Giáo Án Lịch Sử Lớp 11 - Bài 15: Phong Trào Cách Mạng Ở Trung Quốc Và Ấn Độ (1918-1939)

I- Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - Nắm được nét chính của phong trào Ngũ Tử và nét chính phong trào cách mạng trong giai đoạn tiếp (thập niên 20 và 30 của thế kỉ XIX)

 - Thấy được nét chính của phong trào cách mạng ấn Độ.

 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng so sánh, đối chiếu để hiểu được và bản chất của sự kiện

3. Tư tưởng-tình cảm:

 - Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức giành độc lập. Nhận thức sự mất mát, khó khăn gian khổ của các dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập.

II- Thiết bị và tài liệu: - Ảnh và tư liệu giới thiệu tiểu sử Mao Trạch Đông, M. Ganđi

III- Tiến trình lên lớp:

 1. Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển của Nhật Bản trong những năm 1918-1939?

 - Quá trình quân phiệt hóa diễn ra ở Nhật Bản như thế nào? Nét khác với Đức?

 3. Bài mới: Sau CTTG1 phong trào cách mạng TQ và ÂĐ diễn ra mạnh mẽ theo các xu hướng khác nhau, tạo tiền đề cho thắng lợi ở đầu thế kỉ XX.

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 11677 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Lịch Sử Lớp 11 - Bài 15: Phong Trào Cách Mạng Ở Trung Quốc Và Ấn Độ (1918-1939), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 24/12/2007
	Ngày giảng25/12/2007
Chương III: Các nước châu á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. ( 1918-1939)
 T16 Bài 15 – Phong trào cách mạng ở trung quốc và ấn độ
(1918-1939)
I- Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - Nắm được nét chính của phong trào Ngũ Tử và nét chính phong trào cách mạng trong giai đoạn tiếp (thập niên 20 và 30 của thế kỉ XIX)
 - Thấy được nét chính của phong trào cách mạng ấn Độ.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng so sánh, đối chiếu để hiểu được và bản chất của sự kiện 
3. Tư tưởng-tình cảm:
 - Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức giành độc lập. Nhận thức sự mất mát, khó khăn gian khổ của các dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập.
II- Thiết bị và tài liệu: - ảnh và tư liệu giới thiệu tiểu sử Mao Trạch Đông, M. Ganđi
III- Tiến trình lên lớp:
 1. Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển của Nhật Bản trong những năm 1918-1939?
 - Quá trình quân phiệt hóa diễn ra ở Nhật Bản như thế nào? Nét khác với Đức?
 3. Bài mới:
Sau CTTG1 phong trào cách mạng TQ và ÂĐ diễn ra mạnh mẽ theo các xu hướng khác nhau, tạo tiền đề cho thắng lợi ở đầu thế kỉ XX.
Phương pháp
Nội dung
GV gợi ý hình ảnh: “Chiéc bánh ga tô bị cắt”, mâu thuẫn cơ bản trong xã hội, nhiệm vụ cách mạng của TQ
Hoạt động cá nhân
PV: Nét chính của phong trào “Ngũ Tứ” ( mục đích, lực lượng tham gia, địa bàn,)?
 HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý PV: Nét mới và ý nghĩa của phong trào này?( CN xuất hiện...)
 PV: Phong trào Ngũ tứ có ‏‎‎ý nghĩa ntn?
HS trả lời, GV nhận xét và chốt lại
 Hoạt động cá nhân
GV hướng dẫn HS tìm hiểu về chiến tranh Bắc phạt.
PV: Cuộc nội chiến TQ diễn ra như thế nào?
HS trình bày GV kết luận.
GV bổ sung: T1/1935, tại HN Tuân Nghĩa ( tỉnh Qu‏‎ý Châu ) Mao Trạch Đông thành người lãnh đạo ĐCS Trung Quốc.
Hoạt động cá nhân
GV hướng dẫn HS tìm hiểu về: 
 - Nguyên nhân
 - Lãnh đạo
 - Hình thức đấu tranh
 - Lực lượng tham gia
 - Kết quả:
HS dựa vào SGK trình bày từng nội dung.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nét chính về phong trào đấu tranh của nhân dân ÂĐ thời kì này.
I. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919-1939)
1. Phong trào Ngũ Tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc
a. Phong trào Ngũ Tứ (4/5/1919)
- Mục đích:
- Diễn biến: 
+ Mở đầu là cuộc biểu tình của 3000 HS, SV yêu nước Bắc Kinh tại Quảng trường Thiên An Môn
+ Từ Bắc Kinh lan rộng ra 22 tỉnh và 150 thành phố cả nước lôi cuốn đông đảo các tầng lớp khác trong xã hội. Đặc biệt là giai cấp công nhân.
- ‏‎ý nghĩa: SGK tr 79 - 80
b. Tháng 7/1921: Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời 
 nắm ngọn cờ lãnh đạo.
2. Chiến tranh Bắc phạt (1926-1927) và nội chiến Quốc - Cộng (1927-1937)
a. Chiến tranh Bắc phạt.
- Những năm 1926-1927 ĐCS hợp tác QDĐ đánh bọn quân phiệt ở miền Bắc TQ.
- 12/4/1927, Tưởng tiến hành chính biến tàn sát khủng bố những người cộng sản.
- T7/1927, chính quyền hoàn toàn rơi vào tay TGT, chiến tranh Bắc phạt chấm dứt.
b. Nội chiến Quốc - Cộng (1927-1937)
- Nhiều lần quân Tưởng Giới Thạch tấn công Cộng sản -> thất bại.
- 1933-1934, cách mạng bị tổn thất nặng 
- tháng 10/1934 Hồng quân công nông tiến hành Vạn lý Trường Chinh 
- Tháng 7/1937: Nhật Bản xâm lược, nội chiến kết thúc ( Quốc - Cộng hợp tác thành lập mặt trận nhân dân chống Nhật).
II. Phong trào độc lập dân tộc ở ấn Độ (1918-1939)
1. Phong trào đòi độc lập dân tộc trong những năm (1918-1929)
- Nguyên nhân: Chính sách bóc lột, đạo luật hà khắc của thực dân Anh dẫn đến mâu thuẫn xã hội gay gắt.
- Lãnh đạo: Đảng Quốc đại do M. Ganđi đứnh đầu.
- Hình thức: Hòa bình, không sử dụng bạo lực( biểu tình, bãi công, bãi khoá, tẩy chay hàng Anh...)
- TP tham gia: Học sinh, sinh viên, công nhân lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia
- Kết quả: T12/1925 ĐCS thành lập
2. Phong trào đòi độc lập trong những năm 1929-1939.
- Nguyên nhân: Chính sách bóc lột của thực dân Anh và hậu quả khủng hoảng kinh tế 29-33.
- Lãnh đạo: 
- Hình thức:
- Lực lượng tham gia: Tất cả các tầng lớp nhân dân trong xã hội hình thành Mặt trận thống nhất
4. Sơ kết bài học
* Củng cố: GV hướng dẫn HS làm câu hỏi 1,2 tr 83
* Chuẩn bị bài sau: Câu hỏi tr 84,85, câu 1 tr 89.
5. Rút kinh nghiệm bài dạy.	
 1. Điền vào bảng các sự kiện cách mạng ở Trung Quốc
Thời gian
Nội dung sự kiện
4/5/1919
Phong trào Ngũ Tứ
7/1921
Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời
12/4/1927
Tưởng Giới Thạch tiến hành tàn sát, khủng bố những người cộng sản
10/1934
Hồng quân phá vây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh
1/1935
Hội nghị Tuân Nghĩa- Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo
7/1937
Nhật tiến hành chiến tranh, Quốc - Cộng hợp tác lần hai cùng kháng chiến chống Nhật
	2. Nhận xét và so sánh điểm khác nhau giữa phong trào cách mạng T Q Â Đ?
	- Người lãnh đạo.
	- Hình thức đấu tranh.
 Bài tập:
1. Tính chất của phong trào Ngũ Tứ?
	A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
	B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
	C. Cách mạng vô sản.
	D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
2. Tư tưởng nào được truyền vào Trung Quốc sau phong trào Ngũ Tứ?
A. Tư tưởng phong kiến bảo thủ.
	B. Tư tưởng cải cách ở Nhật Bản.
	C. Chủ nghĩa Mac - Lê-nin.
	D. Tư tưởng của chủ nghĩa phát xít.
3. Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng hợp tác nhằm mục đích gì?
	A. Cùng nhau xây dựng Trung Quốc phát triển về kinh tế văn hóa.
	B. Cùng nhau thành lập chính phủ cầm quyền.
	C. Cùng nhau chống lại các tập đoàn quân phiệt Bắc Dương.
	D. Chống lại các thế lực đế quốc ben ngoài.
4. Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng.
Sự kiện
Thời gian
1. Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ
a. Những năm 1927-1937
2. Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập
b. Tháng 1/1935
3. Mao Trạch Đông lãnh đạo Đảng Cộng sản
c. Tháng 5/1919
4. Nội chiến Quốc - Công
d. Tháng 7/1921

File đính kèm:

  • docT16-LS11.doc
Giáo án liên quan