Giáo án Lịch sử 6 - Học kỳ II - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - Nhận biết và ghi nhớ tình hình Âu Lạc từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ I

 - Biết chính sách thống trị của phong kiến phương Bắc.

 - Nhận biết ghi nhớ diễn biến chính cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng

 2. Kỹ năng:

 - Biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện LS.

 - Bước đầu biết sử dụng kỹ năng cơ bản để vẽ và đọc bản đồ LS.

 - Biết nhận xét, đánh giá về chính sách cai trị của bọn phong kiến phương Bắc trên đất nước ta.

 3. Thái độ:

 - GD ý thức căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức tự hào, tự tôn DT. Lòng biết ơn hai bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ VN.

II. Chuẩn bị:

 1. Thầy : Lược đồ khởi nghĩa hai bà Trưng (trên máy chiếu), sách thiết kế Lịch sử 6, sách giáo viên.

 - Lược đồ câm cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng

 2. Trò : Đọc trước bài và trả lời câu hỏi SGK. Hoàn thiện sơ đồ H43, điền kí hiệu. Vẽ sơ đồ bộ máy cai trị nhà Hán

 

doc72 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Học kỳ II - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, các châu huyện do người Trung Quốc cai trị.
- Ở miền núi do các tù trưởng địa phương tự cai quản, các hương và xã do người Việt tự cai quản.
- Chúng tiến hành sửa đường giao thông thuỷ bộ từ Tống Bình sang Trung Quốc và đến các quận huyện và dựng thêm thành, đắp thêm luỹ để dễ bề cai trị.
- Chúng xiết chặt hơn bộ máy cai trị.
- Biến nước ta thành 1 phủ của nhà Đường, phụ thuộc hoàn toàn vào nhà Đường.
HS đọc “ Ngoài thuế..nộp cống”.
- Chính sách bóc lột: Ngoài thuế ruộng, đất, Nhà Đường đặt thêm nhiều thứ thuế mới: muối, sắt, đay, gai, bắt nhân dân phải cống nạp các sản vật quý hiếm như: ngọc trai, sừng tê giác ... đặc biệt là quả vải.
Chia lại khu vực hành chính, đặt tên mới, nắm quyền trực tiếp đến huyện, bóc lột dân ta bằng các hình thức tô thuế, cống 
2/ Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722).(12’)
HS đọc mục 2 SGK (64)
- Mai Thúc Loan là người làng Mai Phụ (Kẻ Mỏm) huyện Thạch Hà – Hà Tĩnh. Thuở nhỏ ông đi ở cho nhà giàu, chăn trâu, kiếm củi.
*Nguyên nhân: Do chính sách thống trị của nhà Đường.
* Diễn biến:
- Đến TK VIII cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu nhân dân ái Châu, Diễn Châu hưởng ứng, Mai Thúc Loan xưng đế gọi là Mai Hắc Đế và chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ.
- Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Chăm - Pa tấn công thành Tống Bình viên đô hộ là Quang Sở Khách phải chạy về TQ.
- năm 722, nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp. 
* Kết quả: Mai Hắc Đế thua trận
3/ Khởi nghĩa Phùng Hưng ( trong khoảng 776- 791).(12’)
HS đọc mục 3 (65)
- Phùng Hưng quê ở làng Đường Lâm (Sơn Tây, nay thuộc HN) Ông nối nghiệp cha làm quan lang ở Đường Lâm. Ông hay giúp đỡ người nghèo, ai cũng mến phục.
 Vì Nhân dân ta oán hận ách đô hộ tàn bạo của nhà Đường.
* Diễn biến: 
- Khoảng năm 776 anh em Phùng Hưng đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm được nhân dân ủng hộ. Sau đó nghĩa quân tiến về bao vây Tống Bình, viên đô hộ là Cao Chính Bình phải cố thủ trong thành rồi sinh bệnh chết. Phùng Hưng chiếm thành, sắp xếp việc cai trị. 
- Sau đó Phùng Hưng kéo quân về bao vây phủ Tống Bình và đã chiếm được thành.
- Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An nối nghiệp cha.
- Năm 791 nhà Đường sang đàn áp, Phùng An ra hàng.
*Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại. 
HS quan sát H.50
Đình thờ Phùng Hưng ở Đường Lâm (Hà Tây)
- Sự ghi nhớ đời đời bết ơn hai vị anh hùng dân tộc có công đánh đuổi quân xâm lược....
3. Củng cố - luyện tập ( 2 phút )
 BT: Chính sách bóc lột của nhà đường có gì khác trước:
Đặt nhiều thứ thuế
Bắt cống nạp nhiều sản vật hơn
D
Nộp cống vải quả
Cả ba ý trên đều đúng
 4.Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: ( 2 phút )
 - Học bài theo câu hỏi SGK . 
 - Đọc trước bài mới .
 - Chuẩn bị câu hỏi: Nước Chăm Pa ra đời trong hoàn cảnh nào?
Ngày soạn: 04 /03/ 2011 Ngày giảng: 10/03/2011 – Lớp 6A
 12/03/2011 – Lớp 6B
 11/03/2011 – Lớp 6C
 07/03/2011 – Lớp 6D
Tiết 26 - Bài 24
NƯỚC CHĂM PA TỪ THẾ KỶ II ĐẾN THẾ KỶ X
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: HS hiểu được.
- Nhà nước Cham – pa độc lập được thành lập: địa bàn, quá trình xây dựng và mở rộng.
- Tình hình kinh tế, văn hoá: biết sử dụng công cụ bằng sắt, trồng lúa nước, các loại cây ăn quả và khai thác lâm thổ sản, chữ viết, tôn giáo, phong tục tập quán 
2. Kỹ năng: 
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ lịch sử, kỹ năng đánh giá, phân tích.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS nhận thức sâu sắc rằng, người Chăm Pa là một thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
II. Chuẩn bị :
1. Thầy: - Lược đồ Giao Châu và Chăm Pa giữa thế kỷ VI-X, 
 - sưu tầm tranh ảnh về đền tháp Chăm.
2. Trò: - SGK, đọc trước bài.
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi? Nước ta thời Đường có gì thay đổi ? 
 *Đáp án:
 Năm 618 nhà Đường thành lập và đô hộ nước ta. Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam Đô hộ phủ, chia nước ta làm 12châu . Các châu huyện do người Trung Quốc cai quản (5đ)
 - Trụ sở của phủ đặt ở thành Tống Bình. Chúng tiến hành sửa đường giao thông thuỷ bộ từ Tống Bình sang Trung Quốc và đến các quận huyện. Dựng thêm thành dắp thêm luỹ để dễ bề bóc lột (5đ)
*Giới thiệu bài: (1’) 
 Đến cuối thế kỷ II nhà Hán suy yếu ko thể kiểm soát các vùng đất phụ thuộc nhất là đất xa ở Giao Châu, nhân dân huyện Tượng Lâm, huyện xa nhất của quận Nhật Nam đã lợi dụng được cơ hội đó, nổi dậy lật đổ ách thống trị của nhà Hán, lập ra nước Lâm ấp, sau đổi thành Chăm Pa, nhân dân Chăm Pa vẫn khéo tay, cần cù đã xây dựng được quốc gia khá hùng mạnh. Họ đã để lại cho đời sau nhiều thành quách, đền tháp và tượng rất độc đáo. Quan hệ giữa nhân dân Chăm Pa với các cư dân khác ở Giao Châu rất mật thiết trong đời sống và tinh thần. Vậy nước Chăm Pa hình thành ntn? Và phát triển ra saoChúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV giảng theo SGK và chỉ trên lược đồ.
+ Châu Giao do nhà Hán lập gồm 9 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Lâm, Thương Ngô, Đam Nhĩ, Chu Nhai, Nam Hải, Hợp Phố.
+ 6 quận thuộc TQ: quận Nhật Nam gồm 5 huyện: Tây Quyển, Chu Ngô, Tí Cảnh, Lô Dung và Tượng Lâm. Tượng Lâm là huyện xa nhất về phía Nam ( Từ đèo Hải Vân đến đèo Đại Lãnh-> Tượng Lâm.
- GV giảng tiếp theo SGK.
? Nhân dân Tượng Lâm giành được độc lập trong hoàn cảnh nào?.
? Quá trình đổi tên từ Lâm Ấp đến Chăm pa như thế nào?
? Kinh đô nước Cham – pa đóng ở đâu?
? Em có nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng Chăm Pa?.
- GVKL: Thế kỷ II, do nhà Hán suy yếu, chính sách thống trị của nhà Hán quá tàn bạo, nhân dân Tượng Lâm đã nổi dậy lật đổ chính quyền đô hộ, lập ra nước Lâm ấp. Dưới sự lãnh đạo của vua Lâm ấp, với lực lượng quân sự khá mạnh, tấn công các nước láng going, mở rộng lãnh thổ, đổi tên nước là Chăm Pa, đóng đô ở Sin ha pu ra 
( Trà Triệu- Quảng Nam).
? Gọi HS đọc đoạn đầu mục 2.
? Nêu những biểu hiện cụ thể về đời sống kinh tế của nhân dân Chăm Pa.?
? Ngoài cây lúa nước, người Cham pa còn biết trồng cây gì?
? Em có nhận xét gì về trình độ phát triển của Chăm Pa từ thế kỷ II-> X.?
 Nhân dân Chăm Pa đã đạt trình độ phát triển kinh tế như nhân dân các vùng xung quanh như biết sử dụng công cụ sắt, sức kéo trâu bò, biết trồng lúa 1 năm 2 vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, buôn bán với nước ngoài
GV giảng theo SGK.
? Thành tựu văn hoá quan trọng nhất của người Chăm Pa là gì.?
- HS quan sát H52, 53.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc người Chăm.?
- Người Chăm sáng tạo ra 1 nền kiến trúc nghệ thuật và đIêu khắc độc đáo, mang đậm tình cảm và tâm hồn người Chăm
- GV giảng tiếp đoạn cuối và kết luận: Nước Chăm Pa cũng như Giao Châu có nền kinh tế rất phát triển.
- GVCC bài: Chăm Pa từ 1 nước Lâm ấp ở huyện Tượng Lâm đã trở thành 1 quốc gia lớn mạnh, sau này dám tấn công cả Đại ViệtTừ thế kỷ II->X kinh tế, văn hoá của Chăm Pa rất phát triển.
=> Đất nước Chăm Pa cổ là 1 bộ phận của đất nước VN ngày nay, cư dân Chăm Pa là 1 bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
1/ Nước Chăm Pa độc lập ra đời.(15’)
HS đọc mục 1 SGK (66)
- Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ, Cửu Chân, quân Hán đã đánh xuống phía nam, chiếm đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào quận Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm.
- Cuối thế kỉ II, nhân dân Tượng Lâm, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, đã nổi dậy giành quyền độc lập. Khu Liên tự xưng là vua đặt tên nước là Lâm Ấp.
- Các vua Lâm Ấp thường tấn công quân sự các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ, phía bắc đến hoành sơn, phía nam đến Phan Rang, rồi đổi tên nước là Cham pa.
- Kinh đô đóng ở Sin – ha-pu- ra (Quảng Nam)
( Diễn ra trên cơ sở hoạt động quận sự)
2/ Tình hình kinh tế, văn hoá Chăm Pa từ thế kỷ II -> thế kỷ X (20’)
HS đọc đoạn 2 (68)
* Kinh tế:
- Người Cham-pa biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò kéo cày, nguồn sống chủ yếu là trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Ngoài ra còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi núi.
- Họ biết trồng các loại cây ăn quả (cau, dừa, mít) và các loại cây khác (bông gai)...
- Khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê giác) làm đồ gốm, đánh cá.
- Người Chăm buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc và Ấn Độ.
* Văn hoá: 
- Từ thế kỷ IV người Chăm Pa đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ ấn Độ.
- Tôn giáo: Theo đạo Bà La Môn và đạo phật.
- Tín ngưỡng: Có tục hoả táng người chết, ở nhà sàn và ăn trầu cau.
- Kiến trúc: Có nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng thánh địa Mĩ Sơn.
3. Củng cố : (2 phút )
? Nêu những thành tựu kinh tế của nước Chăm Pa ?
- Người Cham-pa biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò kéo cày, nguồn sống chủ yếu là trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Ngoài ra còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi núi.
- Họ biết trồng các loại cây ăn quả (cau, dừa, mít) và các loại cây khác (bông gai)...
- Khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê giác) làm đồ gốm, đánh cá.
- Người Chăm buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc và Ấn Độ.
4. Hướng dẫn học ở nhà ( 1 phút )
- Nắm nội dung bài.
- Trả lời câu hỏi bài ôn tập.
Ngày soạn: 11 /03/ 2011 Ngày giảng: 17/03/2011 – Lớp 6A
 19/03/2011 – Lớp 6B
 18/03/2011 – Lớp 6C
 14/03/2011 – Lớp 6D
Tiết 27 - Bài 24
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
 Giúp HS giải 1số bài tập phần lịch sử VN nhằm khắc sâu kiến thức về: 
- Sự xuất hiện của người tối cổ trên đất nước ta.
- Các giai đoạn p.triển của người nguyên thuỷ.
- Đời sống của người nguyên thuỷ.
- Những chuyển biến về kinh tế, xã hội của người nguyên thuỷ .
- Sự ra đời của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.
- Nguyên nhân sụp đổ của nhà nước Âu Lạc.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng nhận biết làm bài tập tự luận, 
- Kĩ năng Chỉ bản đồ, lược đồ, nhận xét, so sánh
3. Thái độ: 
-Tự hào về nguồn gốc và tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước của ông cha ta.
II. Chuẩn bị :
1. Thầy: Hệ thống các dạng bài tập, lược đồ VN, bảng phụ.
2. Trò: Vẽ lược đồ, xác định quận Nhật Nam và huyện Tượng Lâm.
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong tiết học
*Giới thiệu bài: (1’) “ Dân ta phải biết sử ta ..nước nhà VN”. Chính vì vậy thế hệ chúng ta ngày nay phải cố gắng nỗ lực học tập, phải hiểu l

File đính kèm:

  • docGA lich su 6 ki 2 MLa.doc