Giáo án Lịch sử 7 Bài 19: cuộc khởi nghĩa lam sơn (tiếp theo) tiết 39: iii. khởi nghĩa lam sơn toàn thắng cuối năm 1426 - Cuối năm 1427

A. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: - Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn cuối của khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng Tốt Động -Chúc Động và chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang

- Ý nghĩa của những sự kiện đó đối với việc kết thúc thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn

2.Tư tưởng: giáo dục lòng yêu nước và niềm tự hào về chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta ở thế kỷ XV

3.Kỹ năng: Sử dụng lược đồ, học diễn biến các trận đánh bằng lược đồ.

B. Phương pháp giảng dạy:

- Trực quan, phân tích, so sánh, tổ chức các hoạt động học tập cho HS.

C. Chuẩn bị của GV và HS:

GV: - Lược đồ trận Tốt Động - Chúc Động.

 - Lược đồ trận Chi Lăng- Xương Giang.

HS: - Học bài và làm bài tập.

 - Chuẩn bị bài mới.

D. Tiến trình tổ chức tiết dạy

1.Ổn định tổ chức

2.Kiểm tra bài cũ: - Trình bày tóm tắt các diễn biến các chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối 1425?

 - Hãy cho biết vì sao Nguyễn lại hị tiến quân đánh vào Nghệ An xây dựng căn cứ mới

 Để thoát khởi thế bao vây, tiêu diệt

 Để có nguồn lương thực dồi dào

 Để mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát của nghĩa quân trên phạm vi

 rộng lớn bao gồm cả Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa

 Nghệ An là nơiđất rộng người đông, có địa thế hiểm yếu

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6874 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 Bài 19: cuộc khởi nghĩa lam sơn (tiếp theo) tiết 39: iii. khởi nghĩa lam sơn toàn thắng cuối năm 1426 - Cuối năm 1427, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:9/1/2012
 Ngày dạy:12/1/2012
Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (tiếp theo) Tiết 39: III. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng cuối năm 1426 - cuối năm 1427
A. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: - Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn cuối của khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng Tốt Động -Chúc Động và chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang- ý nghĩa của những sự kiện đó đối với việc kết thúc thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn 
2.Tư tưởng: giáo dục lòng yêu nước và niềm tự hào về chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta ở thế kỷ XV 3.Kỹ năng: Sử dụng lược đồ, học diễn biến các trận đánh bằng lược đồ.
B. Phương pháp giảng dạy:
- Trực quan, phân tích, so sánh, tổ chức các hoạt động học tập cho HS.
C. Chuẩn bị của GV và HS: 
GV: - Lược đồ trận Tốt Động - Chúc Động.
 - Lược đồ trận Chi Lăng- Xương Giang.
HS: - Học bài và làm bài tập.
 - Chuẩn bị bài mới.D. Tiến trình tổ chức tiết dạy
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: - Trình bày tóm tắt các diễn biến các chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối 1425?
 - Hãy cho biết vì sao Nguyễn lại hị tiến quân đánh vào Nghệ An xây dựng căn cứ mới 
 0 Để thoát khởi thế bao vây, tiêu diệt
 0 Để có nguồn lương thực dồi dào
 0 Để mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát của nghĩa quân trên phạm vi 
 rộng lớn bao gồm cả Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa
 0 Nghệ An là nơiđất rộng người đông, có địa thế hiểm yếu
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Chuẩn kĩ năng cần đạt
Chuẩn kiến thức cần đạt
GV: Giới thiêu lược đồ các vị trí tốt động chúc động cho h/s GV: Trình bày diễn biến trên lược đồ 
H. Vì sao trận này được coi là có ý nghĩa chiến lược ?
- Làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch - ý đồ phản công của địch bị thất bại
H. Trong Bình Ngô Đại Cáo Nguyễn Trãi đã tổng kết trận tốt động chúc động bằng hai câu thơ(sgk) em hãy đọc hai câu thơ đóGV: Trên đà thắng lợi nghĩa quân Lam Sơn tiến vây hãm thành Đông Quan giải phóng châu, huyện lân cận.
Gv: Tháng 10 – 1427 15 vạn viện binh từ TQ kéo vào nước ta chia làm hai đạo
H. Trước tình hình đó bộ chỉ huy nghĩa quân làm gì ? 
– Tập trung lực lượng xây dựng quân đội mạnh.
H. Tại sao ta lại tập trung tiêu diệt đạo quân của Liễu Thăng trước mà không tập trung lực lượng giải phóng Đông Quan?
 - Diệt đạo quân của Liễu Thăng chứ không tạp trung lực lượng để giải phóng Đông Quan vì diệt được hơn 10 vạn quân chi viện thì Vương Thông buộc phải đầu hàng còn nếu tập trung hạ thành Đông Quan thì lúc ấy lực lượng quân Minh còn đông ra sức cố thủkhông thể hạ được thành.Nếu Đông Quan chưa hạ được thì hơn 10 vạn quân Liễu Thăng kịp ứng cho Vương Thông thì tình hình sẽ khó khăn.
GV: dùng lược đồ kết hợp với tường thuật lại diễn biến trên bản đồ lịch sử.
H. Em có nhận xét gì về trận Chi Lăng- Xương Giang? Cho biết sự giống nhau trong cách đánh của nghĩa?
- Cả hai trận đều tổ chức phục binh phục kích địch nghĩa quan nắm vững đường hành quân của giặc đã dựa vào địa hình để tổ chức phục kích tiêu diệt sinh lực địch quân qua hai trận Tốt Động và Chi Lăng- Xương Giang
H. Bộ chỉ huy quyết định phá thành Xương Giang trước khi cánh quân của tống binh Lương Minh tiến xuống Xương Giang đã gây cho địch khó khăn gì?
- Bộ chỉ huy quyết đinh phá thành Xương Giang gây cho đich những khó khăn khi đến Xương Giang quân đich không có thành lũy che chở phải co cụm giữa cánh đồng " đây là thời cơ để nghĩa quân mở rộng cuộc tấn công từ nhiều hướng tiêu diệt gần5 vạn tên buộc Vương Thông phải chấp nhận mở hội thề kết thúc chiến tranh.
H. Vì sao quân ta chiến thắng mà Lê Lợi còn tổ chức hội thề Đông Quan ngày 10/ 12/1427 với tướng giặc là Vương Thông?
- Để tạo điều kiện an toàn cho quân Minh rút về nước thể hiện lòng nhân đạo sáng ngời của Lê Lợi và bộ chỉ huy nghĩa quân của nhân dân ta đối với kẻ bại trận đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc muôn đời nay ( đem đại nghĩa thắng hung tàn , lấy chí nhân để thay cường bạo)H. Trận chi Lăng đã thu được kết quả gì?
GV: Sau khi đất nước giải phóng Nguyễn Trãi đã viết( Bình Ngô Đại Cáo)tuyên bố với toàn thể nhân dân về việc đánh đuổi giặc Minh của quân Lam Sơn và được coi là bản tuyên ngôn độc lập của nước Đại Việt ở thế kỷ XV
H. Tại sao cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi?- Lòng yêu nước nông nàn ,niềm tự hào sâu sắc, ý chí kiên cường quyết tâm giành độc lập của nhân dân ta - Sự lãnh đạo tài tình đúng đắn tài giỏi của bộ chỉ huy nghĩa quân đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi - Chiến lược chiến thuật đúng đắn sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân - Tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân.
H. Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa gì?
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng có ý nghĩa kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh 
- Đất nước sạch bóng quân thù giành lại nền độc lập tự chủ cho nhân dân 
- mở ra thời kỳ phát triển của xã hội đất nước dân tộc VN thời Lê sơ.
- HS quan sát và theo dõi.
- HS làm việc với SGK.
- HS quan sát.
- Nhận xét, so sánh.
- Đánh giá.
- Làm việc với SGK.
1. Trận Tốt Động -Chúc Độngcuối năm1427
* Hoàn cảnh
- 10 . 1426 Vương Thông5 vạn quân kéo đến Đông Quan
* Diễn biến
- 11. 1426 quân Minh tiến quân Cao bộ
2. Trận Chi Lăng Xương Giang (10 – 1427)
a.Chuẩn bị
- 15 vạn viện binh từ TQ kéo vào nước ta - Ta tập trung tiêu diệt quân Liễu Thăng trước
b. Diễn biến- 8/10/ 1427 Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta đã phục kích và bị giết ở ảI Chi lăng
c.Kết quả
- Liễu Thăng, Lương Minh bị tử trận hàng vạn tên địch bị chết- Vương Thông xin hòa mở hội thề Đông Quan rút khỏi nước ta 
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
*/Nguyên nhân
*/ ý nghĩa lịch sử
3. Củng cố: - Dựa vào lược đồ trinh bày trận Tốt Động Chúc Động 
 - Trình bày diễn biến trận Chi Lăng - Xương Giang(bằng lược đồ)
 - Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
5. Về nhà: Học bài cũ
 Đọc trước bài 20 Nước Đại Việt thời Lê Sơ

File đính kèm:

  • docT39 su7.doc