Giáo án Lịch sử 8 - Nguyễn Văn Tiên

A/ MỤC TIÊU:

 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII. Những biến đổi về kinh tế xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV – XVII.

- Nắm được các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “Cách mạng tư sản”.

 2/ Tư tưởng: Thông qua các khái niệm cụ thể bồi dưỡng cho học sinh:

- Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.

- Nhận thấy rằng CNTB có sự tiến bộ song vẫn là chế độ bóc lột thay cho chế độ phong kiến.

 3/ Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng

 Sử dung bản đồ, tranh, ảnh và độc lập làm việc để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập trước hết là các câu hỏi, bài tập sgk.

B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC:

 Bản đồ thế giới và lược đồ Cách mạng tư sản Anh.

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1/ Ổn định lớp:

2/ Bài mới: Chương trình lịch sử lớp 8 bao gồm 2 phần: LS thế giới, lịch sử Việt Nam (có vài tiết lịch sử địa phương) chúng ta sẽ học 52 tiết. HK1 chúng ta sẽ học 34 tiết (1 tuần 2 tiết), HK2 học 1 tuần 1 tiết = 17 tiết cả năm 35 tuần X 1,5 = 52 tiết Lịch sử thế giới có 34 tiết, có nghĩa là chúng ta sẽ học phần lịch sử này ở HK1 (Phần lịch sử thế giới cận đại từ giữa thế kỉ XVI đến 1917). Hôm nay chúng ta bước vào bài học đầu tiên.

 

doc64 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Nguyễn Văn Tiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhiều cuộc chiến tranh diễn ra, song tại sao cuộc chiến tranh 1914 -1918 lại gọi là Chiến tranh thứ nhất? Nguyên nhân, diễn biến và kết quả của nó ra sao? Hôm nay chúng ta sẽ giải đáp vấn đề trên.
 3. Dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
Hoạt động 1: Cá nhân
GV: Gợi cho HS nhớ lại tình hình của các đế quốc Đức, Anh, Pháp, Mỹ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
GV: Do đâu có sự phát triển không đều ấy và từ tình hình ấy dẫn đến hậu quả gì?
HS: Trả lời theo hiểu biết của mình.
GV: Các đế quốc “trẻ’’ phát triển kinh tế mạnh nhưng lại ít thuộc địa hơn các đế quốc “già”dẫn đến chiến tranh giành thuộc địa. Mâu thuẫn ấy dẫn đến hậu quả gì?
HS: Từ mâu thuẫn đó hình thành 2 khối đế quốc kình địch nhau.
 +Khối liên minh: Đức, Áo-hung, I-ta-li-a (1882)
 +Khối hiệp ước: Anh, Pháp, Nga. (1907)
GV: Mục đích của chiến tranh? Duyên cớ trực tiếp đưa đến cuộc chiến tranh bùng nổ là gì?
HS: Trả lời.
* Củng cố: vì sao các nước đế quốc ráo riết chuẩn bị Chiến tranh thế giới thứ nhất?
* Hoạt động 2: Cá nhân
GV: Diễn biến của chiến tranh?
HS: Trình bày từng giai đoạn theo nội dung SGK.
GV: Nhấn mạnh các ý 
GV: Giai đoạn 2 của cuộc chiến tranh. Tình hình chiến sự giai đoạn 2 diễn ra ntn? Em có nhận xét gì?
HS: Dựa vào sự kiện sgk trả lời 
GV: Nhấn mạnh: Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và giành thắng lợi → sự ra đời của nhà nước XHCN đầu tiên góp phần buộc Đức nhanh chóng đầu hàng
GV: Sử dụng bản đồ chiến tranh thế giới thứ nhất trình bày diễn biến của chiến tranh qua 2 giai đoạn. 
Giải thích hai kênh hình sgk: GV phóng to: Đức ký đầu hàng không điều kiện chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 
GV: Chia lớp làm 2 nhóm + Nhóm 1:Hậu quả của chiến tranh? + Nhóm 2: Tính chất của cuộc chiến tranh?
Sau khi đại diện nhóm trả lời, cho HS nhận xét, GV nhận xét chốt ý ghi bảng 
GV: Tổng kết hậu quả của chiến tranh trên bảng xi-mi-li cho HS quan sát nhận xét. Tính chất của chiến tranh?
HS: Là cuộc chiến tranh phi nghĩa phản động 
GV: Tổng kết ý 
I. Nguyên nhân của chiến tranh:
 - Sự phát triển không đều của CNĐQ.
 - Mâu thuẫn sâu sắc giữa các đế quốc → hình thành 2 khối đối địch nhau:
 + Khối Liên minh: Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a (1882).
 + Khối hiệp ước: Anh, Pháp, Nga (1907).
- Mục đích của chiến tranh: chia lại thế giới.
- Duyên cớ: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo - Hung bị ám sát → Đức, Áo - Hung chớp lấy cơ hội gây ra chiến tranh.
II. Những diễn biến của chiến Tranh:
 - Diễn biến: Ngày 28/7/1914, Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi, ngày 1-8-1914 Đức tuyên chiến với Nga, Anh, Pháp- chiến tranh bùng nổ
 1. Giai đoạn 1 (1914- 1916): Ưu thế thuộc phe Liên minh, chiến tranh lan rộng với quy mô toàn thế giới.
 2. Giai đoạn 2 (1917 - 1918): 
 - Ưu thế thuộc phe Hiệp ước, phe Hiệp ước tiến hành phản công.
 - Phe Liên minh thất bại, đầu hàng.
III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất:
 - Hậu quả: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, cơ sở vật chất bị tàn phá nặng.
 - Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.
 3. Củng cố: Làm bài tập nhanh
 4. Hướng dẫn tự học:
 a. Bài vừa học: Như đã củng cố
 b. Bài sắp học:
 Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 14 ÔN TẬP
Ngày soạn: 04/11/2007. Ngày dạy: 14/11/2007
Tiết 21 	Bài 14	 ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỷ XVI đến 1917)
A/ MỤC TIÊU:
 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: 
 - Củng cố những kiến thức cơ bản của phần lịch sử thế giới cận đại một cách hệ thống, vững chắc.
 - Nắm chắc, hiểu rõ những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại để chuẩn bị học tốt lịch sử thế giới hiện đại.
 2/ Tư tưởng: Thông qua những sự kiện lịch sử đã học giúp cho HS đánh giá, nhận thức đúng đắn từ đó rút ra những bài họ cấn thiết, cho bản thân.
 3/ Kĩ năng: Củng cố rèn luyện tốt hơn các kĩ năng học tập bộ môn chủ yếu là các kĩ năng, hệ thống hoá, phân tích khái quát sự kiện, rút ra những kết luận, lập bảng thống kê.
B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1/ Ổn định, kiểm tra: Nêu những sự kiện chính diễn ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và kết cục của chiến tranh? 
 2/ Giới thiệu bài mới:
 3/ Dạy bài mới: Lịch sử thế giới cận đại có nhiều chuyển biến quan trọng, tác động to lớn tới sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Để nắm được phần lịch sử này chúng ta cần ôn tập lại những chuyển biến lịch sủ đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
* Hoạt động 1: Cá nhân
GV: Yêu cầu HS kẻ bảng thống kê những sự kiện chính của lịch sử thế giới vào vở (bảng 3 cột: Niên đại, sự kiện chính, kết quả, ý nghĩa) và sau đó điền các sự kiện
HS: Kẻ bảng điền các sự kiện dưới sự hướng dẫn của GV (Một sự kiện chỉ nêu sự kiện chính cơ bản, chú ý nhất là cột kết quả, ý nghĩa chủ yếu của sự kiện đó)
GV: Sử dụng bảng thống kê những sự kiện lịch sử thế giới cận đại để bổ sung, hoàn thiện cho HS trên cơ sở bảng thống kê những sự kiện mà HS đã làm
* Hoạt động 2: Nhóm
GV: Yêu cầu HS đọc phần này sgk
- Qua những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới cận đại, em hãy rút ra 5 nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại
HS: Trả lời trên cơ sở rút ra 5 nội dung chính:
 + Cách mạng tư sản và sự phát triển của CNTB
 + Sự xâm lược thuộc đại của CNTB được đẩy mạnh
 + Phong trào công nhân quốc tế bùng nổ mạnh mẽ
 + Khoa học kĩ thuật, văn học nghệ thuật của nhân loại được những thành tựu vượt bậc
 + Sự phát triển không đồng đều của CNTB → chiến tranh thế giới thư nhất bùng nổ 
GV: để khắc sau nội dung chính gv gợi mở cho HS những câu hỏi nhỏ để HS trả lời, nắm chắc những kiến thức cơ bản đã học
* Nhóm 1: Qua các cuộc cáchg mạng tư sản (Từ tư sản Nê-đéc-lan → thống nhất Đức 1871) mục tiêu của cuộc tư sản đặt ra là gì? Có đạt được không?
HS: Mục tiêu: + Lật đổ chế độ phong kiến 
 + Mở đường cho CNTB phát triển
 Kết quả: Đạt được, CNTB được xác lập trên phạm vi thế giới 
GV: Mặc dù nổ ra dưới nhiều hình thức khác nhau song các cuộc cách mạng bùng nổ có chung một nguyên nhân. Đó là nguyên nhân nào?
HS: Sự kìm hãm của chế độ phong kiến đã lỗi thời vơi nền sản xuất TBCN đang phát triển mạnh mẽ mà trực tiếp được phản ánh qua mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với g/c tư sản và các tầng lớp nhân dân
GV: Biểu hiện để chứng tỏ sự phát triển nhất của CNTB?
HS: Sự hình thành các tổ chức độc quyền → CNTB tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn CNĐQ
* Nhóm 2: Phong trào công nhân quốc tế bùng nổ mạnh mẽ
 - Vì sao phong trào công nhân quốc tế bùng nổ mạnh mẽ
HS: Sự bóc lột quá nặng nề của CNTB: CNTB càng phát triển thì tăng cưòng c/s bóc lột và đán áp nhân dân lao động → họ nổi dậy đấu tranh chống CNTB
GV: Các phong trào chia mấy giai đoạn, đặc điểm từng giai đoạn?
HS: Chia 2 giai đoạn: 
+ Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX: Phong trào tự phát chư có tổ chức đập phá máy móc, đốt công xưởng. Vì mục tiêu kinh tế
+ Từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX: phong trào phát triển đấu tranh mạng quy mô, ý thức giác ngộ của công nhân đã trưởng thành đấu tranh không chỉ vì kinh tế mà còn có mục tiêu chính trị: Đòi thành lập các tổ chức công đoàn, chính Đảng → sự ra đời của CNXH khoa học (1848) và sự thành lập tổ chức Quốc tế thứ nhất (1864) 
* Nhóm 3: Phong trào giải phong dân tộc bùng nổ mạnh mẽ ở khắp các nước châu lục: Á, Phi, Mĩ La-tinh 
GV: Vì sao phát triển mạnh mẽ ở khắp các châu lục?
HS: + CNTB phát triển mạnh mẽ → tăng cường xâm lược Á, Phi, Mĩ La-tinh làm thuộc địa
 + Sự thống trị và bóc lột hà khắc của chủ nghĩa thực dân ở Á, Phi, Mĩ-La-tinh → phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ
GV: Nêu một số phong trào giải phong dân tộc tiêu biểu ở Á, Phi, Mĩ La-tinh?
HS: Châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ, ĐNÁ, Mĩ La-tinh: các cuộc đấu tranh → thiết lập chính quyền tư sản 
* Nhóm 4: KH-KT văn học nghệt thuật của nhân loại đạt được những thành tựu vượt bậc 
GV: Kể tên những thành tựu KHKT, văn học nghệ thuật mà nhận loại đạt được?
HS: Kể tên theo sự hiểu biết của mình: KHTN, KHXH
GV: Những thành tựu đó có tác dụng ntn đến ĐSXH của loài người?
HS: Nêu tác dụng
* Nhóm 5: sự phát triển không đều của CNTB → chiến tranh t/g thứ nhất (1914- 1918)
GV: NN sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc đấu tranh
HS: Dựa vào những kiến thức đã học để trả lời
GV: Chiến tranh chia mấy giai đoạn? Những sự kiện chính của từng giai đoạn?
HS: Chia 2 giai đoạn và trình bày những sự kiện chính
GV: Hậu quả của chiến tranh thế giới thư nhất đem lại cho nhân loại là gì? Tính chất của chiến tranh
HS: Trình bày hậu quả và tính chất theo các em đã học
* Hoạt động 3: Cả lớp
GV: Cho HS thực hành các loại bài tập trắc nghiệm khách quan, thực hành, tự luận 
I/ Những sự kiện lịch sử chính:
Thời gian
Sự kiện
Kết quả
1566
Cách mạng Hà Lan
1640 -1688
Cách mạng TS Anh 
1776
1789 -1794
1848
1868
II/ Những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại:
1/ Cách mạng tư sản và sự phát triển của CNTB:
2/ Phong trào công nhân quốc tế bùng nổ mạnh mẽ:
3/ Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ khắp các châu lục: Á, Phi, Mĩ La-tinh:
4/ Khoa học- kĩ thuật, văn học nghệ thuật của nhân loại đạt được những thành tựu vượt bậc:
5/ Sự phát triển không đều của CNTB → chiến tranh t/g thứ nhất:
III/ BÀI THỰC HÀNH: 
Cho HS về nhà làm theo những câu hỏi đã hướng dẫn
 4/ Củng cố: Như trên
 5/ Hướng dẫn tự học:
 a/ Bài vừa học:
 b/ Bài sắp học:
 Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 15
Ngày soạn: 11/11/2007. Ngày dạy: 16-21/11/2007
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1917 ĐẾN 1945)
Chương I: 	CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1917 
 	VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921- 1941)
Tiết 22, 23	 Bài 15 	 CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 
	VÀ CUỘC ĐẤU TRANH ĐỂ BẢO VỀ CÁCH MẠNG (1917- 1921)
A/ MỤC TIÊU:
 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: 
 - Những nét chung về tình hình nước Nga đầu thế kỷ XX, tại sao nước Nga năm 1917 có 2 cuộc cách mạng.
 - Diễn biến chính của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
 - Cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng.
 - Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
 2/ Tư tưởng: Qua bài học bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn về tình cảm cách mạng đối với cuộc CMXHCN đầu t

File đính kèm:

  • docLICH SU 8 - TRON BO.doc