Giáo án Kỹ năng sống - Lớp 6 quyền được sống còn của trẻ em

I.MỤC ĐÍCH

Giúp học sinh:

• Hiểu được các quyền được sống còn của trẻ em là một trong các nhóm quyền cơ bản được ghi nhận trong Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em.

• Chỉ ra những tình huống đe dọa sự sống còn của trẻ em.

• Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến quyền sống còn của trẻ em.

• Nâng cao ý thức thực hiện quyền sống còn của trẻ em.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

_ Giấy to khổ A4

_ Bút dạ

_ Băng dính

_ Những mảnh giấy ghi nhiệm vụ, câu hỏi hay những câu chuyện để nhóm thảo luận.

_ Bộ tranh về Quyền trẻ em.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

Khởi động: Món salat.(10 phút)

Cách chơi:

_ Cả lớp ngồi thành vòng tròn mỗi người một ghế.

_ Điểm danh bằng tên các trái cây, rau quả có thể làm nên món Salat.Lập đi, lậy lại cho đến hết.

_ Người quản trò đứng ở giữa hô: “ Su hào thì tất cả những người có tên Su hào đứng dậy đổi chỗ cho nhau.” Khi đó người quản trò cũng nhanh chóng ngồi vào một ghế.Người nào dư ra người đó phải làm quản trò và hô tiếp các rau quả khác.

_ Nếu hô “món Salat” thì tất cả mọi người phải đứng dậy đổi chỗ cho nhau. Lưu ý phải tìm ghế đối diện mình, chứ không được dịch ngay sang ghế bên cạnh.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4553 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ năng sống - Lớp 6 quyền được sống còn của trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KỸ NĂNG SỐNG - LỚP 6
QUYỀN ĐƯỢC SỐNG CÒN CỦA TRẺ EM
I.MỤC ĐÍCH
Giúp học sinh:
Hiểu được các quyền được sống còn của trẻ em là một trong các nhóm quyền cơ bản được ghi nhận trong Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em.
Chỉ ra những tình huống đe dọa sự sống còn của trẻ em.
Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến quyền sống còn của trẻ em.
Nâng cao ý thức thực hiện quyền sống còn của trẻ em.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
_ Giấy to khổ A4
_ Bút dạ
_ Băng dính 
_ Những mảnh giấy ghi nhiệm vụ, câu hỏi hay những câu chuyện để nhóm thảo luận.
_ Bộ tranh về Quyền trẻ em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Khởi động: Món salat.(10 phút)
Cách chơi:
_ Cả lớp ngồi thành vòng tròn mỗi người một ghế.
_ Điểm danh bằng tên các trái cây, rau quả có thể làm nên món Salat.Lập đi, lậy lại cho đến hết.
_ Người quản trò đứng ở giữa hô: “ Su hào thì tất cả những người có tên Su hào đứng dậy đổi chỗ cho nhau.” Khi đó người quản trò cũng nhanh chóng ngồi vào một ghế.Người nào dư ra người đó phải làm quản trò và hô tiếp các rau quả khác. 
_ Nếu hô “món Salat” thì tất cả mọi người phải đứng dậy đổi chỗ cho nhau. Lưu ý phải tìm ghế đối diện mình, chứ không được dịch ngay sang ghế bên cạnh.
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức “ Các nhóm quyền của trẻ em”
Mục tiêu: Giúp học sinh ôn lại những kiến thức cơ bản về Công ước quốc tế Quyền trẻ em đã học ở chương trình GD Công Dân.
Cách thực hiện:
 Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu những gì các em đã biết về QTE. Các em có thể cho biết ý kiến dựa trên bài đã học hoặc từ những gì các em biết được qua báo chí, bạn bè hay gia đình về quyền trẻ em.
 Bước 2: Ghi lên bảng ý kiến của các em.
 Bước 3: Giáo viên tổng hợp ý kiến các em, dẫn dắt vào phần trình bày các nội dung cơ bản:
 Kết luận:
Công ước về Quyền trẻ em là luật quốc tế để bảo vệ quyền trẻ em bao gồm 54 điều khoản.
Công ước đề ra các quyền cơ bản của con người mà trẻ em trên toàn thế giới đều được hưởng và được Liên hiệp quốc thông qua năm 1989
Công ước đã được hầu hết các nước trên thế giới đồng tính và phê chuẩn.
Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em.
Công ước thể hiện tập trung vào 8 nội dung cơ bản (theo công thức 4-3-1) sau:
Bốn nhóm quyền:
 + Quyền được sống còn.
 + Quyền được bảo vệ.
 + Quyền được phát triển.
 + Quyền được tham gia.
Việc phân chia bốn nhóm quyền này là chỉ mang tính ý nghĩa tương đối, trên thực tế, các nhóm quyền cá liên hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau.
Ba nguyên tắc:
 + Công ước quốc tế quy định trẻ em là những người dưới 18 tuổi.
 + Tất cả các quyền và nghĩa vụ được nêu trong Công ước đều được áp dụng bình đẳng cho mọi trẻ em mà không có sự phân biệt đối xử.
Một quá trình:
 + Việc thực hiện quyền trẻ em là một quá trình phối hợp nhiều hoạt động can thiệp hỗ trợ và tất cả mọi người kể cả trẻ em đều có trách nhiệm giúp Nhà nước thực hiện và theo dõi quá trình thực hiện Công ước.
Các nhóm quyền này có mối liên hệ mật thiết với nhau (cho học sinh làm bài tập tranh về sự 
liên hệ 4 nhóm quyền)
Hoạt động 2: Thế nào là quyền sống còn của trẻ em?
Mục tiêu:Giúp cho học sinh nhận thức được rằng trong xã hội của chúng ta có những nhóm trẻ em mà quyền sống còn đang bị đe dọa.
Cách tiến hành:
 Bước 1: Chia lớp thành 4-5 nhóm.
 Bước 2: Học sinh xem tranh và thảo luận:
 + Hãy tìm những hình vẽ trong tranh có liên quan đến quyền sống còn của trẻ em?
 + Những gì các em đang xem trong tranh có diễn ra trong thực tế không? Hãy nêu ví dụ.
 Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
 Bước 4:Giáo viên liệt kê các nhóm trẻ em mà các hóm vừa nêu lên bảng, tổng hợp ý kiến trình bày của các em.
Trẻ sơ sinh * Trẻ em trong chiến tranh
Trẻ lang thang * Trẻ em các dân tộc thiểu số
Trẻ phải lao động sớm * Trẻ em bị khuyết tật
Trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch HIV * Trẻ em bị tị nạn
…. * Trẻ em bị bỏ rơi
 * ….
Kết luận : Quyền được sống còn bao gồm quyền được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đầy đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khỏe. Trẻ em được khai sinh sau khi ra đời.
Hoạt động 3: Những yếu tố cần thiết để đảm bảo quyền sống còn của trẻ em.
Mục tiêu:Giúp học sinh hiểu được các yếu tố cần thiết để đảm bảo và tăng cường quyền sống còn của trẻ em
Cách tiến hành: 
 Bước 1: Chia lớp thành 6 nhóm, cứ 2 nhóm đóng vai dựa theo một trường hợp cụ thể:
Các tình huống và câu hỏi thảo luận:
 Tình huống 1: Thắng là 1 em trai 10 tuổi,bị liệt 1 chân. Cha mẹ em làm nghề nông. Trong một lần khi đi thăm bà con ở xa, họ đã bị tai ạn ô tô và chết. Thắng có 2 người thân là cô ruột và chú ruột nhưng họ không muốn nuôi em.Gia đình họ đông con và rất khó khăn về kinh tế. Thắng đành bỏ nhà lang thang đi xin ăn để kiếm sông.
Câu hỏi thảo luận:
 _ Những quyền gì của em Thắng bị ảnh hưởng?
 _ Những nguy cơ nào có thể xảy ra với Thắng khi em kiếm sống trên đường phố?
 _ Ai cs thể giúp đỡ em Thắng?
 Tình huống 2: Em T.H 13 tuổi, ở xã Bảo Vinh, huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai một buổi chiều xin cha mẹ đi học nhóm rồi mất tích.Mười ngày sau, có người gọi điện cho cha mẹ em đến đón em tại một nơi xa lạ. Lúc gặp cha mẹ, trông em ốm yếu tiền tụy, không nhận được ra bố mẹ, lúc nào cũng hoảng hốt lo sợ, và trông thấy đàn ông thì bỏ chạy. Bệnh viện xác minh em đã bị cưỡng hiếp.
Câu hỏi thảo luận:
 _ Những quyền nào của em đã bị vi phạm?
 _ Làm thế nào để bảo vệ những trẻ em này?
Tình huống 3: Đêm 23/8/1997, cháu Vàng Mí Vừ, 6 tháng tuổi ở xóm Pắc Ngàm Cót Cọt xã Yên Minh và cháu Mí Sìn 2 tuổi, xóm Khuổi Hao xã Yên Minh đã bị bọn cướp bắt cóc.
Câu hỏi thảo luận:
 _ Những điều gì có thể xảy ra với các cháu?
 _ Làm thế nào để bảo vệ các cháu?
Bước 2: Các nhóm thảo luận, phân vai.
Bước 3: Từng nhóm thể hiện tình huống sắm vai của nhóm mình. Sau mỗi tình huống, cả lớp thảo luận tình huống theo câu hỏi. Giáo viên tóm tắt ý kiến vào một tờ giấy to chung cho cả lớp:
Trẻ em trong những hoàn cảnh khác nhau
Những nguy cư đe dọa sự sống còn của trẻ
Trẻ bị tước đoạt những quyền sống còn nào?
Các biện pháp giải quyết
Trường hợp 1
Trường hợp 2
Trường hợp 3
Kết luận: Những nguy cơ đe dọa sự sống còn của trẻ em hiện nay gồm :
Thiên tai * Chiến tranh
Nạn đói * Ốm đau, bệnh tật
Bị người lớn lạm dụng sức lao động * Nghiện hút
Bị người lớn bỏ rơi * Bị lôi kéo vào các hoạt động phạm pháp
…. * Bị nhiễm HIV
….
Hoạt động 4: Trách nhiệm của cộng đồng trong việc thực hiện quyền sống còn của trẻ em.
Mục tiêu: Giúp học sinh nhận thực được trách nhiệm của bản thân và cộng đồng với những nhóm trẻ đặc biệt khó khăn mà quyền sống còn bị đe dọa.
Cách tiến hành:
 Bước 1: Học sinh tự liệt kê và viết ra mảnh giấy nhỏ:
 _ Ai có trách nhiệm giúp đỡ những trẻ bị thiệt thòi ?
 _ Các tổ chức có thể làm gì để giúp đỡ các em đó?
 _ Bản thân các em cs thể làm gì?
 Bước 2: Trao đổi trong nhóm 4-5 HS
 Bước 3: Các nhóm cùng nhau chia sẻ trước lớp. Giáo viên ghi tóm tắt ý kiến của các em và kết luận:
 Kết luận: Thực hiện và bảo vệ các quyền sống còn của trẻ em là trach nhiệm chung của các cá nhân và tổ chức vã hội bao gồm:
 _ Trẻ em, người lớn
 _ Gia đình, nhà trường , cộng đồng
 _ Chính phủ, các tổ chức quốc tế.
Các giải pháp mà xac hội và các tổ chức từ thiện khác nhau dành cho các nhóm trẻ bị thiệt thòi có thể là: 
 _ Cung cấp lương thực, nhường cơm sẻ áo _ Giúp trẻ được đoàn tụ với gia đình
 cho các bạn gặp nhiều khó khăn. _ Chăm sóc y tế 
 _ Chương trình tiêm phòng _ Cải thiện môi trường
 _ Cung cắp nơi tạm trú cho trẻ _ Giáo dục, dạy nghề,…

File đính kèm:

  • docQuyền sống còn.doc
Giáo án liên quan