Giáo án Lịch sử 11 theo chuẩn kiến thức kỹ năng 2014- 2015

học kì I

Phần một. lịch sử thế giới cận đại (tiếp theo)

Chương I. Các nước châu á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) (6 tiết)

Bài 1. Nhật Bản

Bài 2. Ấn Độ

Bài 3. Trung Quốc

Bài 4. Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)

Bài 5. Châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)

Chương II. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) (2 tiết)

Bài 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

Chương III. Những thành tựu văn hoá thời cận đại (1 tiết)

Bài 7. Những thành tựu văn hoá thời cận đại

Bài 8. Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (1 tiết)

Kiểm tra viết (1 tiết)

Phần hai. lịch sử thế giới hiện đại

(Phần từ năm 1917 đến năm 1945)

Chương I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941) (2 tiết)

Bài 9. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921)

Bài 10. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941)

Chương II. Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) (4 tiết)

Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Bài 12. Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

(1918-1939)

Bài 13. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Bài 14. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

(1918-1939)

Kiểm tra học kì I (1 tiết)

Học kì II

Chương III. Các nước châu á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 1939) (2 tiết)

Bài 15. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ

(1918-1939)

Bài 16. Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

 

Chương IV. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) (2 tiết)

Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

Bài 18. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) (1tiết)

Phần ba. lịch sử việt nam (1858-1918)

Chương I. Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX (5 tiết)

Bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873)

Bài 20. Chiến sự lan rộng ra toàn quốc. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng

Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Lịch sử địa phương (1 tiết)

Kiểm tra viết (1 tiết)

Chương II. Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918) (4 tiết)

Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

Bài 23. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất

Bài 24. Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918)

Kiểm tra học kì II (1 tiết)

 

doc38 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3593 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 11 theo chuẩn kiến thức kỹ năng 2014- 2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ấn Độ. Giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ. 
* Hoạt động 1: Cả lớp
- GV cho HS đọc dòng chữ nhỏ trong SGK và nêu câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về tình hình Ấn Độ cuối thế kỉ XIX ? (HS TB)
- GV nhận xét, kết luận. 
- GV nêu câu hỏi: Hậu quả của chính sách thống trị của thực dân Anh ? (HS Khá).
- GV có thể kết luận: sau hơn hai thế kỉ, thực dân Anh đã hoàn thành giai đoạn xâm lược Ấn Độ, biến Ấn Độ thành thuộc địa để vơ vét bóc lột và tiêu thụ hàng hóa. 
-> Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân chống thực dân Anh, giải phóng dân tộc tất yếu phải nổ ra một cách quyết liệt.
Hoạt động 1: Cá nhân 
- HS trả lời: 
 + Thực dân Anh biến Ấn Độ thành thuộc địa để vơ vét bóc lột và tiêu thụ hàng hóa, gây những nạn đói trầm trọng.
 + Thi hành chính sách chính trị thâm độc như lợi dụng sự khác biệt đẳng cấp, tôn giáo và sự tồn tại của nhiều vương quốc để áp dụng chính sách chia để trị. 
 + Về văn hóa-giáo dục, chúng thi hành chính sách ngu dân, khuyến khích những tập quán lạc hậu và hủ tục thời cổ xưa ...
- HS trả lời: 
 + Thực dân Anh biến Ấn Độ thành thuộc địa để vơ vét bóc lột và tiêu thụ hàng hóa, gây những nạn đói trầm trọng.
 + Thi hành chính sách chính trị thâm độc như lợi dụng sự khác biệt đẳng cấp, tôn giáo và sự tồn tại của nhiều vương quốc để áp dụng chính sách chia để trị. 
 + Về văn hóa-giáo dục, chúng thi hành chính sách ngu dân, khuyến khích những tập quán lạc hậu và hủ tục thời cổ xưa...
- HS trả lời: 
 + Tình trạng bần cùng và chết đói của quần chúng nhân dân Ấn Độ.
 + Thủ công nghiệp bị suy sụp.
 + Nền văn minh lâu đời bị huỷ hoại.
 + Sự xâm lược và thống trị của thực dân Anh đã chà đạp lên quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dân Ấn Độ.
-> Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân chống thực dân Anh, giải phóng dân tộc tất yếu phải nổ ra một cách quyết liệt.
- Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành xâm lược Ấn Độ và đặt ách cai trị. 
- Chính sách cai trị
 + Về kinh tế: thực dân Anh biến Ấn Độ thành thuộc địa để vơ vét bóc lột và tiêu thụ hàng hóa. 
 + Về chính trị: với chính sách chia để trị.
 + Về văn hóa-giáo dục: tiến hành chính sách ngu dân, khuyến khích những tập quán lạc hậu, hủ tục... 
* Hậu quả: 
 + Kinh tế giảm sút, nhân dân bị bần cùng và chết đói. 
 + Nền văn minh lâu đời bị phá hủy. 
-> Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh để giải phóng dân tộc.
2. CUỘC KHỞI NGHĨA XI-PAY (1857-1859)
15’
- GV kết hợp dùng lược đồ trình bày những nét chính của cuộc khởi nghĩa. 
- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Xi-pay ? (HS yếu, TB)
- GV nêu yêu cầu: HS đọc SGK và trả lời được: 
 +Thời gian, địa điểm bùng nổ cuộc khởi nghĩa.
 +Sự phát triển, qui mô của cuộc khởi nghĩa.
 + Lực lượng.
 + Kết quả. 
- GV gọi HS tóm tắt và bổ sung thêm. 
- GV mô tả sự tàn bạo của thực dân Anh trong việc đàn áp nghĩa quân: nhiều nghĩa quân bị chúng trói vào họng đại bác, rồi bắn cho tan xương nát thịt. 
- GV nêu câu hỏi: Tuy bị thất bại, cuộc khởi nghĩa Xi-pay có ý nghĩa gì ? (HS TB)
- GV có thể giúp HS tự tìm hiểu Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa? (HS khá )
- GV cho HS thấy được: cùng với sự xâm lược và thống trị của Anh, giai cấp tư sản Ấn Độ ra đời và phát triển khá mạnh. Đây là giai cấp tư sản dân tộc có mặt sớm nhất châu Á trên vũ đài chính trị. Thực dân Anh lo sợ phong trào công - nông rộng lớn nên tìm cách lôi kéo giai cấp tư sản Ấn Độ, cho phép giai cấp này được thành lập một chính đảng. 
- Hoạt động 1: Cá nhân. 
- HS dựa vào SGK để trả lời: 
 + Nguyên nhân sâu xa: là do sự xâm lược và ách thống trị tàn ác của thực dân Anh ở đất nước Ấn Độ.
+ Nguyên nhân trực tiếp: ngòi nổ của cuộc khởi nghĩa là sự bất mãn của binh lính Ấn Độ-gọi là Xi-pay trong quân đội Anh. (Những binh lính người Ấn Độ bị sĩ quan người Anh đối xử tàn tệ. Tinh thần dân tộc và tín ngưỡng họ bị xúc phạm khi họ bắn đạn pháo phải dùng răng cắn vào giấy tẩm mỡ bò, mỡ lợn). 
- 1 HS trả lời. 
- HS khác bổ sung.
 + 10-5-1857, một đơn vị Xi-pay đóng ở Mi-rút, (cách Đê-li 70 km, về phía Bắc) nổi dậy khởi nghĩa. 
 + Nghĩa quân được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nông dân, thợ thủ công, đã tiến về Đê-li. 
 + Cuộc khởi nghĩa đã mở rộng vùng giải phóng ra toàn miền Bắc, miền Trung Ấn Độ.
 + Thực dân Anh bị đánh bất ngờ và tổn thất nặng nề phải tạm thời đình chỉ việc xâm lược các nước khác, tập trung quân về Ấn Độ và đưa thêm nhiều viện binh từ Anh sang, tìm mọi cách đàn áp.
 + 1859, cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
- HS trả lời được các ý sau:
 + Mặc dù bị đàn áp khốc liệt, cuộc khởi nghĩa Xi-pay tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ. 
 + Mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc rộng lớn sau này. 
- HS có thể rút ra được:
 + Nổ ra tự phát.
 + Chưa có đường lối lãnh đạo.
 + Sự đàn áp dã man của thực dân Anh.
 + Phương thức tác chiến cố thủ, phòng ngự, chưa chủ động tấn công địch...
- Nguyên nhân: 
 + Sâu xa: sự xâm lược và ách thống trị tàn ác của thực dân Anh ở đất nước Ấn Độ.
 +Trực tiếp: sự bất mãn của binh lính An Độ-gọi là Xi-pay trong quân đội Anh. 
-Diễn biến: 
 + 10-05-1857, lính Xi-pay nổi dậy khởi nghĩa ở Mi-rút. Nghĩa quân được đông đảo quần chúng nông dân, thợ thủ công ủng hộ.
 + Cuộc khởi nghĩa đã mở rộng khắp miền Bắc và miền Trung Ấn Độ, kéo dài 2 năm.
 + Lực lượng tham gia khởi nghĩa là binh lính và nông dân. 
 + Kết quả: cuộc khởi nghĩa bị đàn áp và thất bại.
- Ý nghĩa: 
 + Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của nhân dâní Ấn Độ. 
 + Mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc rộng lớn sau này. 
3. ĐẢNG QUỐC ĐẠI VÀ PHONG TRÀO DÂN TỘC (1885 - 1908)
17’
- Hoạt động 1: Cá nhân.
- GV nêu câu hỏi: Em hãy nêu sự thành lập và đường lối của Đảng Quốc đại trong 20 năm đầu (1885-1905) ? (HS yếu, TB)
- GV phân tích thêm:
 + Đường lối ôn hòa, chống lại mọi hình thức đấu tranh bạo lực, muốn dựa vào Anh để đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ không triệt để, không kiên quyết sử dụng bạo lực quần chúng chống lại bạo lực của thực dân Anh. Nhưng đã nêu được khát khao dân tộc, đã lôi kéo được đông đảo nhân dân Ấn Độ. 
 + Trong Đảng Quốc đại xuất hiện phái Ti-lắc với đường lối cấp tiến, lôi kéo đông đảo quần chúng nhân dân đi theo. Tuy vậy cũng còn hạn chế, chưa gắn liền cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc với cuộc đấu tranh chống phong kiến. 
- GV bổ sung, kết luận: Thái độ cương quyết và những hoạt động CM tích cực của Tilắc đã đáp ứng được nguyện vọng đấu tranh của nhân dân -> Vì vậy, phong trào CM dâng lên mạnh mẽ. 
- GV dùng lược đồ để tường thuật về phong trào đấu tranh chống đạo luật chia cắt Bengan (1905) và cuộc tổng bãi công ở Bom-bay. 
- GV nêu câu hỏi: Tính chất - ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905-1908 ? (HS yếu)
- GV bổ sung và kết luận: Cuộc đau tranh của công nhân Bom-bay (1908) là đỉnh cao nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở AĐ trong những năm đầu thế kỉ XX.
- HS dựa vào SGK trình bày: 
 +1885, Đảng Quốc đại được thành lập. 
 + Trong 20 năm đầu (1885-1905), những người lãnh tụ của Đảng Quốc đại đi theo đường lối ôn hòa, chống lại mọi hình thức đấu tranh bạo lực, muốn dựa vào Anh để đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ. 
 + Trong quá trình đấu tranh, nội bộ Đảng Quốc đại đã có sự phân hóa. Một bộ phận theo đường lối cấp tiến, đại biểu là Ti-lắc, phản đối đường lối ôn hòa, đòi lật đổ ách thống trị thực dân.
- HS cần nắm được: 6-1908, bọn thực dân bắt Ti-lắc và kết án 6 năm tù. Ông đã dũng cảm dùng toà án làm diễn đàn để tố cáo và lên án chủ nghĩa thực dân. Tin tức về vụ án Ti-lắc -> bùng lên một đợt đấu tranh mới trong cả nước. Những cuộc mít tinh và biểu tình diễn ra ở khắp nơi công nhân Bom-bay đã nổi dậy tổng bãi công. 
 +23-07-1909, công nhân Bom-bay với khẩu hiệu “Hãy trả lời mỗi năm tù của Ti-lắc bằng một ngày tổng bãi công”, tiến hành tổng bãi công với 10 vạn người tham gia. 
 + Mặc dù bị khủng bố dữ dội, song cuộc tổng bãi công đã kéo dài 6 ngày như dự tính ban đầu. 
- HS trả lời các ý sau: 
 + Là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giành độc lập. 
 +Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ.
 + Đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ. 
a. Đảng Quốc đại 
- Giai cấp tư sản Ấn Độ ra đời và phát triển khá nhanh. 1885, tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc đại.
- Trong thời gian 1885-1905, Đảng Quốc đại theo đường lối ôn hòa, chống hình thức đấu tranh bạo lực, dựa vào Anh để yêu cầu một số cải cách (?)
- Trong quá trình đấu tranh, nội bộ Đảng Quốc đại đã có sự phân hóa thành 2 phái: ôn hòa và phái cực đoan ( kiên quyết chống thực dân Anh).
b. Phong trào đấu tranh 
- Phong trào đấu tranh chống đạo luật chia cắt Bengan (1905).
- Đỉnh cao là cuộc tổng bãi công ở Bombay (1908) kéo dài sáu ngày.
*Tính chất: Là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giành độc lập.
* Ý nghĩa:
 - Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ.
 - Đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ, hòa chung vào trào lưu dân tộc của nhiều nước châu Á những năm đầu thế kỉ XX.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
4’
1. Củng cố
- Thực dân Anh xâm lược và tiến hành chính sách thống trị rất tàn ác, gây nhiều hậu quả cho nhân dân Ấn Độ, trước hết là kìm hãm sự phát triển của đất nước và gây ra nạn đói khủng khiếp.
- Cuối thế kỉ XIX đầu XX, phong trào đấu tranh ở Ấn Độ phát triển mạnh, ý thức độc lập dân tộc ngày càng thể hiện rõ nét, nhất là trong cao trào CM 1905 - 1908, chứng tỏ sự trưởng thành của CM Ấn Độ. Mặc dù thất bại nhưng là sự chuẩn bị cho cuộc đấu tranh về sau.
2. Dặn dò
- Học bài cũ, đọc bài mới, sưu tầm tư liệu hình ảnh về Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài. 
- Bài tập: So sánh phong trào cách mạng 1905 - 1908 với cuộc khới nghĩa Xi-pay ? ( lực lượng tham gia, lãnh đạo, đường lối, mục tiêu, kết quả) (tham khảo BT trắc nghiệm và tự luận của Phan Ngọc Liên, tr. 182)
V. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………...…………………………………………..
……………………………..………………………………………...…………………………………………
……………………………………………………………………...…………………………………………..
……………………………………………………………………...………………………………………….
Ngày soạn: Bài 3. TRUNG QUỐC
T

File đính kèm:

  • docGIAO AN LICH SU 11 CA NAM 3 COT CHUAN KIEN THUC KY NANG 20142015.doc
Giáo án liên quan