Giáo án Lịch sử 6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Phượng

Hoạt động 1 tìm hiểu nội dung mục 1

GV ở tiểu học các em đã học lịch sử ở môn “Tự nhiên và xã hội” thường nghe và sử dụng từ lịch sử, vậy lịch sử là gì?

GV: Tất cả mọi vật sinh ra trên thế giới này đều có quá trình phát triển khách quan theo trình tự thời gian của tự nhiên và xã hội; đó chính là lịch sử.

-GV ở đây chúng ta chỉ học về lịch sử xã hội loài người từ khi xuất hiện trên trái đất (cách đây mấy chục triệu năm) trải qua các giai đọan dã man, nghèo khổ vì áp bức bóc lột dần dần trở thành văn minh, tiến bộ).

N thảo luận? Có gì khác nhau giữa lịch sử xã hội loài người và lịch sử một con người?( lịch sử của một con người là quá trình sinh ra, lớn lên ( chỉ hoạt động riêng của một con người)còn xã hội loài người thì liên quan đến tất cả, nghĩa là liên quan đến nhiều người , nhiều nước )

- Lịch sử mà chúng ta học là lịch sử xã hội loài người và nghiên cứu nó trên cơ sở khoa học.

Hoạt động 2 tìm hiểu mục 2

- GV giới thiệu h1sgk

? Lớp học trường làng thời xưa và nay có những gì khác nhau? ( lớp học, thầy trò, bàn ghế )

 

doc53 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Phượng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
)
 BỒ CHÍNH
 (chiềng,chạ)
 LẠC TƯỚNG
 (bộ ) 
LẠC TƯỚNG
 (bộ )
4.Củng cố: 
5.Dặn dò: 
-------------------------------------------------------------------
NS: 13/11 ND: 16/11
Tiết:14
ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN VĂN LANG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS hiểu rõ thời kì Văn Lang cư dân đã xây dựng cho mình cuộc sống vật chất tinh thần riêng, phong phú và đa dạng tuy còn sơ khai.
2. Tư tưởng: bước đầu giáo dục hs lòng yêu nước và ý thức văn hoá dân tộc.
3. Kĩ năng: tiếp tục rèn luyện kĩ năng quan sát hình ảnh và nhận xét.
II. Chuẩn bị:
 Đồ dùng dạy học: tranh ảnh: lưỡi cày đồng, trống đồng, tư liệu liên quan
III. Lên lớp: 
1. Ổn định tổ chức: bcs lớp báo cáo tình hình chuẩn bị bài ở nhà của các bạn.
2.Kiểm tra bài cũ:Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Tổ chức nhà nước Văn Lang?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 
Mục tiêu: HS nắm được sự phát triển trong nông nghiệp,thủ công
HS quan sát h 34,33 Cư dân Văn Lang xới đất để gieo trồng bằng công cụ gì ? (lưỡi cày)
GV: ? Trình độ sản xuất nông nghiệp thời Văn Lang đã phát triển như thế nào? Chuyển từ giai đoạn nông nghiệp dùng cuốc sang dùng cày; các công cụ bằng đá chuyển sang bằng đồng , đây là bước tiến dài trong sản xuất. Việc dùng trâu bò kéo cày dẩn đến nông nghiệp phát triển
 Cư dân Văn Lang biết những nghề thủ công nào?
HS quan sát h 36,37,38 Qua các hình trên em hãy cho biết nghề thủ công nào được phát triển cao?Kĩ thuật luyện kim như thế nào?
 Người Văn Lang đã làm được những loại đồ đồng nào? Trong đó loại nào thể hiện rõ nhất tài năng của người thợ đúc( trống đồng- là vật tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang, kĩ thuật luyện đồng đạt đến trình độ điêu luyện, nó là hiện vật tiêu biểu nhất cho trí tuệ, tài năng và thẩm mĩ của người thợ thủ công đúc đồng thời bây giờ)
- GV: Ngoài việc đúc đồng cư dân Văn Lang cũng bắt đầu biết rèn sắc
N thảo luận: Theo em việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài nói lên điều gì? ( chứng tỏ đây là thời kì đồ đồng và nghề luyện kim rất phát triển. Cuộc sống định cư ổn định hơn, đồng nhất về văn hoá)
* Hoạt động 2 
MT: HS nắm được đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, liên hệ và so với hiện nay.
 Đời sống vật chất thiết yếu của con người là gì?
 Nhà ở phổ biến của người Văn Lang như thế nào?( nhà sàn) 
- GV: cho HS quan sát tranh nhà sàn.? Vì sao họ ở chủ yếu là nhà sàn?- liên hệ với ngày nay.
 Phương tiện đi lại chủ yếu bằng gì? Vì sao?( địa bàn sinh sống là sông ngòi chằng chịt, lầy lội)
- GV: Ngoài ra ở vùng núi họ còn dùng voi, ngựa. Thức ăn chủ yếu ? 
- GV: Giới thiệu cái muôi( phục chế)? Dùng để làm gì?- trong bữa ăn biết dùng bát đũa
 Người Văn Lang mặc như thế nào?
- HS: quan sát cách ăn mặc của người Văn Lang trên các hoa văn trang trí trên mặc trống đồng.
* Hoạt đông 3: 
Mục tiêu: Sự phát triển về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang
- GV: Đời sống tinh thần là sự phản ánh của cuộc sống vật chất. với cuộc sống vật chất còn đơn giản thấp, nhưng cũng rất đa dạng, phong phú→ đời sống tinh thần của họ cũng có những phát triển phù hợp với cuộc sống vật chất.
 Qua bài học trước em hãy cho biết xã hội Văn Lang được tổ chức như thế nào? Chia thành mấy tầng lớp?
- GV nhấn mạnh sự phân biệt các tầng lớp, giai cấp chưa sâu sắc.
 Ngoài những ngày lao động mệt nhọc, cư dân Văn Lang có những sinh hoạt gì chung?(lễ hội, vui chơi, giải trí)
- HS quan sát 38. qua hình ảnh trên em thấy gì? ( hình người hoá trang bằng lông chim xếp thành vòng quanh ngôi sao→ sinh hoạt vui chơi)
- GV: Giải thích thêm về trống đồng: Là hiện vật tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang. Trên mặt trống nhiều hoa văn phản ảnh đời sống vật chất, tinh thần
 Em có biết câu chuyện cổ tích nào kể về thời Hùng Vương? ( sự tích bánh chưng, bánh giầy)
 Qua các câu chuyện này cho biết người thời Văn Lang có những phong tục gì? thờ những vị thần nào?
- GV giải thích về hình ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống.
* Sơ kết những ngày lễ hội đã tạo cho cư dân Văn Lang có sự đoàn kết gắn bó tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc.
1. Nông nghiệp và các nghề thủ công
* Nông nghiệp: Phát triển
lúa là cây lương thực chính. Ngoài ra còn trồng thêm rau, đậu
- Nghề đánh cá, chăn nuôi gia súc phát triển.
* Thủ công nghiệp:
 Nhiều nghề,được chuyên môn hoá.Nghề luyện kim đạt trình độ cao.
2.Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang:
- Ở: Nhà sàn, tập trung thành các làng, chạ. 
- Đi lại: Chủ yếu bằng thuyền
- Ăn: Cơm, rau, cà, bầu bí, cá biết làm bánh chưng, bánh giầy.
- mặc: 
+ nam: đóng khố, ở trần.
+ nữ: mặc váy, áo xẽ giữa có yếm che ngực.
3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì đổi mới?
- Tổ chức lễ hội, vui chơi giải trí
- Có tục xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu.
- Thờ tổ tiên, các thế lực tự nhiên: Mặt trời, sấm, sét,
IV.Củng cố: học bài cũ, lập bảng tóm tắc về đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang.
- Chuẩn bị bài sau: soạn bài” nước Âu Lạc” dựa vào các câu hỏi trong từng mục.
NS: 18/11 ND:22/11 
 Tiết : 15
 Bài 14 NƯỚC ÂU LẠC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS thấy rõ tinh thần bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước.
2. Tư tưởng: giáo dục lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu bảo vệ đất nước.
3. Kĩ năng: bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh. Bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử.
II. Chuẩn bị:
 Đồ dùng dạy học: Lược đồ nước Văn Lang, Âu lạc, tranh ảnh, tài liẹu liên quan
III. Lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: bcs lớp báo cáo tình hình chuẩn bị bài ở nhà của các bạn.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trong suốt TK IV – III TCN cư dân Văn Lang sống bình yên, nhưng ở Trung Quốc đây là thời kì chiến quốc, kết quả là nhà Tần thành lập( năm 221 TCN) và tiếp tục bành trướng lãnh thổ xuống phía nam. Trong hoàn cảnh đó nước Âu Lạc ra đời.
b. Các hoạt động dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
 Mục tiêu: 
HS nắm được tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân ta chống quân xâm lược.
? Qua ti vi truyện kể em biết gì về nhà Tần.
GV: Nhấn mạnh nước Văn Lang đang đứng trước sự đe doạ xâm lược của nhà Tần. 
? Tình hình nước Văn Lang cuối TK III TCN như thế nào? 
-GV: Giảng về quá trình tấn công xâm lược của nhà Tần
? Những ai trực tiếp đương đầu với quân xâm lược? ( nhân dân Tây Âu, Lạc Việt)
- GV: bộ lạc Tây Âu,Lạc Việt có mối quan hệ với nhau. Bộ lạc Tây Âu hay Lạc Việt sống ở phía Nam Trung Quốc- vùng Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay.
? Khi bị quân Tần xâm lược lãnh thổ, hai bộ lạc này đã làm gì( kháng chiến chống quân xâm lược)
-GV: Tường thuật cuộc kháng chiến – HS ghi tóm tắt.
? Em nghĩ gì về tinh thần chiến đấu của người dân Tây Âu, Lạc Việt? (kiên cường mưu trí)
Hoạt động 2 tìm hiểu mục 2
Mục tiêu: Hoàn cảnh ra đời của nhà nước Âu Lạc
? Trong cuộc kháng chiến chống Tần, ai là người có công lớn nhất(Thục Phán)
? Trong khi đó vua Hùng thứ 18 như thế nào?
N thảo luận: em biết gì về tên nước Âu Lạc
? Tại sao An Dương Vương đóng đô ở Phong Khê? (đây là vùng đất đông dân, kinh tế phát triển lại nằm ở trung tâm đất nước, có sông nối với các vùng Nam, Bắc.
? An Dương Vương tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào?(HSvẽ sơ đồ)
? So sánh với nhà nước Văn Lang?
- GV: Tuy bộ máy nhà nước không khác trước, nhưng quyền lực của nhà vua lúc này cao hơn trước.
* Hoạt đông 3: Tìm hiểu mục 3
Mục tiêu: Về tổ chức nhà nước, về các hoạt động khác có những thay đổi đất nước phát triển và trong xã hội có sự mâu thuẫn nhưng chưa sâu sắc.
? Từ khi nước Văn Lang được thành lập, đến khi nước Âu Lạc ra đời đã trải qua bao nhiêu thế kỉ( 4 TK - từ TK VII TCN_ TK III TCN)
? Trong thời gian dài đó đất nước có những thay đổi như thế nào? ( nông nghiệp: phát triển hơn trước, các nghề thủ công đều phát triển hơn so với thời Văn Lang)
? Tại sao có sự tiến bộ đó ? (kinh nghiệm ngầy càng nhiều qua lao động; tinh thần vươn lên của dân tộc)
? Về xã hội có gì thay đổi(dân số tăng, sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị với nhân dân cũng sâu sắc hơn.
1.Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào?
Năm 214 TCN quân Tần đánh vào mạn Bắc Văn Lang nhân dân Tây Âu - Lạc Việt tổ chức kháng chiến. Sau 6 năm giành được thắng lợi.
2. Nước Âu Lạc ra đời.
- Sau cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi. Năm 207 TCN, Thục Phán buộc Vua Hùng phải nhường ngôi. Thục Phán lên ngôi vua lấy hiệu là An Dương Vương. Đóng đô ở Phong Khê.
- Hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt hợp nhất với nhau thành nước Âu Lạc.
3. Đất nước thời Âu Lạc có gì thay đổi.
- Nông nghiệp: Công cụ lao động được cải tiến hơn,sản phẩm làm ra ngày càng nhiều hơn. Chăn nuôi, đánhcá, săn bắn đều phát triển.
- Thủ công nghiệp: có nhiều tiến bộ
- Sự phân biệt giữa các tầng lớp thống trị và nhân dân càng sâu sắc hơn.
4.Củng cố: 
- Hoàn cảnh ra đời của nhà nước Âu Lạc
- bộ máy nhà nước Âu Lạc giống và khác nhà nước Văn Lang?
- Kinh tế, xã hội dưới thời An Dương Vương?
5. Dặn dò:
 Học bài cũ, chuẩn bị bài sau ( soạn bài nước Âu Lạc- tt)
 ..........................................................................................................
NS: 28/11 ND: 30/11
Tiết :16
NƯỚC ÂU LẠC (TT)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Qua bài HS thấy giá trị của công trình kiến trúc Cổ Loa: Là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự của nước Âu Lạc; là công trình quân sự độc đáo thể hiện được tài năng quân sự của cha ông ta.
2. Tư tưởng: Giáo dục cho HS biết trân trọng những thành quả mà ông cha ta đã xây dựng trong lịch sử.
- Giáo dục tinh thần cảnh giác với kẻ thù, trong mọi tình huống phải kiên quyết giữ gìn độc lập dân tộc.
3. Kĩ năng: Trình bày một vấn đề lịch sử, kĩ năng nhận xét, đánh giá rút bài học
II. Chuẩn bị:
 Đồ dùng dạy học: Tài liệu, tranh ảnh liên quan
III. Lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: bcs lớp báo cáo tình hình chuẩn bị bài ở nhà của các bạn.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
3. Các hoạt động dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1 : tìm hiểu mục 4
Mục tiêu:
 HS nắm được thành tựu của cha ông ta trong công cuộc xây dựng

File đính kèm:

  • doclich su 6(1).doc