năng: Cộng trong phạm vi 100 .
III/Thái độ : HS yêu thích học môn toán .
B. Chuẩn bị
I. Đồ dùng DH : 
 1/ GV: Bảng nhóm.
2/ HS : Bảng con.
II. Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm, luyện tập...
C. Hoạt động dạy- học.
Hoạt động của thầy
I/ Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng đọc bảng cộng 9.
Hoạt động của trò
III. Luyện tập:
Bài 1: Tính nhẩm
- Nêu yêu cầu của bài
- Vận dụng bảng cộng 9 cộng với 1 số để làm tính nhẩm.
- Làm miệng
Bài 2: Đọc yêu cầu đề
- Làm vào bảng con
Củng cố: Cộng từ phải sang trái bắt đầu từ đơn vị viết kết quả thẳng cột đơn vị với đơn vị, chục với chục.
74
27
67
46
Bài 3: Điền dấu =
- Làm bài tập
- Yêu cầu giải thích 1 vài trường hợp.
9 + 9 < 19
9 + 9 > 15
9 + 8 = 8 + 9
Bài 4:
- 1em đọc đề bài.
- Hướng dẫn TT và giải bài toán.
- BT cho biết gì ?
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu con gà ta phải làm tính gì ?
Gà trống: 25 con
Gà mái : 19 con
Tất cả : … con ?
Bài giải:
Trong sân có tất cả là:
25 + 19 = 44 (con gà)
Đáp số: 44 con gà
Bài 5: Hướng dẫn học sinh đọc tên các đoạn thẳng.
- Quan sát và tìm.
- Hướng dẫn cách đọc tên đoạn thẳng bắt đầu từ điểm M có 3 đoạn thẳng
- MO, MP, MN
- Bắt đầu từ O có hai đoạn thẳng 
- OP, ON
- Bắt đầu từ P có 1 đoạn thẳng
- PN
- Tất cả có số đoạn thẳng là:
3 + 2 + 1 = 6
- Do vậy phải khoanh vào D.
IV. Củng cố dặn dò: 
- Đọc lại bảng cộng 9 cộng với 1 số.
- Nêu cách cộng.
Tiết 2 - Tập đọc
Tiết 12: TRÊN CHIẾC BÈ
A/ Mục tiêu:
I/Kiến thức :
- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: Làng gần, núi xa, bãi lầy, bái phục, âu yếm, lăng xăng, hoan nghênh.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ.
II/. Rèn kỹ năng :
- Nắm được nghĩa của các từ mới: Ngao du thiên hạ, bèo sen, bái phục, lăng xăng.
- Hiểu nội dung bài: Tả chuyến du lịch thú vị trên "sông" của đôi bạn: Dế Mèn và Dế Trũi.
III/Thái độ: - HS yêu thích môn tập đọc
B. Chuẩn bị:
I/Độ dùng:
1/GV:
- Tranh minh hoạ bài đọc, tranh ảnh các con vật trong bài.
- Bảng phụ viết sẵn những câu văn cần luyện đọc.
2.HS: - SGK
II/ phương pháp: trực quan, luyện tập...
C. hoạt động dạy- học.
Hoạt động của thầy
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- 2 em đọc: Bím tóc đuôi sam TLCH
- Qua chuyện em thấy bạn Tuấn có điểm nào đáng chê, điểm nào đáng khen?
Hoạt động của trò
- Hát.
- 2 HS đọc,Trả lời.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Bài đọc trích từ tác phẩm nổi tiếng Dế Mèn phưu lưu ký của nhà văn Tô Hoài, 1 tác phẩm mà thiếu nhi Việt Nam rất yêu thích.
2. Luyện đọc:
Đọc mẫu toàn bài:
- Nghe
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đọc từng câu:
- Tiếp nối nhau đọc từng câu.
+ Đọc từng đoạn trước lớp: Hướng dẫn đọc đoạn (trên bảng phụ).
- Đọc nối tiếp.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc theo nhóm 3 
+ Thi đọc giữa các nhóm.
- Các nhóm thi đọc.
- GV & HS bình chọn, nhận xét.
- Đọc đồng thanh.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
- 1 em đọc đoạn 1, 2.
- 1 em đọc câu hỏi.
- Dế Mèn và dễ Trũi đi chơi xa bằng cách gì ?
- Hai bạn ghép ba, bốn lá bèo sen lại thành 1 chiếc bè đi trên sông.
- Dòng sông với 2 chú bé có thể chỉ là một dòng nước nhỏ.
- Đọc 2 câu đầu của đoạn 3.
- Đọc câu hỏi 2.
- Trên đường đi đôi bạn nhìn thấy cảnh vật ra sao ?
- Nước sông trong vắt, cỏ cây, làng gần, núi xa hiện ra luôn mới mẻ…
Câu hỏi 3:
- Tìm những từ ngữ tả thái độ của các con vật đối với hai chú dế.
- Đọc đoạn còn lại
- Đọc câu hỏi.
- Các con vật mà hai chú gặp trong chuyến du lịch trên sông đều tỏ tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ, hoan nghênh hai chú dế.
- Gọng vó: Bái phục nhìn theo.
- Cua kềnh: Âu yếu ngó theo.
- Săn sắt: Lăng xăng cố bơi theo.
4. Luyện đọc lại.
Thi đọc lại bài.
- 1 số em thi đọc lại bài văn
- Cùng cả lớp bình chọn người đọc hay.
IV. Củng cố dặn dò.
+ Qua bài văn em thấy cuộc đi chơi của hai chú dế có gì thú vị ?
- Gặp nhiều cảnh đẹp dọc đường, mở mang hiểu biết, được bạn bè hoan nghênh yêu mến.
+ Về nhà đọc chuyện: Dế mèn phưu lưu ký.
Tiết 3 - chính tả( tập chép): 
Tiết 7: BÍM TÓC ĐUÔI SAM
A. Mục đích yêu cầu:
I/Kiến thức:
- Chép lại chính xác, trình bày 1 đoạn đối thoại trong bài: Bím tóc đuôi sam. (thời gian khoảng 12')
II/ Kĩ năng:
- Luyện viết đúng quy tắc chính tả với iê/ yê/iên/yên làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lần.
III/ Thái độ: - Có ý thức rèn chữ viết ,giữ vở sạch.
B.Chuẩn bị:
I/ đồ dùng:
1GV: - Bảng lớp chép bài chính tả.
- Bảng phụ viết nội dung BT2, BT3.
2.HS: -Vở chính tả ,Vở BTTV.
II/Phương pháp dạy học:Giảng giải ,luyện tập.
C. hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy 
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động của trò
- Hát
Đọc: nghi ngờ, nghe ngóng, nghiêng ngả.
- 2 em lên bảng viết.
- Cả lớp viết bảng con 1 từ.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu.
2. Hướng dẫn tập chép:
Đọc bài trên bảng lớp
- 2, 3 em đọc bài.
- Hướng dẫn nắm nội dung bài viết.
- Đoạn văn nói về cuộc trò chuyện giữa ai với ai ?
… giữa thầy giáo với Hà.
- Vì sao Hà không khóc nữa ?
- Vì được thầy khen có bím tóc đẹp nên rất vui, tự tin.
- Bài chính tả có những dấu câu gì ?
- Dấu phẩy, dấu 2 chấm, dấu gạch ngang đầu dòng, dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu chấm.
- Hướng dẫn viết bảng con: thầy giáo, xinh xinh, vui vẻ, khuôn mặt.
- Viết bảng con.
Hướng dẫn HS chép bài vào vở. 
- Chép bài vào vở.
- Chấm 5, 7 bài.
- Nhìn bảng nghe GV đọc để soát bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: Điền vào chỗ trống iên hay yên
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Lớp làm bài tập vào bảng con.
- Đọc kết quả (yên ổn, cô tiên, chim yến, thiếu niên.
- Viết yên khi là chữ ghi tiếng, viết iên khi là vần của tiếng.
- 2, 3 em nhắc lại quy tắc, chính tả.
Bài 3: Điền vào chỗ trống r/d/gi hoặc ân/âng.
- Cả lớp làm bài tập vào vở.
Làm bài, da dẻ, cụ già, ra vào, cặp da, vâng lời, bạn thân, nhà tầng, bàn chân.
IV. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
Tiết 4 : KỂ CHUYỆN
 Tiết 4 : BÍM TÓC ĐUÔI SAM
A. Mục đích yêu cầu:
I/Kiến thức:
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể được nội dung đoạn 1, 2 của câu chuyện.
- Nhớ và kể lại được nội dung đoạn 3 bằng lời của mình có sáng tạo riêng về từ ngữ, có giọng kể, điệu bộ phù hợp.
- Biết tham gia cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo vai (người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, thấy giáo).
II/Kĩ năng:
- Lắng nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của các bạn.
III/ Thái độ:
-Yêu thích môn kể chuyện.
B. Chuẩn bị:
I/ Đồ dùng:
1/GV:
- Các tranh minh hoạ phóng to.
- Mảnh bìa ghi tên nhân vật: Hà, Tuấn, thầy giáo, người dẫn chuyện.
2/HS: SGK
II/ Phương pháp: Trực quan ,đặt câu hỏi , thảo luận nhóm, thực hành
C. hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động của trò
- Hát
- 3 em kể lại chuyện theo cách phân vai.
- 3HS kể.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Kể lại đoạn 1, 2 (theo tranh minh hoạ).
- Hướng dẫn HS quan sát
Quan sát SGK kể lại đoạn 1, 2.
- Tranh 1: Hà có hai bím tóc ra sao ? Khi Hà đến trường các bạn gái reo lên như thế nào ?
- Có hai bím nhỏ, mỗi bên buộc 1 cái nơ.
- ái ! chà chà ! bím tóc đẹp quá.
- Tranh 2: Tuấn đã chêu chọc Hà như thế nào ? Việc làm của Tuấn dẫn đến điều gì ?
- Tuấn nắm bím tóc Hà… cuối cùng làm Hà ngã phịch.
- 2, 3 em kể tranh 1.
- 2, 3 em kể tranh 2.
- GV & HS nhận xét. 
b. Kể lại đoạn 3: 
- 1 Đọc yêu cầu.
- Kể lại cuộc gặp gỡ giữa bạn Hà và thầy giáo của em.
- Hà chạy đi tìm thầy, em vừa mách tội Tuấn và khóc thầy giáo nhìn hai bím tóc xinh xinh của Hà vui vẻ khen tóc Hà đẹp lắm.
- Kể theo nhóm.
+ Tập kể trong nhóm. 
- Đại diện nhóm thi kể đoạn 3.
- Kể
- Cùng cả lớp nhận xét.
c. Phân vai ( người dẫn chuyện, Hà, Tuấn ) dựng lại câu chuyện.
- Kể theo nhóm 4.
- Làm người dẫn chuyện 
- 1 HS nói lời của Hà.
- 1 HS nói lời của Tuấn
- HS nói lời của thầy giáo
- Nhận vai tập thể hiện với giọng của nhân vật.
- 1 HS nói lời của thầy giáo
- Thi kể theo vai.
2, 3 nhóm
- Cùng HS nhận xét về nội dung cách diễn đạt, cử chỉ điệu bộ. 
- Kể theo phân vai.
Chọn 4 em dựng lại hoạt cảnh của câu chuyện.
- Người dẫn chuyện; Hà; Tuấn; Thầy giáo.
IV. Củng cố dặn dò:
* Các em có quyền được tham gia gặp gỡ mọi người , hoà nhập và thiết lập mối quan hệ với mọi người.
- Nhận xét kết quả thực hành kể chuyện trên lớp, khen những HS kể chuyện hay, những HS nghe bạn kể chăm chú.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 Thứ năm ngày 12 tháng 9 năm 2013
Tiết 1: Toán
 Tiết 19: 8 CỘNG VỚI MỘT SỐ 8 + 5
A. Mục tiêu. 
I.Kiến thức:
 	 - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 8+5 từ đó lập và thuộc các công thức 8 cộng với một số (cộng qua 10).
 	 - Nhận biết thực trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.
 	 - Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
 	 - Chuẩn bị cho cơ sở thực hiện phép cộng dạng 28+5, 38+25.
II/ Kĩ năng: Thực hiện phép tính cộng trong phạm vi 100
III/.Thái độ : HS yêu thích học môn toán .
B. Chuẩn bị
I. Đồ dùng DH : 
 1. GV: 20 que tính, bảng gài.
 	 2. HS : Que tính, bảng gài
II. Phương pháp dạy học: trực quan,thuyết trình, thực hành.
B. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động của trò
- Hát.
Làm bảng con.
- 2 HS lên bảng.
- Nhận xét nêu cách đặt tính.
49 + 36
89 + 9
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu phép cộng 8+5:
- Có 8 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
- Thao tác trên que tính.
- Nói lại cách làm.
Hướng dẫn
(Gộp 8 que tính với 2 que tính bó thành 1 chục que tính, 1 chục que tính với 3 que tính còn lại là 13 que tính.
- Hướng dẫn dẫn HS đặt tính, tính .
8
5
13
Viết 3 thẳng cột với 8 và 5 ( cột đơn vị)
- Chữ số 1 ở cột chục.
b. Hướng dẫn HS lập bảng 8 cộng với một số.
- Hướng dẫn HS lập các công thức và học thuộc.
8+3=11
8+4=12
8+5=13
8+6=14
8+7=15
8+8=16
8+9=17
2. Thực hành.
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Làm bài trong SGK
- Nêu miệng
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp làm bảng con.
- Nhắc lại cách đặt tính và thực hiện ph

File đính kèm:

  • docTuan 4 2a.doc