Giáo án Lịch sử lớp 7

1. MỤC TIÊU :

1.1-Kiến thức :

* HĐ 1:

 HS hiểu: quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Au,cơ cấu xã hội bao gồm 2 giai cấp cơ bản :Lãnh chúa và nông nô.

* HĐ 2:

 HS biết: khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa.

 * HĐ 3:

 HS hiểu : thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa ra sao.

1.2.-Kĩ năng :

- HS thực hiện được:Sử dụng bản đồ châu Au để xác định các quốc gia phong kiến

- HS thực hiện thành thạo: Biết vận dụng phương pháp so sánh,đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

1.3.-Thái độ :

-Thói quen:Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn

-Tính cách: Bồi dưỡng nhận thức cho HS về sự phát triển hợp qui luật của xã hội phong kiến.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP

 - Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Au.

 - Lãnh địa phong kiến

 - Sự xuất hiện của các thành thị trung đại

 

doc289 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1816 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Hướng dẫn học tập : 
 -Tiết này: Học bài, hoàn thành vở bài tập.Chú ý các cải cách của Hồ Quí Ly.
 -Tiết sau : Chuẩn bị bài 17: Ôn tập chương II và III.
 +Tự xem lại kiến thức đã học.( bài 10 đến 16)
 +Chú ý các cuộc kháng chiến chống xâm lược, những thành tựu kinh tế- văn hoá-giáo dục, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc.
Tuần dạy :17 Tiết: 33 
ÔN TẬP HỌC KÌ I
1. Mục tiêu:
 1.1. Kiến thức: 
 - Củng cố kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Ngô , Đinh , Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ.
 - Nằm được những thành tựu chủ yếu v các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá của Đại Việt thời Ngô , Đinh , Tiền Lê , Lý, Trần, Hồ.
 1.2. Kỹ năng:
 - Sử dụng lược đồ.
 - Lập bảng thống kê. Phân tích tranh ảnh…
 1.3. Thái độ:
 - Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
2.Trọng tâm :
 Bài 6,8,10,14
3. Chuẩn bị:
 3.1. Giáo viên: Bảng phụ
 3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài 
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 7a1:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
7a2: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
7a3: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Nêu tình hình xã hội trước sự suy sụp của thời nhà Trần?(10 đ)
- Vua, quan, quí tộc, địa chủ thả sức ăn chơi sa hoa, xây dựng nhiều dinh thự, chùa chiền...
-Trong triều nhiều kẻ gian nịnh, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước…Chu Văn An dâng sớ đòi chém 7 tên nịnh thần nhưng nhà vua không nghe.
-Khi vua Trần Dụ Tông mất (1369), Dương Nhật Lễ lên thay, tình hình càng trở nên rối loạn, nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi.
+Đầu năm 1344, Ngô Bệ hô hào nông dân ở Yên Phụ( Hải Dương) đứng lên khởi nghĩa, kết quả bị đàn áp.
+Đầu năm 1390, nhà sư Phạm Sư Oân hô hào nông dân ở Quốc Oai(SơnTây) nổi dậy .Nghĩa quân đã chiếm thành Thăng Long trong ba ngày .Cuộc khởi nghĩa thất bại vì triều đình tập trung lực lượng đàn áp.
 4. 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
NỘI DUNG.
 1/ Trình bày đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên của các nước Đông Nam Á. 
2/Nêu công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với đất nước ta.
 3 
3/ 3/Trình bày những nét chính về luật pháp, quân đội và chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý? 
4/ Thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến chống Mông Cổ lần I ?
HS : Trình bày 
C 
5/ 5/Trình bày diễn biến và kết quả của chiến thắng Bạch Đằng(1288). 
C 
6 6/ Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ ba có gì giống và khác với lần thứ hai ? 
7/Nêu nguyên nhân thắng lợi và yÙ nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên ?
HS : Trả lời 
GV : Nhận xét chốt lại
1/
 *Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên:
 - Chịu ảnh hưởng của gió mùa, tạo nên hai mùa rõ rệt : mùa khô và mùa mưa. 
 - Thuận lợi: Phát triển nông nghiệp. 
 - Khó khăn: có nhiều thiên tai. 
2/ Công lao của Đinh Bộ Lĩnh :
-Là người có công lớn trong việc dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. 
 -Việc đặt tên nước, chọn kinh đô và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc đã khẳng định nước ta là nước Việt lớn, nhà Đinh có ý thức xây dựng nền độc lập tự chủ. 
3/ 
 * Luật pháp 
 - Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta- bộ Hình thư.
 -Nội dung: Bảo vệ vua, triều đình, bảo vệ trật tự xã hội và sản xuất nông nghiệp 
* Quân đội 
- Quân bộ và quân thủy
- Vũ khí có giáo mác,dao,kiếm,cung nỏ,máy bắn đá.
-Trong quân chia làm 2 loại: cấm quân và quân địa phương.
* Chính sách đối nội, đối ngoại: 
- Củng cố khối đoàn kết dân tộc
-Giữ quan hệ bình thường với Trung Quốc và Champa, kiên quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc.
4/ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần I
* Diễn biến: 
 -Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta. Quân giặc theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc rồi tiến đến Bình Lệ Nguyên thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy. 
-Để bảo toàn lực lượng nhà Trần chủ trương cho quân rút khỏi kinh thành Thăng Long, thực hiện kế hoạch “ vườn không nhà trống” khiến giặc vào Thăng Long bị thiếu lương thực, thực phẩm, bị quân dân ta chống trả, chưa đầy một tháng lực lượng chúng bị tiêu hao dần.
-Ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu(bến sông Hồng, ở phố Hàng Than-Hà Nội ngày nay )
 * Kết quả:Ngày 29-1-1258, quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước.Cuộc kháng chiến giành thắng lợi.
5/ 
*Diễn biến:
+ Tháng 4/1288 đoàn thuyền của Ô Mã Nhi đã lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quân ta bố trí từ trước, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.Ô Mã Nhi bị bắt sống.
 +Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân ta liên tục chặn đánh.
*Kết quả: Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi vẻ vang.
6/
- Giống nhau: Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, chủ động vừa đánh giặc vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ phản công tiêu diệt giặc, thực hiện “vườn không nhà trống “ 
 -Khác nhau : Tập trung tiêu diệt đoàn thuyền lương để chúng bị động, khó khăn, chủ động bố trí trận địa bãi cọc ở sông Bạch Đằng để tiêu diệt đoàn thuyền chiến của giặc và đánh sập ý đồ xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta 
7/ Ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên
 a/ Nguyên nhân 
- Trong 3 lần kháng chiến tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc bảo vệ quê hương đất nước tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
 - Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.Đặc biệt, nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân. 
- Tinh thần hy sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc, đặc biệt là quân đội nhà Trần.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng giành thắng lợi.
 b/ Ý nghĩa lịch sử
 - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên-Mông, bảo vệ độc lập dân tộc,ø toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.
-Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược(góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân…)
-Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
 Thông qua nội dung ôn tập
 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: 
 - Tiết này :Học bài, chú ý nội dung ôn tập
 - Tiết sau : Chuẩn bị bài : Ôn tập học kì I (tt) 
 +Xem lại các câu hỏi ôn tập SGK
 + Chú ý bài 2,10, 14
5. Rút kinh nghiệm:
-Nội dung:	
-Phương pháp:	
-Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	
Tuần dạy: 17 Tiết :34 
ÔN TẬP HỌC KÌ I (tt)
1. Mục tiêu:
 1.1. Kiến thức: 
 - Củng cố kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Ngô , Đinh , Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ.
 - Nằm được những thành tựu chủ yếu v các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá của Đại Việt thời Ngô , Đinh , Tiền Lê , Lý, Trần, Hồ.
 1.2. Kỹ năng:
 - Sử dụng lược đồ.
 - Lập bảng thống kê. Phân tích tranh ảnh…
 1.3. Thái độ:
 - Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
2.Trọng tâm:
 Bài 2,10,14,15
3. Chuẩn bị:
 3.1. Giáo viên: Bảng phụ
 3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài 
4. Tiến trình:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 7a1:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
7a2: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
7a3: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
4.2. Kiểm tra miệng:
 Câu 1: Trình bày những nét chính về luật pháp, quân đội và chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý? (10đ)
* Luật pháp 
 - Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta- bộ Hình thư.
 -Nội dung: Bảo vệ vua, triều đình, bảo vệ trật tự xã hội và sản xuất nông nghiệp 
* Quân đội 
- Quân bộ và quân thủy
- Vũ khí có giáo mác,dao,kiếm,cung nỏ,máy bắn đá.
-Trong quân chia làm 2 loại: cấm quân và quân địa phương.
* Chính sách đối nội, đối ngoại: 
- Củng cố khối đoàn kết dân tộc
-Giữ quan hệ bình thường với Trung Quốc và Champa, kiên quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc.
4. 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
NỘI DUNG.
C 1/ Trình bày nội dung và ý nghĩa của phong trào văn
 hoaÙ Phục Hưng.
2 
 2/ Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý
3 3/ Trình bày diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên.
3 4/ Trình bày diễn biến và kết quả trận Vân Đồn. 
T 
5 5/ Trình bày những thành tựu về giáo dục và khoa học – kĩ

File đính kèm:

  • docHDNG 7.doc