Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 31-32 - Phạm Như Thúy

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố cơ bản về các triều đại Trần, Lý, Hồ

- Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị kinh tế, văn hóa của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ.

2. Kĩ năng: Phân tích,lập bảng thống kê.

3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào dân tộc

II.CHUẨN BỊ:

1.Trò: Đọc trước bài

2.Thầy: Một bảng thống kê các nội dung đã học

III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: (5)

*Câu hỏi: Những cải cách của Hồ Qúy Ly có tác dụng gì?

Đáp án:

-Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp địa chủ,tăng nguồn thu nhập cho nhà nước.

-Văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ

 

doc12 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 31-32 - Phạm Như Thúy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hóa thời Trần:
- Tháp Phổ Minh.(Nam Định)
- Thành Tây Đô (Thanh Hóa)
- Hoàng Thành(Thăng Long)
5.Hướng dẫn học bài: (1’)
1. Sinh hoạt văn hóa thời Trần được thể hiện ntn?
2. Nêu dẫn chứng về sự phát triển của văn học, giáo dục, khoa học- kĩ thuật thời Trần?
3. Nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần?
Ngày soạn: 	Ngày dạy:
Tiết 32 - Bài 16:	
Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV
(I. Tình hình kinh tế - xã hội).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Từ giữa thế kỉ XIV, vua quan nhà Trần cùng giai cấp địa chủ chuyển sang ăn chơi sa đọa, bóc lột nhân dân tàn tệ, khiến cho cuộc sống của nhân dân đặc biệt là nông dân trở nên khổ cực.
2.Kĩ năng: Phân tích, phê phán, đánh giá.
3.Thái độ: - Bồi dưỡng ý thức căm thù chế độ áp bức bóc lột.
 - Giáo dục lòng yêu thương nhân dân lao động.
II. Chuẩn bị:
1.Trò: Đọc trước bài.
2.Thầy: - Lược đồ khởi nghĩa nông dân thế kỉ XIV.
 - Thơ ca nói lên nỗi khổ cực của nhân dân.
 - Tư liệu lịch sử Việt Nam.
III.Tiến trình bài dạy: 
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
*Câu hỏi: Tình hình văn học, giáo dục thời Trần có những điểm mới đáng chú ý?
Đáp án:
- Văn học có nhiều tác phẩm thể hiện lòng yêu nước sâu sắc.
- Giáo dục phát triển, mở nhiều trường, thi cử có qui củ, chọn tam khôi, khuyến khích nhân tài.
*Bài tập: Bộ “Đại Việt sử kí” của tác giả nào?
a. Lê Văn Hưu 	c. Trần Quốc Tuấn
b. Ngô Sĩ Liên	d. Trần Quang Khải.
Đáp án: a
3. Bài mới: (35’)
Sau 1 thời gian phát triển kinh tế, văn hóa nhà Trần chuyển dần sang thế suy sụp, tình hình đó trở nên tồi tệ hơn từ giữa thế kỉ XIV.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Sau chiến tranh, khi nền kinh tế đã phục hồi thì vua, quan, quí tộc không còn chăm lo đến sản xuất nữa.
 Tình hình đó dẫn đến s/x nông nghiệp ntn? ->
+Có nhiều lần vỡ đê, lụt lớn.
+Có nhiều năm vừa bị hạn hán vừa bị lụt.
+Tình trạng đói kém sảy ra liên tiếp
 Đời sống của nhân dân nhất là nông dân ntn?
->
(bổ sung): Người nông dân lâm vào cảnh phải bán ruộng đất, vợ con làm nô tì. Làng xã tiêu điều xơ xác, cuộc sống lang thang, phiêu bạt.
 Đọc đoạn thơ của Nguyễn Phi Khanh(sgk)
Đoạn thơ đó muốn phản ánh điều gì?
Mùa màng thất bát mà quan lại vẫn tiếp tục vơ vét bóc lột của nhân dân.
Bọn Qúi tộc, Địa chủ ra sức chấp chiếm ruộng đất của Nông dân.
Tướng Trần Khánh Dư nói: “Tướng là chim ưng, dân là vịt, lấy vịt nuôi chim ưng có gì là lạ”.
-Triều đình vẫn bắt nông dân nộp thuế đinh- 3 quan tiền mỗi người / 1 năm. 
Tra cứu bảng thuật ngữ cuối sgk để hiểu thuế đinh.
Tình hìnhkinh tế suy sụp, đời sống nông dân, nô tì khổ cực đã tác động ntn đến tình hình xã hội
->
? Trước tình hình đời sống nhân dân như vậy vua quan nhà Trần đã làm gì ?
(Dẫn chứng):Vua Trần Dụ Tông bắt dân đào hồ lớn trong hoàng thành, chất đá giữa hồ làm núi, bắt dân chở nước mặn từ biển về đổ vào hồ nhỏ nuôi hải sản.
 Đọc dẫn chứng đoạn chữ in nghiêng trong sgk trang 74 +75.
Đoạn trích nói lên điều gì?
-Sự sa đọa thối nát của tầng lớp thống trị nhà Trần từ vua đến quan, điển hình là vua Trần Dụ Tông và Dương Nhật Lễ. 
-Nội bộ vương triều >< giết hại lẫn nhau.
Lợi dụng tình hình đó nhiều kẻ nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước.Chu Văn An, quan tư nghiệp ở Quốc tử giám dâng sớ đề nghị chém 7 tên nịnh thần, nhưng vua không nghe, ông đã từ quan.
Việc làm của Chu Văn An phản ánh điều gì? 
Quan tham quá nhiều.
Tình hình bên ngoài ntn?
Cham- pa xâm lược, nhà Minh đưa yêu sách.
(NX): Nhà Trần không còn đủ khả năng để củng cố vương triều, tổ chức kháng chiến chống ngoại xâm như ở thế kỉ XIII.
(hs khá giỏi): Thái độ của nhân dân đối với vương triều Trần ntn?
 Bất bình, nổi dậy đấu tranh.
- Giới thiệu lược đồ khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV
 Em hãy nhận xét về địa bàn nổ ra các cuộc khởi nghĩa?
 Phạm vi khá rộng bao gồm nhiều tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Trình bày, kết hợp phân tích 4 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trên lược đồ.
 Khởi nghĩa Ngô Bệ nêu cao khẩu hiệu: “Chẩn cứu dân nghèo”chứng tỏ điều gì?
 Người nông dân ý thức được cuộc sống của mình. Vì không ai cứu giúp nên họ tự đứng lên giành quyền lợi cho mình.
 Năm 1379, Nguyễn Thanh tập hợp nông dân k/n ở sông Chu và tự xưng là Linh Đức Vương. Cùng lúc đó Nguyễn Kỵ ở Nông Cống cũng xưng vương tiến hành k/n. Song đều thất bại. 
Nét nổi bật của khởi nghĩa Phạm Sư Ôn?
 Nghĩa quân chiếm được kinh thành, vua Trần phải bỏ chạy.
(NX): Việc nhà Trần phải bỏ chạy trước thế lực khởi nghĩa nhỏ, chứng tỏ sự suy yếu, bất lực của nhà nước phong kiến thời Trần.
 Thảo luận nhóm (3’)
Em hãy n/x về thời gian tồn tại và kết quả của các cuộc khởi nghĩa?
 Đa số trong thời gian ngắn (riêng khởi nghĩa Ngô Bệ 16 năm)
Kết quả đều thất bại.
Nguyên nhân thất bại của các cuộc k/n?
 Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc không liên kết được nhau. Nên mặc dù nhà Trần đã suy yếu vẫn đủ sức để đàn áp lần lượt các cuộc khởi nghĩa.
1. Tình hình kinh tế:
 (14’)
- Nhà nước không quan tâm đến sản xuất
-> Nông nghiệp suy sụp.
- Đời sống nông dân cực khổ.
- Nông dân, nô tì >< giai cấp thống trị nhà Trần
-> Nổi dậy đấu tranh
2. Tình hình xã hội:
 (21’)
* Chính quyền nhà Trần:
- Vua, quan ăn chơi sa đọa.
- Nội bộ triều đình rối loạn
- Bất lực trước nạn ngoại xâm
=> Nhà Trần suy yếu
* Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
1. Khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương:
2. Khởi nghĩa của Nguyễn Thanh và Nguyễn Kỵ ở Thanh Hóa
3. Khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn ở Hà Tây
4. Khởi nghĩa của Nguyễn Nhữ Cái ở Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang
4. Củng cố: (4’)
GV(sơ kết bài học): 
- Xã hội Đại Việt nửa cuối thế kỉ XIV đang lâm vào 1 cuộc khủng hoảng sâu sắc. Chính quyền nhà Trần suy yếu, nội bộ mâu thuẫn, đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn xã hội gay gắt->phong trào khởi nghĩa của nông dân, nô tì nổ ra ở nhiều nơi
->làm cho chính quyền nhà Trần thêm suy yếu và nhanh chóng sụp đổ.
HS làm bài tập:
- Vì sao thời kì này lại bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì?
A. Do nông dân, nô tì bị bóc lột nặng nề. 
B. Do thiên tai, mất mùa.
(C). Do mâu thuẫn sâu sắc giữa nông dân, nô tì với giai cấp thống trị.
D. Do tranh giành quyền lợi giữa các phe phái phong kiến.
 HS: Xác định trên lược đồ vị trí các cuộc khởi nghĩa.
5. Dặn dò 
Câu hỏi: Tình hình kinh tế, xã hội thời Trần nửa sau thế kỉ XIV?
Bài tập: Lập bảng tóm tắt về các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV theo mẫu:
Tên cuộc khởi nghĩa
Thời gian
Địa điểm
Tên người lãnh đạo
Tuần 17
Ngày soạn: 	Ngày dạy:
Tiết 33 - Bài 16	
Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV
(II.Nhà Hồ và cải cách của Hồ Qúy Ly).
I.Mục tiêu: (Như tiết 32)
II. Chuẩn bị:
1.Trò: Đọc trước bài.
2.Thầy: - Lược đồ khởi nghĩa nông dân thế kỉ XIV.
 - Thơ ca nói lên nỗi khổ cực của nhân dân.
 - Tư liệu lịch sử Việt Nam.
III.Tiến trình bài dạy: 
1. ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
*Câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến kinh tế suy sụp, đời sống của nhân dân cực khổ nửa sau thế kỉ XIV?
Đáp án:
- Nhà nước không chăm lo đến sản xuất nông nghiệp.
- Nông dân bị bóc lột năng nề.
- Chính sách thuế khóa nặng nề, hà khắc.
Bài tập: Khởi nghĩa kéo dài thời gian nhất (16 năm) là:
a. Khởi nghĩa Ngô Bệ
b. Khởi nghĩa Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ
c. Khởi nghĩa Phạm Sư Ôn
d. Khởi nghĩa Nguyễn Nhữ Cái
Đáp án: a
2.Dạy bài mới: 
Vào cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy sụp, nuớc ta lâm vào 1 cuộc khủng hoảng trầm trọng. Trong hoàn cảnh đó, Hồ Qúy Ly đã lật đổ nhà Trần, thành lập nhà Hồ, và ông đã tiến hành nhiều cải cách với những lĩnh vực nào, kết quả ra sao. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
 Yêu cầu 1 hs đọc mục 1 sgk
Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào?
->
(dựa vào kiến thức phần I) 
-Nhà nước không chăm lo đến sản xuất, giai cấp thống trị ăn chơi sa đọa, bóc lột Nông dân, Nô tì tàn bạo ->nhiều cuộc đấu tranh.
-Nguy cơ ngoại xâm
Trước tình thế đó, phải làm thế nào để cứu vãn tình thế?
Thảo luận:
-Trước tình hình đó có hai hướng:
+Hoặc sụp đổ hẳn
+ Hoặc phải có người đứng ra lãnh trách nhiệm,giải quyết các khó khăn
Giữa lúc đó xuất hiện 1 nhân vật mới là Hồ Qúy Ly.
Y/c 1 h/s đọc đoạn chữ in nghiêng sgk
Tại sao Hồ Qúi Ly lại có thể vươn lên chức vụ cao nhất(sau vua), lật đổ nhà Trần?
Là người trong gia đình họ ngoại của vua Trần, có tài, có công.
(chuyển ý): Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, Hồ Qúi Ly đã tiến hành 1 loạt các biện pháp cải cách bao gồm cả trước và sau khi lên làm vua. Cuộc cải cách của Hồ Qúi Ly khá toàn diện: chính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, xã hội.
 Về mặt chính trị Hồ Qúy ly đã thực hiện những biện pháp nào?
->
 yêu cầu 1hs đọc đoạn chữ in nghiêng (sgk)
 Những điểm chính trong các biện pháp là gì?
Chỉ đạo thống nhất từ lộ đến huyện ,dời đô về An Tôn (Tây đô)
Việc quan lại triều đình thăm hỏi nhân dân có ý nghĩa gì?
 Quan tâm đến đời sống của nhân dân
(bs): Hồ Qúy Ly loại bỏ những quan lại nhà Trần vì sợ họ lật đổ ngôi vị.
 Biện pháp về kinh tế?
->
 C/s về kinh tế có tác dụng gì?
 Phần nào làm cho kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và đi lên.
( phát hành tiền giấy để đồng đúc vũ khí; hạn điền đánh vào Qúi tộc, Địa chủ lớn)
Về mặt xã hội Hồ Qúy Ly đã ban hành những c/s gì?
->
Do nô tì bấy giờ quá nhiều ,nên để khôi phục nền kinh tế cần có lực lượng cho sản xuất.
 C/s về văn hóa ,giáo dục?
->
 Thảo luận nhóm: (2’)
Việc Hồ Qúy Ly đề cao chữ nôm chứng tỏ điều gì?
 ý thức dân tộc cao
(bs): Hồ Qúy Ly còn bổ sung thêm 1 môn thi -làm toán trong kì thi ở lộ và kinh đô -> Điều đó cho thấy ông là người quan tâm chăm lo đến giáo dục.
 Nêu các c/s về quốc phòng?
->
Nhận xét về c/s quân sự, quốc phòng của Hồ Qúi Ly? 
Những việc làm của ông mong muốn kiên quyết bảo vệ tổ quốc. ( Tích cực)
(chuyển ý):Trong khoảng 6-7 năm Hồ Qúy Ly đã tiến hành hàng loạt cải cách về mọi mặt đối với đất nước.
Những cải cách của Hồ Qúy Ly có những điểm tiến bộ ,tích cực nào?
->
Vì sao những cải cách của Hồ Qúy ly không đựơc nhân dân ủng hộ?
->
(hs khá giỏi): Tại sao Hồ Qúy Ly lại tiến hành các cải cách 1 cách thuận lợi?

File đính kèm:

  • docsu 7 ki I.doc