Giáo án Hóa học lớp 9 - Tuần 1 - Tiết 1: Ôn Tập Kiến Thức Hoá Học 8

A. MỤC TIÊU

 - Hệ thống lại kiến thức hoá học cơ bản lớp 8 đã học

 - Ôn lại các dạng bài tập tính toán hoá học

 - Ôn tập kỹ năng trình bày bài tập hoá học

B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: I. Kiến thức cần nhớ

 GV đưa ra những câu hỏi cho HS trả lời

 1/ Nguyên tử là gì? Thành phần , cấu tạo nguyên tử? Nguyên tử khối?

 2/ Phân tử là gì?Phân tử khối là gì?

 3/ Nêu quy tắc hoá trị, ứng dụng của quy tắc hoá trị?

 4/ Phản ứng hoá học là gì? Điều kiện xảy ra phản ứng hoá học?

 5/ Nêu định luật bảo toàn khối lượng? Giải thích định luật?

 6/ Mol là gì? Khối lượng mol, thể tích mol chất khí là gì? Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất như thế nào?

 7/ Công thức hoá học và phương trình hoá học được sử dụng tính toán như thế nào?

 8/ Nêu các loại phản ứng đã học?

 9/ Thế nào là oxit, axit, bazơ, muối? Công thức từng loại chất? Cách đọc tên oxit, axit, bazơ, muối?

 10/ Công thức tính nồng độ phần trăm; nồng đọ mol của dung dịch?

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 9 - Tuần 1 - Tiết 1: Ôn Tập Kiến Thức Hoá Học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	 Ngày soạn:16.08.10
Tiết 1	 Ngày dạy:
ôn tập kiến thức hoá học 8
a. mục tiêu
 - Hệ thống lại kiến thức hoá học cơ bản lớp 8 đã học
 - Ôn lại các dạng bài tập tính toán hoá học
 - Ôn tập kỹ năng trình bày bài tập hoá học
b. hoạt động dạy học
Hoạt động 1: I. Kiến thức cần nhớ
	GV đưa ra những câu hỏi cho HS trả lời
	1/ Nguyên tử là gì? Thành phần , cấu tạo nguyên tử? Nguyên tử khối?
	2/ Phân tử là gì?Phân tử khối là gì?
	3/ Nêu quy tắc hoá trị, ứng dụng của quy tắc hoá trị?
	4/ Phản ứng hoá học là gì? Điều kiện xảy ra phản ứng hoá học?
	5/ Nêu định luật bảo toàn khối lượng? Giải thích định luật?
	6/ Mol là gì? Khối lượng mol, thể tích mol chất khí là gì? Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất như thế nào?
	7/ Công thức hoá học và phương trình hoá học được sử dụng tính toán như thế nào?
	8/ Nêu các loại phản ứng đã học?
	9/ Thế nào là oxit, axit, bazơ, muối? Công thức từng loại chất? Cách đọc tên oxit, axit, bazơ, muối?
	10/ Công thức tính nồng độ phần trăm; nồng đọ mol của dung dịch?
Hoạt động 2: II. Bài tập
	1. Hoàn thành các phương trình hoá học sau:
	a/ P + O2 à ?	b/ Fe + O2 à ? 	c/ H2O à ? + ?
	d/ Zn + ? à ? + H2 	e/ Na + ? à ? + H2O
	f/ P2O5 + ? à H3PO4	g/ CuO + ? Cu + ? 
	2. Gọi tên, phân loại các hợp chất sau:
	Na2O; SO2; HNO3; CuCl2; CaCO3; Fe2(SO4)3; Al(NO3)3; Mg(OH)2; CO2; H2S; FeO; K3PO4; BaSO3
3. Hoà tan m1(g) bột Zn cần dùng vừa đủ m2(g) dung dịch HCl 14,6%. Phản ứng kết thúc thu được 0,896 lit H2 (đktc)
a/ Tính m1; m2
b/ Tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng
 - Cho HS thảo luận nhóm và tự trình bày
Sau đó GV gọi đại diện nhóm trình bày
GV có thể kiểm tra các nhóm thực hiện và hướng dẫn nếu cần thiết
HS thảo luận nhóm
 PTHH: Zn + HCl à ZnCl2 + H2
Theo pthh: nZn = 
à m1 = mZn = 0,04.65 = 2,6 g
 mHCl = 0,08.36,5 = 2,92g
m2 = mddHCl =2,92:14,6% = 20g
b/ Ta có: 
Khối lượng dung dịch sau phản ứng:
2,6 + 20 - 0,04.2 = 22,52g
Đại diện nhóm trình bày
III. Hướng dẫn về nhà 
	- Nắm chắc cách lập công thức hoá học của chất, cách đọc tên các hợp chất
	- Bài tập: Cho 60,5 g hôn hợp gồm Zn và Fe tác dụng hết với axit HCl. Thành phần % khối lượng của sắt trong hỗn hợp là 46,289%. Tính:
	a/ Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp
	b/ Thể tích khí H2 sinh ra ( ở đktc)
	c/ Khối lượng mỗi muối tạo thành
****************************************
Chương 1 
Các loại hợp chất vô cơ
Tuần 1	 Ngày soạn:16.08.10
Tiết 2	 Ngày dạy:
tính chất hoá học của axit.
Khái quát về sự phân loại oxit
a. mục tiêu
 - HS biết được tính chất hoá học của oxit và viết các phương trình hoá học tương ứng với mỗi tính chất
 - HS hiểu được cơ sở để phân loại oxit axit và oxit bazơ
 - Vận dụng được tính chất để giải bài tập
b. chuẩn bị
	2 cốc thuỷ tinh, 3 ống nghiệm, bình Kip ( có sẵn CaCO3 + HCl)
	CuO, CaO, dd Ca(OH)2
c. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra - Đặt vấn đề
	ở lớp 8 chúng ta đã biết oxit là gì, tên gọi của nó . Nhưng chúng có tính chất gì và cơ sở nào để phân loại chúng? Buổi học hôm nay chúng ta sẽ biết điều đó.
II. Bài mới
Hoạt động 1: I. Tính chất hoá học của oxit
1/ Oxit bazơ có những tính chất hoá học nào?
 - TN: CaO + H2O
 Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng?
GV: Tương tự, BaO, Na2O, K2Ocũng phản ứng với nước
- Kết luận gì về tính chất : bazơ + H2O?
* Chú ý : Chỉ có 1 số oxit bazơ + H2O
 - TN: CuO + HCl 
 Hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học?
GV: Các oxit khác cũng có tính chất tương tự: Fe2O3; CaO.
Kết luận gì khi cho oxit bazơ + axit?
 GV thông báo tính chất : 
oxit bazơ + oxit axit
* Vậy oxit bazơ có những tính chất nào?
HS làm thí nghiệm
HS: CaO + H2O à nhão và toả nhiệt
PTHH: CaO (r)+ H2O (l)đCa(OH)2 (r)
HS: oxit bazơ + H2O à dd bazơ
HS: CuO màu đen tan dầnà dd có màu xanh
 PTHH: CuO + HCl à CuCl2 + H2O
HS: oxit bazơ + axit à muối + H2O
 HS nghe GV giới thiệu và ghi bài
HS nêu các tính chất của oxit bazơ
Hoạt động 2: 2. Oxit axit có những tính chất hoá học nào?
GV đưa ra các VD cho tính chất a, c để nhấn mạnh tính chất
 - TN: Dẫn khí CO2 qua dd Ca(OH)2
 Nêu hiện tượng xảy ra 
Tương tự, SO2; SO3; P2O5; N2O5. Cũng có tính chất này
* Vậy oxit axit có những tính chất hoá học nào?
HS nghe Gv giới thiệu và ghi bài
a. Tác dụng với nước
P2O5(r)+3H2O(l)đ2H3PO4(dd)
HS: Có chất rắn không tan màu trắng xuất hiện
PTHH: Ca(OH)2(dd)+ CO2(k) đ CaCO3(r)+H2O(l)
c. Tác dụng với oxit bazơ
CaO(r) + CO2(k) đ CaCO3(r)
HS kết luận lại các tính chất của oxit axit
Hoạt động 3: II. Khái quát về sự phân loại axit
GV: Dựa vào tính chất hoá học của oxit người ta chia oxit ra làm 4 loại
GV giới thiệu cách chia 
Oxit tác dụng được cả dd axit và dd bazơ gọi là oxit lưỡng tính. VD: Al2O3; ZnO
HS nghe và ghi bài
1. Oxit bazơ: là oxit tác dụng được với dd axit à muối + H2O
2. Oxit axit là oxit + dd bazơ à muối + H2O
3. Oxit lưỡng tính : Tác dụng được cả dd axit và dd bazơ à muối + H2O
4. Oxit trung tính: Không tác dụng được với nước, axit, bazơ..
II. Luyện tập – Củng cố 
 	- So sánh tính chất hoá học của oxit axit và oxit bazơ?
	- Dựa vào đâu để phân loại oxit?
	Bài tập: Cho các oxit: K2O, Fe2O3, SO3, P2O5
	a/ Gọi tên, phân loại các oxit trên ( theo thành phần)
	b/ Trong các oxit trên, oxit nào tác dụng được với?
	- Nước	- dd H2SO4 loãng	- dd NaOH
IV. Hướng dẫn về nhà 
	- Nắm chắc kiến thức đã học về oxit
	- Làm bài tập : 1 , 2 , 3, 4 , 5 , 6 tr 6 – Sgk

File đính kèm:

  • dochoa 9 tuan 1 10 - 11.doc