Giáo án hoạt động giáo dục hướng nghiệp 12 - Chủ đề 1: Định hướng phát triển kinh tế - Xã hội của đất nước và địa phương - Trần Ngọc Khánh

A. Mục tiêu giáo dục:

 -Hs thấy được thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương.

 - Biết cách tìm hiểu và khai thác thông tin về nhu cầu của thị trường lao động trong nước cũng như ở địa phương mình.

 - Chú ý sự phát triển nghành nghề ở một số địa phương đang cần nhiều nhân lực để học nghề.

B. Cách thức tổ chức

 - Thảo luận và xây dựng kế hoạch học tập,rèn luyện của năm cuối.

 - Diễn đàn vai trò của thanh niên học sinh trong việc định hướng phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và địa phương.

C. Nội dung cơ bản

Hoạt động 1: Nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2010-2020

 1.Mục tiêu tổng quát của chiến lược gồm nội dung sau:

 + Đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển.

 + Nâng cao chất lượng nguồn lực con người.

 + Tạo nền tảng 2020 nước ta thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

 2. Nhiệm vụ trung tâm trong chiến lược.

GV: Hãy xác định nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược đó?

HS: Thảo luận trả lời: Thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá rút ngắn.

GV hỏi: ”Rút ngắn” có thể hiểu như thế nào?

HS trả lời: Tận dụng và áp dụng những thành quả khoa học, kỹ thuật công nghệ của các nước phát triển và của thế giới, qua đó đưa đất nước tiến kịp trình độ của thể giới, gọi là “đi tắt đón đầu”.

GV cho HS thảo luận nhóm nhằm hiểu các đặc điểm của quá trình công nghiệp hoá ở nước ta.

GV chia lớp thành 4 nhóm theo tổ, các nhóm thảo luận theo những câu hỏi tương ứng, thời gian thảo luận 5 phút.

Câu 1: Vì sao CNH phải đi đôi với CNH?

Câu 2: Em hiểu CNH theo định hướng XHCN là thế nào?

Câu 3: Em hiểu CNH của đất nước ta là CNH sinh thái là gì?

Câu 4: “Chuyển kinh tế nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, vừa đưa một số lĩnh vực sản xuất đi vào kinh tế tri thức” có thể được hiểu là gì?

HS thảo luận, cử đại diện nhóm trả lời. GV nhận xét, kết luận về đặc điểm của quá trình CNH ở nước ta.

 * Đặc điểm của quá trình công nghiệp hoá ở nước ta.

 - Công nghiệp hoá đi đôi với hiện đại hoá.

 - Công nghiệp hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

 - Công nghiệp hoá của ta là công nghiệp hoá sinh thái.

 - Kết hợp hai quá trình:Vừa chuyển kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, vừa đưa một số lĩnh vực sản xuất vào kinh tế tri thức.

 3. Một số mục tiêu cụ thể cần đạt được đến năm 2010

GV: Theo em cần xác định những mục tiêu đó là gì?

HS: Thảo luận trả lời, giáo viên bổ sung, chuẩn kiến thức:

 - Bảo đảm sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển của nước công nghiệp.

 - Chú trọng cải thiện đời sống trong nhân dân.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động giáo dục hướng nghiệp 12 - Chủ đề 1: Định hướng phát triển kinh tế - Xã hội của đất nước và địa phương - Trần Ngọc Khánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i dung bài học 
 - Lớp trưởng chịu trách nhiệm soạn nội dung cho lớp thảo luận.
 - Giáo viên hướng dẫn nhận xét giờ thảo lụân của học sinh. 
D. Nội dung cơ bản
I. Hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN)
1. Sơ lược về sự phát triển các trường TCCN ở nước ta.
GV chuẩn bị biểu đồ như sách giáo viên và cho học sinh trình bày, nhận xét về sự phát triển của hệ thống các trường TCCN nước ta.
2. Hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp.
a. Tầm quan trọng và nhiệm vụ của trường TCCN. 
Gv đặt vấn đề: Trường TCCN có tầm quan trọng và nhiệm vụ như thế nào?
- Nhiệm vụ: Đào tạo những cán bộ có trình độ trung cấp, kỹ thuật kinh tế, văn hoá nghệ thuật, thể thao Hướng dẫn công nhân thực hiện theo quy trình công nghệ hoặc thực hiện từng phần, có vai trò quan trọng.
b. Các loại hình trường TCCN
Gv đặt vấn đề: Trường TCCN có các loại hình nào?
Có 407 cơ sở đào tạo TCCN với 361 trường và 121 hệ trong các trường ĐHCĐ
Theo cấp quản lý: Có trường TCCN của địa phơng và của trung ương.
Theo sở hữu: Có trường công lập, dân lập, bán công , tư thục.
Hiện nay các thành phố có nhiều trường TCCN nhất là: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
Theo ngành thì có các khối sau:
Gv nêu vấn đề để HS thảo luận: Theo ngành thì có các khôi trường nào? Kể tên?
- Khối trường công nghiệp – Khối trường xây dựng.
- Khối trường nông - lâm - nghiệp.
- Khối trường giao thông- bưu điện.
- Khối trường kinh tế – dịch vụ.
- Khối trường văn hóa nghệ thuật.
- Khối trường sư phạm. 
- Các khôi trường khác.
c. Hình thức đào tạo và và điều kiện tuyển sinh
Gv: Thêm hình thức đào tạo các trường TCCN có những hình thức nào?
Hình thức: Đa dạng, mền dẻo, liên thông với các bậc ĐHCĐ.
Có hai hình thức đào tạo là chính quy và tại chức:
 + Hình thức đào tạo chính quy: Tập trung tại trường ít nhất 2 năm; thời gian đào tạo là 2 đến 3 năm; môn thi: Toán- Lí, Toán – Hóa, Toán – Sinh, một số trường tuyển thêm năng khiếu.
 + Hệ tại chức chuyên tu: Nâng cao nhưng không có điều kiện tập trung tại trường.
II. Hệ thống các trường nghề và các cơ sở đào tạo nghề.
1. Sơ lược về sự phát triển của hệ thống đào tạo nghề của trung ương và địa phương.
GV chuẩn bị biểu đồ cột tương tự như hoạt động 1 để cho học sinh nhận xét rút ra sự phát triển của hệ thống đào tạo nghề của nước ta.
2. Tầm quan trọng và nhiệm vụ của trường dạy nghề và các cơ sở đào tạo nghề.
a. Tầm quan trọng và nhiệm vụ của trường dạy nghề 
Các trường đào tạo nghề và các cơ sở đào tạo nghề có hai nhiệm vụ cơ bản:
 - Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công nhân và nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ lành nghề.
 - Phổ cập nghề cho thanh niên.
b. Các hình thức đào tạo nghề.
- Có các hình thức đào tạo nghề như thế nào? Kể tên?
Gv cho học sinh làm việc tương tự hoạt động 1.
c. Hình thức đào tạo và điều kiện tuyển sinh.
- Hình thức đào tạo: 
+ Hệ đào tạo dài hạn và ngắn hạn, đảm bảo tính mền dẻo, đa dạng, mền dẻo, liên thông với các bậc ĐHCĐ.
Gv nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận: Thế nào là đạo tạo ngắn hạn, dài hạn?
- Hệ dài hạn: Chính quy tập trung từ 1 đến 3 năm, nhìn chung không phải thi.
- Hệ đào tạo ngắn hạn: Theo nhu cầu người học.
- Điều kiện cụ thể là: Mọi công dân Việt Nam không phân biệt lứa tuổi, giới tính, trình độ đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp của công nhân.
Hoạt động 3: 
Gv tổ chức chức cho học sinh thảo luận về sự khác biệt và sự giống nhau giữa hai hệ thống đào tạo trên.
E. Hoạt động nối tiếp
Chuẩn bị nội dung hoạt động tháng 12: Tìm hiểu hệ thống các trường Đại học và cao đẳng trong các nước.
Gv yêu cầu hs chuẩn bị khai thác các thông tin trên mạng, tham khảo thêm cuốn những điều cần biết về tuyển sinh ĐHCĐ năm 2010.
Chủ đề 4:
TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC
A. Mục tiêu của bài học
- Học sinh thấy được sự phát triển của hệ thống đào tạo đại học và cao đẳng
- Nắm được thông tin cơ bản về hệ thống trường ,hình thức đào tạo ĐH và CĐ.
- Có thái độ đúng đắn khi chọn nghành.
B. Nội dung cơ bản của bài học
1. Sơ lược về sự phát triển hệ thống trường đại học và cao đẳng.
Sau cách mạng tháng tám 1945 đặc biệt trong những năm gần đây hệ thống trường CĐ và ĐH phát triển nhanh chưa từng thấy.
2. Hệ thống trờng ĐH và CĐ
GV: Em hãy nêu hệ thống trường ĐH và CĐ có tầm quan trọng như thế nào?
a. Tầm quan trọng và nhiệm vụ của trường ĐH và CĐ
Trờng ĐH và CĐ có tầm quan trọng vô cùng to lớn
GV: Trương ĐH và CĐ có nhiệm vụ như thế nào?
- Nhiệm vụ:
Trường ĐH: Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ quản lí có trình độ ĐH và trên ĐH có lí tưởng, có quyết tâm vươn lên những đỉnh cao của văn hoá, khoa học và công nghệ , có năng lực nghiên cứu khoa học giải quyết vấn đề thực tiễn do cơ sở đề ra thuộc phạm vi nghề nghiệp của mình.
Trường CĐ: Đào tạo bồi dưỡng cán bộ có trình độ CĐ về kĩ thuật, nghiệp vụ kinh tế, văn hoá
Ngoài ra có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học gắn khoa học với sản xuất kinh doanh , phát triển khoa học và công nghệ.
GV: Theo em có những loại hình nào của trường ĐH và CĐ?
b. Các loại hình của trường ĐH và CĐ.
- Theo hình thức sở hữu đầu tư chính thì có các loại trường: Công lập, bán công, dân lập
Năm học 2002-2003 có 202 trường ĐH và CĐ : trong đó có 81 ĐH, 121 CĐ
+ Công lập: 179 ĐH, CĐ
+ Bán công: 6 ĐH,CĐ
+ Dân lập: 17 ĐH, CĐ
- Theo lĩnh vực và nghành xếp theo 4 loại hình:
* Đại học đa lĩnh vực có 2 ĐH quốc gia 3 ĐH khu vực.
* Đại học đa nghành cùng một hoặc hai lĩnh vực.
* Đại học mở:
 + Viện đại học mở Hà Nội
 + Đại học mở bán công T. P Hồ Chí Minh.
* Các trờng CĐ thành lập theo nghành.
- Các khối trường trong danh mục ĐH, CĐ
 + Khối kinh tế pháp lí.
 + Khối công nghiệp.
 + Khối Nông- Lâm - Nghiệp.
 + Khối khoa học cơ bản.
 + Khối Y tế - Thể dục thể thao.
 + Khối văn hoá nghệ thuật.
 + Khối ĐH s phạm- CĐ s phạm- CĐ s phạm địa phương.
GV: Hãy nêu hình thức đào tạo và điều kiện tuyển sinh như thế nào?
c. Hình thức đào tạo và điều kiện tuyển sinh.
- Hình thức: Đảm bảo tính hoàn chỉnh mềm dẻo, linh hoạt liên tục tạo đ/k thuận lợi cho các bậc học thấp có thể theo học ĐH và CĐ, thời gian đào tạo liên thông từ 1.5- 2 năm
GV: Đối tượng tuyển sinh là những ai?
- Đối tượng: Những học sinh đã tốt nghiệp các trường dạy nghề chính quy có nhu cầu học tập nâng cao. Có bằng tốt nghiệp hoặc tương đương mới được thi ĐH – CĐ.
Có hai hình thức đào tạo cơ bản : Đào tạo chính quy và đào tạo chuyên tu tại chức
- Hình thức đào tạo chính quy: Đào tạo tập trung tại trường.
GV: Điều kiện tuyển sinh của đào tạo chính quy là như thế nào?
- Điều kiện tuyển sinh: Là những học sinh phổ thông, cán bộ, nhân viên..có bằng tốt nghiệp THPT ,TCCN hoặc tương đương tuổi từ 18-32 đủ sức khoẻ.
GV: Có mấy khối thi cơ bản với những môn thi nào ?
Có 4 khối thi: 
Khối A: Toán - Lí - Hoá
Khối B: Toán - Hoá - Sinh
Khối C: Văn- Sử- Địa
Khối D: Văn - Toán - Ngoại ngữ
- Thời gian đào tạo:
CĐ- 3 năm
ĐH- từ 4-5 năm tuỳ theo nghành học, phổ biến là 4 năm riêng Đh Y khoa 6 năm
- Hình thức đào tạo chuyên tu: Đáp ứng nhu cầu của đông đảo cán bộ, công nhân, nhân viên không có điều kiện rời nơi làm việc.
- Điều kiện tuyển sinh: Cán bộ CN, NV có trình độ chuyên môn sơ cấp, trung cấp có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
3. Một số diểm lưu ý khi chọn nghành, chọn trường ĐH và CĐ
GV: Cho học sinh đọc và vận dụng từ thực tiễn đã thấy cho biết những điều cần chú ý khi chọn nghành, trường?
- Trình độ học lực.
- Vấn đề thể lực.
- Bản thân phải có hứng thú và khả năng phù hợp với nghành học.
- Nhu cầu nhân lực của nghành nghề.
- Điều kiện kinh tế gia đình.
GV: Tố chức cho học sinh phát biểu: Em chọn ngành gì?Trường nào? Vì sao?
C. Nhận xét chung của bài học:
GV: Tổ chức cho học sinh tổng kết những vấn đề cơ bản nhấn mạnh những trọng tâm.
Chủ đề 5:
TƯ VẤN CHỌN NGHỀ
A. Mục tiêu của bài học
- Học sinh thấy được nghề phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội
- Có thái độ đúng khi chọn nghề - không chọn nghề theo cảm tính, theo dư luận xã hội hoặc ý kiến của người khác
B. Nội dung cơ bản của bài học 
1. Khái niệm tư vấn chọn nghề
- GV: cho học sinh đọc phần 1 ở SGk- Thế nào là tư vấn chọn nghề?
- HS bám vào SGk trả lời:
 Gồm 3 khâu gắn bó chặt chẽ với nhau: Là định hướng nghề, tư vấn chọn nghề và tuyển chọn nghề. 
- Định hướng nghề: xác định những nghề mà học sinh có tham gia,có thể lựa chọn phù hợp với sự hứng thú của mình.
- Tuyển chọn nghề: Muốn tuyển chọn phải có sự hiểu biết nhất định.
- Tư vấn chọn nghề: là khâu trung gian giữa hai khâu tuyển chọn nghề và định hướng. 
2. Bản mô tả nghề
GV:Em hãy đọc bản mô tả nghề, gồm có những nội dung nào?
a. Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề.
b.Nội dung và tính chất lao động của nghề.
c. Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề.
	- Trình độ học vấn trước khi học nghề.
	- Những trình độ khác nhau.
	- Những kĩ năng kĩ xảo học tập và lao động.
d. Chống chỉ định y học.
e.Những điều kiện đảm bảo cho người lao động làm việc trong nghề.
	- Tiền lương tối thiểu tháng trong nghề.
	- Chế độ bồi dưỡng độc hại.
	- Những phúc lợi mà người lao động được hưởng.
g. Những nơi có thể theo học nghề.
h. Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề.
3. Những dấu hiệu cơ bản của nghề
GV: Cho học sinh đọc và vận dụng từ thực tiễn đã thấy, cho biết: Hãy nêu những dấu hiệu cơ bản của nghề?
 	- Đối tượng lao động.
	- Mục đích lao động.
	- Công cụ lao động.
	- Điều kiện lao động.
GV: hướng dẫn học sinh tìm hiểu từng phần cụ thể
4. Xác định nghề nghiệp cần chọn theo đối tượng lao động
GV: trình bày bảng và hướng dẫn học sinh tìm hiểu qua bảng ở SGK
5. Đo một số phẩm chất tâm lí theo yêu cầu cuỉa các nghề
6. Sử dụng thiết bị dụng cụ
7. Lập hồ sơ học sinh
 - Lí lịch
 - Về gia đình
 - Về học sinh
 - Học vấn sở thích
 - Nghề định chọn
8. Quy trình tư vấn chọn nghề
 1. Nghiên cứu hồ sơ học sinh.
 2. Nghiên cứu những hoạ đồ nghề.
 3. Tiến hành những phép đo.
 4. Đưa ra lời khuyên.
 C. Nhận xét chung của bài học:

File đính kèm:

  • docgiao duc huong nghiep 12.doc
Giáo án liên quan