Giáo án lớp 2 - Tuần 17

I - MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Hiểu nghĩa các từ mới: Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo.

 - Hiểu nội dung bài: Khen ngợi những vật nuôi ttrong nhà tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc:

 - Đọc trơn toàn bài. Đọc phân biệt giọng các nhân vật.

 - Ngắt nghỉ đúng dấu câu và câu dài.

3. Thái độ: Giáo dục HS phải biết yêu thương loài vật.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV: Tranh, bảng phụ.

2. HS: SGK, bút chì.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc34 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 17, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu:
1. Kiến thức: Nắm chắc kiến thức về bảng cộng, trừ đã học. Tìm số hạng, số bị trừ, số trừ.
2. Kĩ năng: 
 - Củng cố về cộng, trừ nhẩm trong phạm vi các bảng tính và cộng, trừ viết (có nhớ) trong phạm vi 100.
 - Củng cố về tìm một thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ.
 - Củng cố về giải bài toán và nhận dạng hình tứ giác. 
3. Thái độ: Giáo dục HS say mê tính toán.
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Bảng phụ
2. HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KT BC: 
- GV gọi HS lên bảng làm bài:
Bài 1: Đặt tính và tính:
100 – 2 37 + 35
Bài 2: Tính:
17 – 9 - 5 = 16 – 7 + 4 =
- GV nhận xét cho điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu + ghi bảng.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Tính nhẩm
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Gọi HS đọc chữa bài .
- Chốt: Cách nhẩm
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
- Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 36 + 36 ; 100 - 75.
- Muốn cộng, trừ hai số ta làm thế nào?
Bài 3: Tìm x:
- Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn. 
- Chốt: cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ.
Bài 4: Giải toán:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Yêu cầu giải bài.
- Chữa, chốt: Câu lời giải, phép tính.
C. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Bài sau: Ôn tập về hình học
- 2 HS lên bảng + cả lớp làm nháp.
- HS ghi đầu bài.
- Tính nhẩm. 
- HS làm bài.
- 1HS đọc chữa bài, lớp đổi vở kiểm tra.
- 2HS trả lời.
- HS nêu.
- HS làm bài vào vở, 2HS làm bảng.
 36 100 45 83
 +36 - 75 + 45 +17 
 72 25 90 100
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS làm bài, 3HS làm bảng.
 X + 16 = 20 X – 28 = 14 
 X = 20 – 16 X = 14 +28
 X = 4 X = 42
- HS đọc yêu cầu.
- Phân tích đề.
- HS giải bài vào vở.
 Tóm tắt :
 50 kg
 Anh : / / /
 16kg
 Em : / /
 ?kg
 Giải 
 Em cao số ki –lô gam là :
 50 – 16 = 34 ( kg) 
 Đáp số 34 kg
Tiết :Luyện từ và câu
Bài: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về vật nuôi
Câu kiểu Ai thế nào?
I- Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Nắm được các từ về vật nuôi và câu kiểu Ai thế nào?.
 2. Kĩ năng:
 + Mở rộng vốn từ : các từ chỉ đặc điểm của loài vật.
 + Bước đầu biết thể hiện ý so sánh.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích học môn Tiếng việt.
II- Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ, tranh.
HS: SGK, vở.
III- Các hoạt động - dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- KTBC:
- Gọi HS đọc thời gián biểu buổi tối của em. 
- Đặt câu theo mẫu: Ai thế nào? nói về 1 con vật nuôi.
- Nhận xét cho điểm.
B- Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích yêu cầu, ghi tên bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 Bài 1: Chọn cho mỗi con vật dưới đây một từ chỉ đúng đặc điểm của nó : nhanh, chậm, trung thành, khoẻ
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 2. 
- Gọi HS đọc bài làm.
- Nhận xét bài làm của bạn. 
- GV chốt lại lời giải đúng: Trâu khoẻ, chó trung thành, rùa chậm, thỏ nhanh. Nêu thêm các thành ngữ nhấn mạnh đặc điểm của mỗi con vật : khoẻ như trâu, chậm như rùa, nhanh như thỏ (như cắt), trung thành như chó 
Bài 2: Thêm hình ảnh so sánh vào sau mỗi từ dưới đây :
+ đẹp, cao, khoẻ + nhanh, chậm, hiền
+ trắng, xanh, đỏ
M : đẹp đẹp như tiên
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm.
- Nhận xét bài làm của bạn.
Chốt : Để gợi tả hình ảnh của một vật, người ta thường dùng cách nói so sánh với một vật khác.
Bài 3: Dùng cách nói trên để viết tiếp các câu sau :
a, Mắt con mèo nhà em tròn ...
b, Toàn thân nó phủ một lớp lông màu tro, mượt ...
c, Hai tai nó nhỏ xíu ...
M : Mắt con mèo nhà em tròn ... 
 Mắt con mèo nhà em tròn như hòn bi ve.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm.
- Nhận xét bài làm của bạn.
C. Củng cố dặn dò
- Hãy nói một câu có từ so sánh.(HSG)
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS ghi tên bài
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài.
- 3 HS đọc bài làm.
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- Nhiều HS đọc bài làm.
- 2HS đọc đề bài.
- HS làm bài.
- HS đọc lại bài làm.
- 2HS nói theo yêu cầu.
Tiết : Chính tả ( Tập chép)
Bài: gà “ tỉ tê” với gà
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Làm đúng các bài tập ao/ au, r/ d/ gi, et/ ec.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh:
 + Tập chép chính xác 1 đoạn trong bài: Gà “ tỉ tê” với gà.
 + Qua bài chính tả hiểu cách trình bày một đoạn văn: Chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào 1 ô. 
 + Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có ao/ au, r/ d/ gi, et/ ec.
 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận cho học sinh.
II - Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ.
HS: Vở, bút.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KTBC:
- Nhận xét bài viết: Tìm ngọc. Lưu ý những lỗi HS viết còn bị sai.
B. Bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2- HD học sinh chuẩn bị:
- Treo bảng phụ và đọc đoạn văn cần viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
- Đoạn văn nói lên điều gì ?
(HSG)
- Trong đoạn văn, những câu nào là lời gà mẹ nói với gà con ?
- Đoạn văn có mấy câu ? 
- Cần dùng dấu câu gì để ghi lời gà mẹ ?
- Những chữ nào viết hoa ?
- Viết các từ : miệng, nguy hiểm lắm, thong thả .
3- Viết bài:
- GV yêu cầu HS viết.
- GV đọc lại 1 lần để soát lỗi.
- Chấm 5 bài, nhận xét.
4- Bài tập:
Bài 2: Điền vào chỗ trống ao hay au: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3: 
a. Điền vào chỗ trống r/ d/ gi
b.Tìm các từ có tiếng chứa vần et hoặc ec
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
C. Củng cố - Dặn dò.
- Nội dung của bài viết hôm nay là gì?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài tuần 18 ôn tập thi.
- HS nghe.
- HS ghi tên bài
- Đọc thầm theo GV.
- 2 đến 3 HS đọc bài.
- Cách gà mẹ báo tin cho con biết :”Không có gì nguy hiểm.” “Lại đây mau các con, mồi ngon lắm !”.
- “cúc ... cúc ... cúc ...”, thế có nghĩa là : “Không có gì nguy hiểm, các con kiếm mồi đi.” 
Gà mẹ vừa bới vừa kêu nhanh “cúc ... cúc ... cúc ...”, tức là : “Lại đây mau...”
- Có 4 câu. 
- Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Viết hoa chữ cái đầu các câu văn.
- HS viết bảng con.
- HS viết
- HS tự soát lỗi
- 1 HS nêu yêu cầu.
- 1 HS làm trên bảng. Chữa bài.
- Nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- Làm , chữa bài.
- HS nêu.
Tuần 18
Thứ hai ngày 2 tháng 1 năm 2012
 Nghỉ bù tết dương lịch 
Thứ ba ngày 3 tháng 1 năm 2012
Tiết:Toán 
Bài: ôn tập về hình học (tiết 83 ) 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm chắc kiến thức về các hình tam giac, tứ giác, đường thẳng, ba điểm thẳng hàng.
2. Kĩ năng: 
 - Củng cố về nhận dạng và nêu tên gọi các hình đã học ; vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước ; xác định ba điểm thẳng hàng.
 - Tiếp tục củng cố về xác định vị trí các điểm trên lưới ô vuông trong vở HS để vẽ hình.
3. Thái độ: Giáo dục HS say mê tính toán.
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Bảng phụ
2. HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KT BC: 
- GV gọi HS lên bảng làm bài:
Bài 1: Đặt tính và tính:
32 + 58 93 - 68
Bài 2: Tìm x:
x – 12 = 48 100 – x = 56
- GV nhận xét cho điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu + ghi bảng.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Mỗi hình dưới đây là hình gì:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Gọi HS đọc chữa bài .
- Chốt: 
? Hình tam giác là hình có mấy cạnh ?? Nêu đặc điểm của hình vuông, chữ nhật và tứ giác?(HSG)
? Hình vuông có phải là hình chữ nhật không?(HSG)
? Có bao nhiêu hình chữ nhật ?
? Hình chữ nhật và hình vuông được coi là hình tứ giác đặc biệt. Vậy có bao nhiêu hình tứ giác 
Bài 2: 
Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8cm.
Vẽ đoạn thẳng có độ dài 1dm.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Bài 4: Vẽ hình theo mẫu:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Hình các em vừa vẽ gồm có những hình nào ?
C. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Bài sau: Ôn tập về đo lường
- 2 HS lên bảng + cả lớp làm nháp.
- HS ghi đầu bài.
- HS nêu. 
- HS làm bài.
- 1HS đọc chữa bài, lớp đổi vở kiểm tra.
- Hình có 3 cạnh và 3 đỉnh.
- 3HS trả lời.
- Hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt.
- Có 3 hình chữ nhật
- Có 5 hình tứ giác.
- HS nêu.
- HS làm bài vào vở, 2HS làm bảng.
- HS nêu.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- 1hình tam giác và 2 hình chữ nhật
- HS nghe.
Tiết: Tập viết
Bài: Ô, Ơ - Ơn sâu nghĩa nặng
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết viết đúng, viết đẹp chữ hoa Ô, Ơ theo cỡ vừa và nhỏ. Biết cách nối nét từ chữ hoa Ơ sang chữ cái liền sau chữ n
 - Viết đúng, đẹp, sạch cụm từ ứng dụng “Ơn sâu nghĩa nặng” theo cỡ chữ nhỏ.
 2. Kĩ năng: HS viết đúng kiểu chữ đều nét và nối chữ đúng quy định, cách đúng khoảng cách giữa các chữ 
 3. Thái độ: GD HS ý thức luyện viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Bảng phụ ghi nội dung bài viết. Chữ mẫu. Bài mẫu. 
 2. HS : Vở tập viết	
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KTBC: Chữ hoa O
- Gọi 2 HS lên bảng viết chữ:
O - Ong
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
B. Bài mới : 
1. GTB: GV giới thiệu và ghi bảng.
- HS nghe & mở vở và nhắc lại tên bài.
2. Bài dạy: 
a. Hướng dẫn viết chữ hoa:
* Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ hoa Ô, Ơ 
- HS quan sát.
- Chữ hoa Ô, Ơ nằm trong khung hình gì ?
- Khung hình chữ nhật 
- Có chiều cao mấy li? Chiều rộng mấy ô?
- Cao 5 li.
- Chữ hoa Ô, Ơ gồm mấy nét? Là những nét nào?(HSG)
- Chữ Ô, Ơ hoa cao 5 li được viết bởi 1 nét cong khép kín kết hợp 1 nét cong trái, sau đó viết thêm các dấu phụ.
- GV chỉ chữ mẫu và giảng quy trình viết (theo SGV).
- HS nghe - Chữ Ô : viết chữ O hoa, sau đó thêm dấu mũ có đỉnh nằm trên ĐK7.
- Chữ Ơ : viết chữ O hoa, sau đó thêm dấu vào bên phải chữ, cao hơn ĐK6 một chút.
- GV vừa nêu quy trình viết vừa viết mẫu.
- H S quan sát và ghi nhớ.

File đính kèm:

  • docTuan 17.doc
Giáo án liên quan