Giáo án Hóa học lớp 9 - Mai Tấn Lối - Bài 54: Polime

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Nắm được ĐN, cấu tạo, phân loại polime (polime thiên nhiên và polime tổng hợp.

 2. Kỹ năng:

- Viết được phương trình trùng hợp tạo thành PE, PVC, . . . từ các monome

- Sử dụng, bảo quản được một số đồ vật bằng chất dẻo, tơ, cao su trong gia đình an toàn và hiệu quả.

3. Trọng tâm:

- ĐN, cấu tạo, phân loại polime (polime thiên nhiên và polime tổng hợp), TC chung polime

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: - Kế hoạch, Sgk, Sgv, tranh, bảng phụ

 2. Học sinh: - Chuẩn bị trước bài, kiến thức liên quan

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 9 - Mai Tấn Lối - Bài 54: Polime, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 54: POLIME
Tuần 33 Tiết 65 
NS: 12.04.11 
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: 
- Nắm được ĐN, cấu tạo, phân loại polime (polime thiên nhiên và polime tổng hợp.
 2. Kỹ năng:
- Viết được phương trình trùng hợp tạo thành PE, PVC, . . . từ các monome
- Sử dụng, bảo quản được một số đồ vật bằng chất dẻo, tơ, cao su trong gia đình an toàn và hiệu quả.
3. Trọng tâm:
- ĐN, cấu tạo, phân loại polime (polime thiên nhiên và polime tổng hợp), TC chung polime
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: - Kế hoạch, Sgk, Sgv, tranh, bảng phụ
 2. Học sinh: - Chuẩn bị trước bài, kiến thức liên quan
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. KHÁI NIỆM VỀ POLIME
 1. Polime là gì?
 Polime là những chất có PTK rất lớn do nhiều mắc xích liên kết nhau tạo nên
 + Có 2 loại: polime thiên nhiên và polime tổng hợp
2. Tính chất và cấu tạo.
a. Cấu tạo:
- Mạch thẳng
- Mạch nhánh
- Mạng k. gian
b. Tính chất:
 Thường là chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước.
HĐ 1: KT bài cũ
- Gọi 2 HS làm BT 2,3/160
- Theo dõi HS làm bài
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- Nhận xét chung, giới thiệu bài
 mới
HĐ 2: Tìm hiểu về khái niệm của polime
- Polime là gì?
- Yêu cầu HS viết CT của tinh bột, xen lulozơ, poli etilen
=> Khái niệm về polime
- Ghi ND lên bảng
- Dựa vào nguồn gốc polime chia làm mấy loại?
- Giải thích: 
+ Polime thiên nhiên: tinh bột, xenlulozơ, protein, cao su 
+ Polime tổng hợp: PE, PVC, tơ nilon, cao su Buna 
- Polime có cấu tạo và tính chất như thế nào?
- Treo bảng phụ ghi:
Polime CT chung mắc xích
PE (-CH2-CH2)n - CH2-CH2-
TB, xenlulozơ (-C6H10O5-)n -C6H10O5-
PVC (-CH2-CH)n -CH2-CH-
 Cl Cl
* Các mắc xích liên kết với nhau -> mạch thẳng hoặc mạch nhánh (H5.15) hoặc mạng k.gian
- Các polime có tính chất như thế nào?
 Một số polime tan được trong axeton (xenluloit, nhựa bóng bàn) xăng (cao su thô)
- Gọi 1 HS đọc sách GK
HĐ 3: Dặn dò, hướng dẫn về nhà
- Cho H làm BT 1, 2/165
- Về nhà làm BT4/165-Chuẩn bị phần còn lại cho tiết sau
+ Hướng dẫn BT 4:
Mắc xích PCV -CH2-CH-Cl
b. Mạch thẳng
c. Đốt (mùi khét) da thật
HS 1: BT 2/160
 Phân biệt 2 mảnh lụa đốt: nếu mảnh nào khi cháy có mùi khét đó là mảnh được dệt từ sợi tơ tằm
HS 2: BT 3/160
 Có sự đông tụ của protein (khi cho hợp chất giấm (chanh) vào protein -> có sự đông tụ)
- Viết CT của tinh bột, xenlulozơ, poli etilen do nhiều mắc xích liên kết nhau nên PTK rất lớn
- Nêu khái niệm
+ Có 2 loại: polime thiên nhiên, polime tổng hợp
- Xem ND bảng phụ
- Xem mô hình 5.15 nhâïn xét
+ là chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước
HS 1: BT 1/165: Câu d
HS 2: BT 2/165:
 a. rắn; b. không tan; c. thiên nhiên, tổng hợp; d. tổng hợp, thiên nhiên
* Kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tuần 33 Tiết 66
NS: 12.04.11
Bài 54: POLIME (tt)
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: 
- Nắm được ĐN, cấu tạo, cách phân loại, TC chung các polime, KN chất dẻo, cao su, tơ sợi và những ƯD chủ yếu của chúng trong đời sống sản xuất.
 2. Kỹ năng: 
- Phân biệt được một số vật liệu polime.
- Tính toán khối lượng polime thu được theo hiệu suất tổng hợp.
3. Trọng tâm:
- Khái niệm chất dẻo, cao su, tơ sợi
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: - Kế hoạch, Sgk, Sgv, tranh.
 2. Học sinh: - Chuẩn bị trước bài, kiến thức liên quan
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
II. ỨNG DỤNG CỦA POLIME
1. Chất dẻo là gì?
+ Thành phần chính là polime
+ Thành phần phụ: Chất dẻo hóa, chất độn, chất phụ gia
+ Ưu điểm: nhẹ, bền, cách nhiệt, dễ gia công.
2. Tơ là gì?
 Tơ là những polime có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo thành sợi dài
 Gồm 2 loại: Tơ tự nhiên và tơ hóa học (nhân tạo, tổng hợp)
3. Cao su là gì?
Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi
- Có 2 loại:
+ Cao su tự nhiên
+ Cao su tổng hợp
+ Ưu điểm: Đàn hồi, không thấm (nước, khí), chịu mài mòn, cách điện 
HĐ 1: KT bài cũ
- Gọi 1 HS nêu cấu tạo và tính chất của polime
- Gọi 1 HS làm BT 4/165
 HĐ 2: Tìm hiểu các dạng ƯD của polime
Polime được ƯD trong đời sống và KT dưới các dạng khác nhau, phổ biến là chất dẻo, tơ, cao su
- Gọi HS đọc ND sách GK
- Chất dẻo là gì?
- Thành phần của chất dẻo?
- Ưu điểm?
- Hướng dẫn HS liên hệ về các vật dụng được chế tạo từ chất dẻo
* Nhược điểm kém bền nhiệt
 HĐ 3: Tìm hiểu tơ là gì?
- Gọi HS đọc ND sách GK
- Tơ là gì? Phân loại như thế nào?
- Yêu cầu HS xem sơ đồ và nêu những ưu điểm của tơ.
* Khi sử dụng các vật dụng bằng tơ không giặt bằng nước nóng, tránh phơi nắng, là ở nhiệt độ cao.
HĐ 4: Tìm hiểu cao su là gì?
- Gọi HS đọc ND sách GK
- Cao su là gì? Có mấy loại cao su? Ưu điểm của các loại cao su?
Do có nhiều ưu điểm nên cao su có nhiều ƯD
- Hướng dẫn HS liên hệ về các vật dụng được điều chế từ cao su
HĐ 5: Củng cố, dặn dò:
- So sánh chất dẻo, tơ, cao su về thành phần, ưu điểm.
- Làm BT 5/165
- Chuẩn bị bài 55 “T.hành”
- 1 HS trả lời LT
- BT 4/165
a. Mắc xích PVC- CH2 – CH - Cl
b. Cấu tạo mạch thẳng
c Phân biệt da thật với da giả bằng cách đem đốt -> mùi khét (da thật)
- 1 HS đọc sách GK, trả lời:
+ Thành phần chính là polime
+ Thành phần phụ:chất dẻo hóa, chất độn, chất phụ gia
+ Ưu điểm: nhẹ, bền, cách nhiệt, dễ gia công.
- HS đọc ND và trả lời:
+ Tơ là những polime có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo thành sợi dài
+ Gồm 2 loại: Tơ tự nhiên và tơ hóa học (nhân tạo, tổng hợp)
- Đọc sách và trả lời:
+ Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi
+ Có 2 loại:
* Cao su tự nhiên
* Cao su tổng hợp
+ Ưu điểm: đàn hồi, không thấm (nước, khí), chịu mài mòn, cách điện 
- Lập bảng so sánh để trả lời
- Làm BT 5/165
- Chuẩn bị bài trước
* Kinh nghiệm sau tiết dạy:

File đính kèm:

  • docHoa 9 HK II(4).doc
Giáo án liên quan