Giáo án lớp 1 - Tuần 32

I.Yêu cầu:

 1.Kiến thức:Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ khổng lồ,long lanh,lấp ló,xum xuê.Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

-Hiểu nội dung bài:Hồ Gươm là một cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội.

-Trả lời được câu hỏi 1, 2(SGK)

 2.Kĩ năng: Rèn cho HS đọc trơn và trả lời câu hỏi trong bài Hồ Gươm thành thạo .

 3.Thái độ: Giáo dục HS biết và yêu quý Hồ Gươm là một cảnh đẹp của thủ đô nước Việt Nam

-Em Hoàng học lại bài vần it, iêt:con vịt , chữ viết, đông nghịt , hiểu biết.

 II.Chuẩn bị:

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

-Bộ chữ của GV và học sinh.

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc31 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1 - Tuần 32, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
em lên bảng viết, lớp viết bảng con
Lắng nghe 
Cả lớp tìm và nêu 
Cả lớp viết bảng con 
Học sinh làm theo
Cả lớp viết bài vào vở
Học sinh dò lại bài
Đổi vở cho nhau dò lại bài
Học sinh quan sát và viết lại
Đọc yêu cầu của bài
Trò chơi cướp cờ, cánh bướm dập dờn, những lượm lúa vàng ươm,giàn mướp bên bờ ao
Cả lớp làm bài vào vở
Đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
Nêu yêu cầu
viết k khi đứng trước âm e, ê, i, còn lạiviết c
qua cầu đóng cửa thổi kèn
diễn kịch gõ kẽng quả cam 
đọc lại các từ vừa điền
2 em nêu
Thực hành ở nhà 
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
.I.Yêu cầu: 
 1.Kiến thức:Củng cố cách đặt tính, cách tính các phép cộng , phép trừ không nhớ trong phạm vi 100 ;Củng cố cách giải bài toán có lời văn
 2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng đặt tính , tính giải toán thành thạo
 3.Thái độ:Giáo dục các em tính tích cực,tự giác trong học tập
-Em Hoàng ôn lại các phép tính cộng trừ trong phạm vi 9
II. Chuẩn bị:
-Bảng phụ viết bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt độngHS
1.Bài cũ :
Đặt tính rồi tính 
74 + 20 85 – 35 64 – 12 
2..Bài mới:
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
73 +12 65 - 33 58 + 30
 Yêu cầu các em nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính 
Cùng các em nhận xét , sửa sai
Bài 2: Tính 
34 + 3 + 2 =	 40 + 30 + 1 =
Đối với bài này các em phải làm như thế nào ? 
Chấm bài , nhận xét 
Bài 3 :
Đo độ dài đoạn thẳng rồi viết số đo 
A
C
B
 Hướng dẫn HS dùng thước có chia vạch cm để đo .
Theo dõi giúp đỡ em còn lúng túng	
Bài 4:
Một sợi dây dài 40cm , Hoa cắt đi 12 cm . Hỏi sợi dây còn lại dài bao nhiêu xăng – ti – mét ? 
Các em tự tóm tắt và giải bài toán vào vở
Chấm bài ¼ lớp nhận xét sửa sai
Bài 5 : Dành cho học sinh giỏi 
An có 15 quả bóng,Mỹ có nhiều hơn An 4 quả bóng.Hỏi Mỹ có bao nhiêu quả bóng?
Yêu cầu các em tự đọc thầm bài toán và giải bài toán vào vở 
Cùng các em chữa bài 
3.Củng cố -dặn dò :Nhắc lại cách thực hiện phép tính cộng ,trừ trong phạm vi 100
2 em lên bảng làm ,cả lớp làm bảng con
Đọc yêu cầu của bài
Hai em nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính 
+
+
 73 65 58
 12 33 30
 85 32 88
lớp làm vào bảng con
2 em nêu yêu cầu
Thực hiện từ trái sang phải 
2 em lên bảng , lớp làm VBT
2 em nêu yêu cầu
Thực hành đo rồi viết số đo vào ô trống.
2 em đọc đề toán ,cả lớp đọc thầm Phân tích đề toán và tóm tắt
Sợi dây dài : 40 cm
Cắt đi : 12 cm 
Còn lại : ……cm ? 
Cả lớp làm bài vào vở , 1 em lên bảng giải
HS giỏi tự làm vào vở .
2 em nhắc lại các bước đặt tính và thực hiện phép tính
TNXH : BÀI : GIÓ
I.Yêu cầu: 
 1.Kiến thức: Nhận biết và mô tả cảnh vật xung quanh khi trời có gió.
 2.Kĩ năng: Khắc sâu cho HS nhớ khi trời có gió cây cối đu đưa….
 3.Thái độ: Giáo dục HS khi thấy giói to không nên đứng chơi gần các cây to, cao.
*Ghi chú: Nêu một số tác dụng của gió đối với đời sống con người.VD:phơi khô, hóng mát, thả diều, thuyền buồm, cối xay gió,…
II.Chuẩn bị:
-Các hình trong SGK, hình vẽ cảnh gió to.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Hỏi tên bài.
Khi trời nắng bầu trời như thế nào? 
Nêu các dấu hiệu để nhận biết trời mưa? 
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới:Giới thiệu và ghi bảng tựa bài.
Hoạt động 1 : Quan sát tranh.
Mục đích: Học sinh nhận biết các dấu hiệu khi trời có gió qua tranh, ảnh.
Biết được dấu hiệu khi có gió nhẹ, gió mạnh.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát 5 hình của bài trang 66 và 67 và trả lời các câu hỏi sau:
Hình nào làm cho bạn biết trời đang có gió ?
Vì sao em biết là trời đang có gió?
Gió trong các hình đó có mạnh hay không? Có gây nguy hiểm hay không ?
Tổ chức cho các em làm việc theo nhóm quan sát và thảo luận nói cho nhau nghe các ý kiến của mình nội dung các câu hỏi trên.
Bước 2: Gọi đại diện nhóm mang SGK lên chỉ vào từng tranh và trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác nghe và nhận xét bổ sung.
Bước 3: Giáo viên treo tranh ảnh gió và bão lên bảng cho học sinh quan sát và hỏi:
Gió trong mỗi tranh này như thế nào?
Cảnh vật ra sao khi có gió như thế nào?
Cho học sinh làm việc theo nhóm nhỏ quan sát và trả lời các câu hỏi.
Giáo viên chỉ vào tranh và nói: Gió mạnh có thể chuyển thành bão (chỉ vào tranh vẽ bão), bão rất nguy hiểm cho con người và có thể làm đổ nhà, gãy cây, thậm chí chết cả người nữa.
Giáo viên kết luận: Trời lặng gió thì cây cối đứng yên, có gió nhẹ làm cho lá cây ngọn cỏ lay động nhẹ. Gió mạnh thì nguy hiểm nhất là bão.
Hoạt động 2: Tạo gió.
MĐ: Học sinh mô tả được cảm giác khi có gió thổi vào mình.
Cách tiến hành:
Bước 1: Cho học sinh cầm quạt vào mình và trả lời các câu hỏi sau: Em cảm giác như thế nào? 
Bước 2: Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi.
Hoạt động 3: Quan sát ngoài trời.
MĐ: Học sinh nhận biết trời có gió hay không có gió, gió mạnh hay gió nhẹ.
Cách tiến hành:
Bước 1: Cho học sinh ra sân trường và giao nhiệm vụ cho học sinh.
Quan sát xem lá cây, ngọn cỏ, lá cờ … có lay động hay không?
Từ đó rút ra kết luận gì?
Bước 2: Tổ chức cho các em làm việc và theo dõi hướng dẫn các em thực hành.
Bước 3: Tập trung lớp lại và chỉ định một số học sinh nêu kết quả quan sát và thảo luận trong nhóm.
Giáo viên kết luận: Nhờ quan sát cây cối cảnh vật xung quanh và cảm nhận của mỗi người mà ta biết trời lặng gió hay có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
4.Củng cố dăn dò: 
Tổ chức cho học sinh khắc sâu kiến thức bằng câu hỏi:
Làm sao ta biết có gió hay không có gió?
Gió nhẹ thì cây cối, cảnh vật như thế nào? Gió mạnh thì cảnh vật cây cối như thế nào?
Học bài, xem bài mới.
Khi nắng bầu trời trong xanh có mây trắng, có Mặt trời sáng chói, …
Khi trời mưa bầu trời u ám, mây đen xám xịt phủ kín, không có mặt trời, …
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh quan sát tranh và hoạt động theo nhóm.
Hình lá cờ đang bay, hình cây cối nghiêng ngã, hình các bạn đang thả diều.
Vì tạo cho cảnh vật lay động (cờ bay, cây nghiêng ngã, diều bay)
Nhẹ, không nguy hiểm.
Đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi trên, các nhóm khác bổ sung và hoàn chỉnh.
Rất mạnh.
Cây cối nghiêng ngã, nhà cửa siêu vẹo.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh thực hành và trả lời câu hỏi
Mát, lạnh.
Đại diện học sinh trả lời.
Ra sân và hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên.
Lay động nhẹ –> gió nhe.ï
Lay động mạnh –> gió mạnh.
Học sinh nêu kết quả quan sát và thảo luận ngoài sân trường.
Nhắc lại.
Cây cối cảnh vật lay động –> có gió, cây cối cảnh vật đứng im –> không có gió.
Gió nhẹ cây cối … lay động nhẹ, gió mạnh cây cối … lay động mạnh.
Thực hành ở nhà.
Thứ tư ngày 20 tháng 4 năm 2011
Đ/c Hằng dạy.
Ngày soạn: 12/4/2011
Ngày giảng: Thứ năm ngày 21 tháng 4 năm 2011
Toán: BÀI: KIỂM TRA
 Thời gian : 40 phút
1.Mục tiêu :
Kiểm tra các phép tính cộng ,trừ trong phạm vi 100 ( không nhớ )
Xem giờ đúng ; giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn có phép trừ . 
Đề ra:
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
 52 + 4 47 + 52	 99 - 47
 99 - 52 25 + 74 42 + 53
Bài 2: Điền dấu ,=
38 	83 -78	45+23 45-24
21+47 	37+12	56-0 	56+0
Bài3: Tính
23 + 12 + 10 = 40 + 20 + 10 = 
90 - 60 + 20 = 25 + 13 - 11 =
Bài 4 :Viết các số sau :67, 74 , 46 , 98
A,Theo thứ tự từ bé đến lớn:………………………………………………………………….
B, Theo thứ tự từ lớn đến bé :………………………………………………………………...
Bài 5: Trong phòng có 75 cái ghế ,người ta mang ra khỏi phòng 25 cái .Hỏi trong phòng còn bao nhiêu cái ghế ?
Bài 6: Nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng.
 9 giờ 6 giờ	 5 giờ 3 giờ
Biểu điểm
Bài 1: 2điểm 
Mỗi phép tính : 0,3 điểm 
Bài 2: 1 điểm 
Mỗi phép tính 0,25 điểm
Bài 3: 2điểm
Mỗi phép tính 0,5 điểm
Bài 4: 2điểm
Sắp xếp đúng mỗi dãy số 0,5điểm
Bài 5 : 2điểm
Phép tính ,lời giải 1,5 điểm
Đáp số 0,5điểm
Bài 6 : 1điểm
Nối đúng mỗi đồng hồ 0.3 điểm
Tiếng Anh:
 GV chuyên trách dạy
Chính tả (Nghe viết): BÀI : LUỸ TRE
I.Yêu cầu:
 1.Kiến thức:HS chép lại chính xác, trình bày đúng khổ thơ đầu bài thơLuỹ tre trong khoảng 8-10 phút
 -Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần l hoặc n, chữ dấu hỏi hoặc dấu ngã. vào những chữ in nghiêng.
 -Làm bài tập 2,a hoặc b
 2.Kĩ năng: Rèn cho HS viết đúng nội dung bài và cách trình bày khổ thơ đầu bài thơ Luỹ tre.
 3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận.
-Em Hoàng viết từ:trắng muốt, trượt băng, tuốt lúa, lần lượt mỗi từ 2 dòng.
II.Chuẩn bị: 
-Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung khổ thơ cần chép và bài tập 2a.
-Học sinh cần có VBT.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1.KTBC : 
Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp viết các từ ngữ sau: tường rêu, cổ kính (vào bảng con)
Nhận xét chung về bài cũ của học sinh.
2.Bài mới:Giới thiệu bài ghi tựa bài “Luỹ tre”.
3.Hướng dẫn học sinh tập viết chính tả:
Giáo viên đọc dòng thơ đầu, theo dõi các em đã biết viết hay chưa. Nếu học sinh chưa biết cách giáo viên hướng dẫn lại. Giáo viên đọc nhắc lại lần thứ hai, thứ ba. Chờ học sinh cả lớp viết xong. Giáo viên nhắc các em đọc lại những tiếng đã viết. Sau đó mới đọc tiếp cho học sinh viết.
Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:
Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
Thu bài chấm 1 số em.
4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt (bài tập 2a).
Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn bài tập giống nhau của các bài tập.
Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm. 
Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
5.Nhận xét, dặn dò:
Yêu cầu học sinh về nhà chép lại khổ thơ đầu của bài thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
Cả lớp viết bảng con: tường rêu, cổ kính 
Học sinh nhắc lại.
Học sinh nghe và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh tiến hành chép chính tả theo giáo viên đọc.
Học sinh dò lại bài viết của mình và đổi vở và sữa lỗi cho nhau.
Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 2a: Điền chữ n hay l ?
Các em làm bài vào VBT và cử đại diện của nhóm thi đua cùng nhóm khác, tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm,

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 32 lop 1.doc
Giáo án liên quan