Giáo án Lịch sử 8 - Bài 26, Tiết 41: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (Tiếp theo) - Võ Thị Hoàng Diễm

I/ Mục tiêu bài học: Cung cấp cho học sinh nắm và biết:

- Diễn biến chính, ý nghĩa, nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa; vai trò của văn thân, sĩ phu; ý chí yêu nước, quật khởi của nhân dân.

- Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, trân trọng, biết ơn các vị anh hùng dân tộc.

- Phân tích, mô tả bản đồ, tranh ảnh, so sánh, liên hệ thực tế.

II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- GV:Lược dồ các cuộc Khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.

-HS: Kênh hình H.91 tr.127, H.92 tr.128, H.93 tr. 128, H.94 tr.129. Tư liệu liên quan.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 3128 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Bài 26, Tiết 41: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (Tiếp theo) - Võ Thị Hoàng Diễm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 26: Tiết 41: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX (tt).
I/ Mục tiêu bài học: Cung cấp cho học sinh nắm và biết:
- Diễn biến chính, ý nghĩa, nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa; vai trò của văn thân, sĩ phu; ý chí yêu nước, quật khởi của nhân dân.
- Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, trân trọng, biết ơn các vị anh hùng dân tộc.
- Phân tích, mô tả bản đồ, tranh ảnh, so sánh, liên hệ thực tế.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV:Lược dồ các cuộc Khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.
-HS: Kênh hình H.91 tr.127, H.92 tr.128, H.93 tr. 128, H.94 tr.129. Tư liệu liên quan.
III/ Tiến trình dạy và học:
1. Dạy và học bài mới: 
Giới thiệu bài: (1 phút) Nhắc lại những nét chính của giai đoạn 2 của phong trào Cần vương " Vào bài.
Hoạt động:II. NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG (40 phút)
Hoạt động của thầy và trò:
Nội dung:
Trình bày được trên lược đồ diễn biến các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
Hoạt động: Cá nhân - Tập thể.
Cặp / Nhóm: (6 nhóm)
Tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong Phong trào Cần vương.
Giải thích tên gọi “Ba Đình”, “Bãi Sậy”.
Nội dung thảo luận:
Nhóm 1: -Thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa.
Nhóm 2: -Lãnh đạo.
Nhóm 3: -Địa bàn hoạt động, điểm mạnh, yếu của các căn cứ.
Nhóm 4: -Diễn biến Khởi nghĩa Ba Đình. 
 -Cách đánh.
Nhóm 5: -Khởi nghĩa Bãi Sậy. 
 -Cách đánh
 -So sánh với Khởi nghĩa Ba Đình.
Nhóm 6: - Khởi nghĩa Hương Khê
 - Cách đánh
 - Quy mô, tính chất.
" Các nhóm trình bày, bổ sung
G Lược đồ: Tường thuật tóm tắt diễn biến các cuộc khởi nghĩa.
Giới thiệu H.93 tr. 128, H.94 tr.129
-So sánh điểm giồng và khác của 3 cuộc khởi nghĩa để rút ra cụôc khởi nghĩa tiêu biểu nhất.
-Nguyên nhân thất bại?
-Giáo dục tư tưởng cho học sinh.
Tổng kết.
Tên khởi nghĩa
Thời gian
Lãnh đạo
Địa bàn (Căn cứ)
Diễn biến – Kết quả
Ba Đình
12/1886 - 1887
Phạm Bành, Đinh Công Tráng
Thanh Hóa (Ba Đình)
- Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt suốt 34 ngày đêm ¦ đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của địch.
- Pháp đốt căn cứ, khởi nghĩa tan rã.
Bãi Sậy
1883 - 1892
Nguyễn Thiện Thuật
Hưng Yên (Bãi Sậy)
-1885 -1889,trận đánh diễn ra quyết liệt 
-Pháp phối hợp tay sai mở những cuộc tấn công quy mô.
- Lực lượng nghĩa quân suy giảm
 " tan rã.
Hương Khê
1885 - 1895
Phan Đình Phùng, Cao Thắng
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình (Hương Khê)
- 1885 – 1888: xây dựng lực lượng.
- 1888 – 1895, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét.
- Pháp xây dựng đồn bốt, tấn công Ngàn Trươi.
- 28/12/1895, Phan Đình Phùng hi sinh.
- 1896 khởi nghĩa kết thúc
2. Củng cố - Dặn dò: (4 phút)
 * Củng cố:Nối cột A, B, C sao cho phù hợp:
Cột A
Cột B
Cột C
Nối
1. 12/1886 - 1887
a. Nguyễn Thiện Thuật
A. Hương Khê
1 với .. c-C ..
2. 1883 - 1892
b. Phan Đình Phùng, Cao Thắng
B. Bãi Sậy
2 với .. a-B ..
3. 1885 - 1895
c. Phạm Bành, Đinh Công Tráng
C. Ba Đình
3 với .. b-A ..
*Dặn dò:- Tìm hiểu Khởi nghĩa Yên Thế.
 - Sưu tầm tư liệu về Hoàng Hoa Thám.

File đính kèm:

  • doclich su 7 ki 2 theo chuan.doc