Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 21: Tính Chất Vật Lý Của Kim Loại

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

- HS biết một số tính chất vật lý của kim loại như: Tính dẻo, tính dẫn điện, tính đàn hồi và ánh kim.

- Một số ứng dụng củ kim loại trong đời sống sản xuất có liên quan đến tính chất vật lý như: Chế tạo máy móc, dụng cụ sản xuất, vật dụng gia đình, vật liệu xây dựng .

2/ Kĩ năng:

- Biết thực hiện những thí nghiệm đơn giản, quan sát mô tả hiện tượng quan sát, nhận xét và rút ra kết luận về từng tính chất vật lý.

3/ Thái độ.

- Yêu thích bộ môn hoá học

II/ Đồ dùng dạy học:

1/Giáo viên: dd CuSO4; dd H2SO4; dây kẽm; kẽm viên. Dây nhôm; búa

- Ống nghiệm; kẹp gỗ; pipét.

(Chuẩn bị cho 6 nhóm)

2/ Học sinh: Kiến thức đã học về kim loại và bài mới.

III/ Phương pháp

- Trực quan,vấn đáp, hoạt động nhóm

IV: Tổ chức dạy học

*/ Khởi động:

- Mục tiêu: Gây hứng thú trong học tập

- Thời gian: 3p

- Cách tiến hành:

Gv giới thiệu bài:

Xung quanh chúng ta có rất nhiều các vật dụng làm bằng kim loại . Vậy căn cứ vào đâu mà người ta có thể sử dụng các kim loại đó Chúng ta sẽ tìm hiểu bài để trả lời câu hỏi đó.

 

doc5 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 21: Tính Chất Vật Lý Của Kim Loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 21
Tính chất vật lý của kim loại,
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- HS biết một số tính chất vật lý của kim loại như: Tính dẻo, tính dẫn điện, tính đàn hồi và ánh kim.
- Một số ứng dụng củ kim loại trong đời sống sản xuất có liên quan đến tính chất vật lý như: Chế tạo máy móc, dụng cụ sản xuất, vật dụng gia đình, vật liệu xây dựng ...
2/ Kĩ năng:
- Biết thực hiện những thí nghiệm đơn giản, quan sát mô tả hiện tượng quan sát, nhận xét và rút ra kết luận về từng tính chất vật lý.
3/ Thái độ. 
- Yêu thích bộ môn hoá học
II/ Đồ dùng dạy học:
1/Giáo viên: dd CuSO4; dd H2SO4; dây kẽm; kẽm viên. Dây nhôm; búa
- ống nghiệm; kẹp gỗ; pipét.
(Chuẩn bị cho 6 nhóm)
2/ Học sinh: Kiến thức đã học về kim loại và bài mới.
III/ Phương pháp 
- Trực quan,vấn đáp, hoạt động nhóm
IV: Tổ chức dạy học
*/ Khởi động:
- Mục tiêu: Gây hứng thú trong học tập
- Thời gian: 3p
- Cách tiến hành:
Gv giới thiệu bài:
Xung quanh chúng ta có rất nhiều các vật dụng làm bằng kim loại . Vậy căn cứ vào đâu mà người ta có thể sử dụng các kim loại đó Chúng ta sẽ tìm hiểu bài để trả lời câu hỏi đó.
Hoạt động 1: Tính dẻo
- Mục tiêu: HS biết được kim loại có tình dẻo
- Thời gian: 10p
- Đồ dùng dạy học: Các loại sắt được rèn, dây nhôm, búa
- Cách tiến hành: Hoạt động nhóm
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Gv hướng dẫn học sinh làm TN theo nhóm: Lấy búa đập mạnh vào dây nhôm, quan sát và trả lời câu hỏi.
?Qua TN hãy cho biết kim loại có tính chất gì?
?Bằng vốn hiểu biết hãy nêu ứng dụng tính dẻo của kim loại?
- HS làm thí nghiệm theo nhóm 
Quan sát thảo luận để trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả nhóm khác nhận xét bổ sung
Gv chốt kiến thức.
I. Tính chất vật lí của kim loại
1. Tính dẻo
KL: Kim loại có tính dẻo.
ứng dụng: Dễ rèn, kéo sợi, dát mỏng để tạo nên nhiều vật dụng khác nhau.
Hoạt động 2: Tính dẫn điện
- Mục tiêu: HS biết được kim loại có khả năng dẫn điện 
- Thời gian:10p
- Đồ dùng dạy học: Các loại dây điện, nguồn điện, bóng đèn
- Cách tiến hành: Hoạt động nhóm
- GV làm thí nghiệm 2-1 ( SGK)
- HS quan sát trả lời: đèn sáng.
+ Trong thực tế, dây dẫn điện làm bằng kim loại gì ?
+ Các kim loại khác nhau có dẫn điện không ?
- HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Thí nghiệm:
2. Tính dẫn điện:
+Kết luận: Kim loại có tính dẫn điện.
- Kim loại khác nhau có độ dẫn điện khác nhau, kim loại có độ dẫn điện tốt nhất là Ag, Al, Cu.
- Lưu ý: Không dùng dây dẫn điện trần
Hoạt động 3: Tính dẫn nhiệt
- Mục tiêu: HS biết được kim loại có tính dẫn nhiệt
- Thời gian:10p
- Đồ dùng dạy học: Các loại dụng cụ dẫn nhiệt, sợi dây thép, đèn cồn, kẹp gỗ
- Cách tiến hành: Hoạt động nhóm
- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, đốt nóng 1 đoạn dây thép trên ngọn lửa đèn cồn, nhận xét hiện tượng và giải thích.
- HS làm thí nghiệm.
- Học sinh quan sát, trả lời.
3. Tính dẫn nhiệt:
+ Kim loại có tính dẫn nhiệt.
+ Kim loại dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt.
Hoạt động 4: ánh kim
- Mục tiêu: HS biết được kim loại có ánh kim 
- Thời gian: 7p
- Đồ dùng dạy học: Đồ trang sức bằng kim loại
- Cách tiến hành: Hoạt động nhóm
- Quan sát các kim loại cho biết kim loại nào có mầu ánh kim đẹp ?
- Gọi 1 học sinh đọc phần “Em có biết”.
- Kết luận: (SGK
4. ánh kim.
- Kim loại có ánh kim.
- Kim loại khác nhau thì có ánh kim khác nhau.
V. Tổng kết và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố: GV nhắc lại các kiến thức cơ bản
2. Hướng dẫn học ở nhà: dặn HS về học bài và chuẩn bị bài mới
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 22: Tính chất hoá học của kim loại
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được tính chất hoá học của kim loại nói chung, tác dụng của kim loại với phi kim, với dd axit, với dd muối.
2. Kỹ năng:
- Biết rút ra tính chất hoá học của kim loại từ các kiến thức đã học.
3. Thái độ:
- Học sinh hăng hái phát biểu, làm thí nghiệm, say mê nghiên cứu bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học
GV:
- Dụng cụ hoá chất như các thí nghiệm SGK.
- Bảng phụ, phiếu học tập.
HS:
- Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Phương pháp
 	- Trực quan,vấn đáp, hoạt động nhóm
IV. Tổ chức dạy học
*/ Khởi động
- Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ
- Thời gian: 3p
- Cách tiến hành:
? Nêu các tính chất vật lý của kim loại 
Hoạt động 1: Phản ứng của kim loại và phi kim
- Mục tiêu: HS biết được kim loại có phản với các phi kim
- Thời gian: 15p
- Đồ dùng dạy học: Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm
- Cách tiến hành: Hoạt động nhóm lớn
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV làm thí nghiệm và yêu cầu học sinh quan sát.
+ TN1: đốt Fe trong oxi 
+ TN2: đốt Na nóng chẩy trong khí Clo, học sinh quan sát hiện tượng và giải thích.
+ GV thông báo thêm kim loại còn tác dụng với phi kim lưu huỳnh.
I. Phản ứng của kim loại và phi kim.
1. Tác dụng với oxi tạo ra oxit.
 to
 3 Fe+ 202 Fe304
2. Tác dụng với Clo tạo ra muối Clo
 to
 2 Na+Cl22 NaCl
3. Tác dụng với S tạo ra muối sunfua
 to
 S+ Fe FeS
KL: Hầu hết các kim loại (trừ Ag, Au, ) phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường.
- ở nhiệt độ cao, kim loại phản ứng với các phi kim khác tạo thành muối.
Hoạt động 2:Phản ứng của kim loại với dung dịch axit
Mục tiêu: HS biết được kim loại phản ứng với dung dịch axit
Thời gian:7p
Đồ dùng dạy học:kẽm và axit
Cách tiến hành: Hoạt động nhóm bàn
- Gọi 1 học sinh nhắc lại tính chất này và viết PTPƯ.
- Học sinh làm BT 1( phiếu học tập)
II. Phản ứng của kim loại với dd axit.
Mg+ H2S04 MgS04+H2
2Al+6HCl 2 AlCl3+3H2
Hoạt động 3: Phản ứng của kim loại với dung dịch muối
Mục tiêu: HS biết được kim loại phản ứng với dung dịch muối
Thời gian:10p
Đồ dùng dạy học:Kim loại và dung dịch muối
Cách tiến hành: Hoạt động nhóm lớn
- GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
- Học sinh làm thí nghiệm.
* Cho dây đồng vào dd AGN03, quan sát hiện tượng và viết PTPƯ.
* Cho dây kẽm vào dd CuS04, quan sát hiện tượng và giải thích.
* Cho dây đồng vào ống nghiệm đựng AlCl3, quan sát và nhận xét.
III. Phản ứng của kim loại với dd muối.
 Cu+ 2 AgN03Cu( N03)2+ Cu 
Zn+CuS04ZnS04+Cu 
 Không có hiện tượng sẩy ra và Cu có độ hoạt động yếu hơn Al.
- Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn có thể đẩy được kim loại hoạt động hoá học yếu hơn ra khỏi dd muối.
V. Tổng kết và hướng dẫn về nhà(10p)
1. Củng cố: 
BT: Hoàn thành các PTPƯ sau.
a) Al+AgN03? + ?
b) ? + CuS04 FeS04+ ?
c) Mg+ ? ? + Ag
d) Al+ CuS04? + ?
- Các nhóm làm bài tập ra phiếu học tập.
a) Al+3AgN03 Al(N03)3+ 3Ag 
b) Fe + CuS04 FeS04+ Cu 
c) Mg+ AgN03 Mg( N03)2 + Ag 
d) Al+ 3CuS04Al2(S04)3 +3 Cu
2. HDVN: 
- Dặn học sinh về học bài và làm bài tập trong sgk

File đính kèm:

  • docHoa 9 chuan KTKN Tich hop new tiet 21 22.doc
Giáo án liên quan