Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 33: Ôn tập chương II và chương III - Quàng Xuấn

 1. MỤC TIÊU BÀI DẠY.

 a. Kiến thức:

- Giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc từ buổi đầu độc lập đếnTK XII.

- Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế. Văn hoá của Đại Việt ở thời Đinh –Tiền Lê,Lý.

 c.kỹ năng:

- Học sinh biết sử dụng, vận dụng bản đồ, quan sát phân tích tranh ảnh, lập bảng thống kê trả lời câu hỏi.

 b. Thái độ:

- Củng cố nâng cao cho học sinh lòng yêu đất nước, niềm tự hào về tự cường dân tộc, biết ơn tổ tiên để noi gương học tập.

 

 2. CHUẨN BỊ.

 a. Giáo viên:

Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, lược đồ Đại Việt thời Lý, Đinh Tiền Lê.

 b. Học sinh: Học bài cũ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 33: Ôn tập chương II và chương III - Quàng Xuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:05/11/2011 Ngày giảng: 08/12/2011- Lớp 7C
 Ngày 10/12/2011- Lớp 7A+7B
Tiết: 33. ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ CHƯƠNG III.
. 
 1. MỤC TIÊU BÀI DẠY.
 a. Kiến thức:
- Giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc từ buổi đầu độc lập đếnTK XII.
- Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế. Văn hoá của Đại Việt ở thời Đinh –Tiền Lê,Lý. 
 c.kỹ năng:
- Học sinh biết sử dụng, vận dụng bản đồ, quan sát phân tích tranh ảnh, lập bảng thống kê trả lời câu hỏi.
 b. Thái độ:
- Củng cố nâng cao cho học sinh lòng yêu đất nước, niềm tự hào về tự cường dân tộc, biết ơn tổ tiên để noi gương học tập. 
 2. CHUẨN BỊ.
 a. Giáo viên: 
Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, lược đồ Đại Việt thời Lý, Đinh Tiền Lê.
 b. Học sinh: Học bài cũ.
 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 a. Kiểm tra bài cũ. (5')
 Câu hỏi.
 Hãy nêu tác dụng của những cải cách Hồ Qúi Ly?
Trả lời – biểu điểm.
 7đ:- Những cải cách của Hồ Qúi Ly đầu thế kỉ XIV có tác dụng góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp quí tộc, địa chủ làm suy yếu thế lực nhà Trần.
 3đ:- Tăng nguồn thu cho đất nước.
Vào bài.
 Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV ba triều đại Lý, Trần, Hồ đã thay nhau lên nắm chính quyền đó là giai đoạn lịch sử hào hùng vẻ vang của dân tộc. Nhìn lại cả chặng đường lịch sử chúng ta có quyền tự hào truyền thống dân tộc đấu tranh anh hùng của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chúng ta cùng nhau ôn lại chặng đường hào hùng ấy.
 b.Dạy nội dungbài mới:
HOẠT ĐỘNG CUẢ THẦY
Hỏi:Buổi đầu độc lập thời ngô- đinh tiền lê (TKX)
Tình hình chính trị cuối thời Ngô như thế nào?
GV:trước tình hình đất nước như vậy có người đứng lên thống nhất đó là Đinh Bộ Lĩnh. Ông là con trai của Đinh Công Trứ có tài thống lĩnh quân đội đến năm 967 ông đã thống nhất được đất nước.
Sau khi Đinh Bộ Lĩnh bị ám hại nội bộ nhà Đinh lục đục nhà Tống lăm le xâm lược đất nước ta trong tình hình đó Lê Hoàn được suy tôn làm vua.
Hỏi:Vậy ông đã tổ chức ntn?
Hỏi:Tình hình chính trị – quân sự thời Đinh – Tiền Lê như thế nào?
Hỏi:Kinh tế - văn hoá thời Đinh - Tiền Lê như thế nào?
Hỏi:Nhà LÝ thành lập ntn?
Hỏi:Sau khi đổi tên nước là Đại Việt ông đã tổ chức lại chính quyền. Vậy ông đã tổ chức chính quyền ntn?
Hỏi:Quân đội và luật pháp thời Lý ntn?
Nhà Lý đã phải đương đầu với những cuộc xâm lược nào?
Hãy trình bày diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến chống Tống?.
Hỏi:Đời sống kinh tế của nhà Lý ra sao?
Hỏi:Đời sống xã hội và văn hoá ntn?
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. Chương I:17’
- Năm 944 Ngô Quyền mất 2 người con của Ngô Quyền là Ngô xương Ngập và Ngô xương Văn không đủ sức lãnh đạo đất nước -> Dương Tam Kha cướp ngôi -> triều đình lục đục
- Năm 950 Ngô Văn: lật đổ được Dương Tam Kha.
- Năm 965 Ngô Xương Văn chết đã dẫn đến loạn 12 sứ quân.
- Năm 967 Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) thống nhất đất nước.
- Nhà Đinh xây dựng đất nước
Năm 968 Ông lên ngôi vua đặt tên nước là Đại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lư.Ninh Bình
- Năm 979 Lê Hoàn được suy tôn làm vua.Ông đã tổ chức lại chính quyền.
+Đứng đầu là vua, giúp việc cho Vua là thái sư và đại sư, giúp viẹc cho các thái sư, đại sư là quan văn , quan võ.
+Tổ chức chính quyền địa phương gồm 10 lộ dưới lộ là phủ và châu.
- Quân đội có cấm quân và quân địa phương.
- Ngày càng ổn định: ruộng đất chia cho nông dân, trú trọng đến công tác thuỷ lợi. Thủ công nghiệp đã lập được nhiều xưởng mới.Thương nghiệp đúc tiền đồng, nhiều trung tâm buôn bán được hình thành.
- Giáo dục chưa được phát triển, chùa chiền được xây dựng nhiều, nhà sư được coi trọng. Có nhiều loại hình văn hoá dân gian.
II. Chương II: Nước Đại Việt Thời Lý ( TKXI – XII)19’
Năm 1009 Lê Long Đĩnh chết triều đình nhà Tiền lê chám dứt. Lý Công Uẩn đã lên ngôi vua (ông là người có đức và có uy tín trong triều«)
- Năm 1010 ôngđã dời đô về Đại Lađổi tên là Thăng Long.Năm 1054 ông đổi tên là nước là Đại Việt.
- Đứng đầu nhà nước là Vua giúp việc cho vua là quan văn, quan võ.
- Gồm có cấm quân và quân địa phương. Nhà Lý thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”.
- Năm 1042 nhà lý ban hành bộ hình thư.
- Chống quân xâm lược Tống thang 10/1075 và tháng 3/1077.
- Học sinh trình bày.
- Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đã có nhiều tiến bộ.
- Ruộng đất thuộcquyền sở hữu của vua nhưng do nông dân canh tác. Nhà Lý rất quan tâm đến nông nghiệp và đề ra nhiều biện pháp khuyến khích nông nghiệp pt.Đó là ban hành luật cấm giết hại trâu bò.
- Sự phân biệt giai cấp ngày càng sâu sắc.
- Đã quan tâm đén sự pt gd, vh đó là: Xây dựng văn miếu Quốc Tử Giám. Năm 1075 Mở khoa thi(đây là khoa thi của đầu tiên của nước ta).
c. Củng cố:3’
 Hãy kể tên 1 số các tấm gương tiêu biểu của nhà Lý:
 +Lý Thường Kiệt, Lý Tông Đản..
D .Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài:1’
 - Về nhà xem lại bài chúng ta đã ôn tập
 - Đọc trước bài: Cuộc k /c của nhà Hồ
Ôn tập.
- Giáo viên đưa ra câu hỏi để học sinh trả lời.
Câu hỏi 1.C
 Thời Lý, Trần nhân dân ta đã phải đương đầu với những cuộc xâm lựoc nào? Thời gian, lực lượng quân xâ, lược?
Học sinh:
 - Nhà Lý chống quân xâm lược Tống tháng 10 năm 1075 đến tháng 3 năm 1077 gồm 10 vạn quân.
 - Nhà Trần ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
 +) Kháng chiến chống quân xâm lược Mông lần thứ nhất năm 1258 gồm 3 vạn quân.
 +) Kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên năm 1285 hơn 50 vạn quân.
 +) Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên năm 1287- 1288 gồm 30 vạn quân.
Câu hỏi 2.
 Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhà Lý chống quân Mông Nguyên của nhà Trần?
Giáo viên. 
 Không yêu cầu học sinh trình bày lại toàn bộ diễn biến cuộc kháng chiến mà chỉ cần nêu đúng thời gian bắt đầu và kết thúc mọi cuộc kháng chiến.
Câu hỏi 3.
 Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến thể hiện như thế nào?
Học sinh.
 - Kháng chiến chống Tống đường lối chung là chủ động tấn công, đánh giặc, buộc giặc phải theo cách đánh của ta.
 - Kháng chiến chống quân Mông Nguyên "Vườn không nhà chống" tạm thời rút quân về Thăng Long.
Câu hỏi 4.
 Những tấm gương tiêu biểu qua các cuộc kháng chiến?
Học sinh.
 - Thời Lý: Lý Thường Kiệt, Lý Kì Nguyên, Tống Đản.
 - Thời Trần: Trần Quốc Tuấn, Trần Thủ Độ, Trần Quốc Toản.
 *) Về tinh thần đoàn kết đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một vài ví dụ về sự đoàn kết giữa quân đội và tiều đình.
- Về nguyên mhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến gợi ý để các em trả lời.
 Bài tập về nhà giáo viên hướng dẫn học sinh giải đáp.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:

File đính kèm:

  • doctiết 33.doc