Giáo Án Hóa Học Lớp 9 - Học Kỳ I - Trần Lê Vĩnh - Trường THCS TT Thứ 11

I- MỤC TIÊU :

Kiến thức

 

– Giúp HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã được học ở lớp 8.

– Ôn lại các kiến thức về tính theo công thức và tính theo phương trình hóa học.

– Ôn lại khái niệm về dung dịch, độ tan, nồng độ dung dịch.

Kỹ năng

– Phần nào giúp HS rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học, kĩ năng lập công thức hóa học.

– Rèn luyện kĩ năng làm các bài toán về nồng độ.

II- CHUẨN BỊ :

 

– GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập.

– HS ôn tập.

III- PHƯƠNG PHÁP :

– Đàm thoại.

– Diễn giảng.

IV- CÁC BƯỚC LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức

:

– Kiểm tra sĩ số

– Một số phân công, quy định đầu năm học

.

2. Nội dung ôn tập :

 

doc76 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo Án Hóa Học Lớp 9 - Học Kỳ I - Trần Lê Vĩnh - Trường THCS TT Thứ 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh hơn axit trong muối; hoặc sau phản ứng phải có ít nhất một chất kết tủa hoặc bay hơi.
Hoạt động 3 :
- GV làm thí nghiệm.
- HS quan sát và ghi kết quả vào Phiếu học tấp.
Viết phương trình hóa học của phản ứng.
3. Muối tác dụng với muối :
NaCl + AgNO3 ® AgCl + NaNO3
(dd) 	 (dd) 	 (r) 	 (dd)
KL : Muối có thể tác dụng với muối tạo thành hai muối mới.
ĐK : Sau phản ứng phải có ít nhất một muối không tan.
Hoạt động 4 :
- Gọi HS tiến hành thí nghiệm hoặc HS làm việc theo nhóm, ghi kết quả thí nghiệm vào Phiếu học tập 1 và viết phương trình hóa học minh họa.
4. Muối tác dụng với bazơ :
Thí dụ :
CuSO4+2NaOH ® Cu(OH)2 + Na2SO4
ĐK : Phải có muối hoặc bazơ sinh ra là chất không tan.
Hoạt động 5 :
- Gọi HS nhắc lại một vài phản ứng điều chế oxi, phản ứng nung với điều chế CaO.
- HS viết các phương trình hóa học.
5. Phản ứng phân hủy muối :
2KCO3 	 2KCl + 3O2
2KMnO4 	 K2MnO4 + MnO2 + O2
CaCO3	 CaO + CO2
t0
t0
t0
t0
t0
Có thể lấy thêm một vài thí dụ khác.
MgCO3 	MgO + CO2
2KNO3 	2KNO2 + O2
Hoạt động 5 :
- Qua các PTHH minh họa các tính chất 2, 3, 4. HS nhận xét sự biến đổi của các chất trong các phản ứng của muối.
- GV hướng dẫn HS qua các thí dụ để nêu được khái niệm về phản ứng trao đổi.
- HS đọc nhận xét SGK.
II- PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI
1. Nhận xét về phản ứng hóa học của muối.
2. Phản ứng trao đổi 
- HS chọn phản ứng trao đổi trong 5 phản ứng bên.
3. Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi : Sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.
4. Củng cố : Phiếu học tập số 2. GV chữa một vài phiếu làm của hS.
5. Bài tập : 1, 3, 5 (trang 40 SGK)
Ngày soạn: ..........................
Ngày dạy: ........................... .. QUAN TRỌNG
Tiết: ....................................
I- MỤC TIÊU :
Kiến thức
– HS biết trạng thái thiên nhiên, tính chất, ứng dụng của một số muối quan trọng như NaCl, KNO3.
Kỹ năng 
– Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết phương trình hóa học của phản ứng.
II- CHUẨN BỊ :
– Mẫu muối NaCl (HS có thể sưu tầm), KNO3.
– HS sưu tầm tư liệu về trạng thái tự nhiên, quá trình sản xuất muối NaCl, một số ứng dụng của NaCl, KNO3.
III- PHƯƠNG PHÁP :
– Diễn giảng.
– Thảo luận nhóm.
IV- CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức
– Kiểm tra sĩ số
– Kiểm tra bài tập.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu các tính chất hóa học của muối. Viết các phương trình hóa học minh họa.
* Gọi HS chữa bài tập 1,3, 5.
3. Tiến trình bài giảng :
Hoạt động 1 :
HS trao đổi theo nhóm về các nội dung của Phiếu bài tập.
- HS đọc SGK hoặc qua quan sát mẫu hoặc liên hệ thực tế ở gia đình để nêu tính chất vật lí của NaCl.
- Nêu trạng thái tự nhiên của muối NaCl.
I- MUỐI NATRI CLORUA (NaCl)
1. Trạng thái tự nhiên :
- Có trong nước biển
- Có trong mỏ muối (trong lòng đất).
Hoạt động 2 :
- Cho HS thảo luận về cách khai thác, sau đó yêu cầu HS nêu lại.
2. Cách khai thác :
SGK
Hoạt động 3 :
- Nhóm HS thảo luận về ứng dụng của NaCl.
- Nêu ứng dụng theo sơ đồ trong SGK. Giải thích một vài điểm, nếu cần.
3. Ứng dụng :
+ Gia vị, bảo quản thực phẩm.
+ Nguyên liệu cho công nghiệp.
- Chế tạo hợp kim.
- Sản xuất chất dẻo PVC.
- Sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ.
- Sản xuất HCl.
- Bơ nhân tạo.
- Chế tạo xà phòng.
- Công nghiệp sản xuất giấy.
- Sản xuất tẩy trắng, chất diệt trùng.
t0
Hoạt động 4 :
- HS nêu các tính chất.
- GV đặt vấn đề : Nung nóng KNO3 có thể thu được khí gì ?
Cách nhận biết khí đó.
HS ghi dự đoán vào Phiếu học tập số 2. GV nêu ý kiến của hai nhóm có ý kiến khác nhau.
- GV làm thí nghiệm phân hủy KNO3
- HS quan sát, ghi kết luận vào Phiếu HT
II. MUỐI KALI NITRAT (KNO3)
1- Tính chất
- Tan nhiều trong nước.
- Bị nhiệt phân hủy
2KNO3 	 2KNO2 + O2
Hoạt động 5 :
GV diễn giảng / hoặc HS đọc SGK, sau đó trao đổi về nguyên nhân của các ứng dụng đó.
2. Ứng dụng :
- Chế tạo thuốc nổ đen.
- Làm phân bón (học trong bài sau).
- Bảo quản thực phẩm.
4. Củng cố : HS làm câu 2 trong Phiếu học tập số 2.
5. Bài tập : 1, 2, 3 trang 43 SGK.
Tiết 15. PHÂN BÓN HÓA HỌC
Ngày soạn: ..........................
Ngày dạy: ...........................
Tuần: .................................
I- MỤC TIÊU :
Kiến thức
– HS biết một số dạng phân bón hóa học thường gặp, vai trò của chúng đối với sự phát triển của cây và dạng dinh dưỡng của chúng.
Kỹ năng 
– Biết cách sử dụng hợp lý các loại phân bón hóa học.
II- CHUẨN BỊ :
– Một số mẫu phân bón hóa học (có thể yêu cầu HS sưu tầm trong điều kiện cho phép của địa phương).
– HS có thể sưu tầm, tìm hiểu về ứng dụng của một số loại phân bón hóa học phổ biến.
III- PHƯƠNG PHÁP :
– Đàm thoại gợi mở.
IV- CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức
– Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ :
– Nêu tính chất và một số ứng dụng của muối natri nitrat.
3. Tiến trình bài giảng
Hoạt động 1 :
- HS đọc SGK, trao đổi, phát biểu.
I- NHƯNG NHU CẦU CỦA CÂY TRỒNG :
1- Thành phần của thực vật :
- Nước chiếm tỉ lệ rất lớn 90%, chứa các nguyên tố H, O,...
- Chứa nhiều nguyên tố hóa học khác : C, N, K, S, P, Ca, Mg,...
Hoạt động 2 :
- HS đọc SGK trao đổi (qua các nội dung trong SGK và tư liệu sưu tầm được về :
+ Vai trò của các nguyên tố đối với cây cối.
+ Dạng cung cấp dinh dưỡng cho cây.
+ GV hệ thống, chính xác hóa các nội dung.
2. Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật :
- Các nguyên tố C, H, O là thành phần chính của cây cối.
- Được cung cấp từ CO2 (trong không khí) và nước.
- Nguyên tố N : Được cung cấp chủ yếu dưới dạng NO- 3 , NH+ 4; N, kích thích sự phát triển.
- Nguyên tố P : Được cung cấp chủ yếu dưới dạng H2PO- 4 ; P kích thích sự phát triển bộ rễ.
- Nguyên tố K : Được cung cấp chủ yếu dưới dạng muối tan của kali (như KNO3, KCl,...; K kích thích sự ra hoa, làm hạt, tổng hợp diệp lục.
- Các nguyên tố vi lượng : Cần cho sự phát triển của cây; nếu dùng nhiều thì lại gây hại cho cây (Cu, Mn,...).
Hoạt động 3 :
(Với HS nông thôn có thể dùng Phiếu học tập 1 hoặc yêu cầu HS chuẩn bị trước các nội dung).
- GV có thể nêu tiêu chuẩn để một hóa chất có thể được dùng làm phân bón hóa học.
- HS trao đổi, đề xuất một số hóa chất có thể làm phân bón hóa học. Chỉ rõ cung cấp dinh dưỡng của chúng. GV bổ sung.
II- NHỮNG PHÂN BÓN HÓA HỌC THƯỜNG DÙNG :
1. Phân bón đơn :
a. Khái niệm :
- Là phân bón hóa học chỉ cung cấp một trong ba nguyên tố dinh dưỡng: N (đạm), P (lân), K (kali).
- HS nêu một số hóa chất có thể đóng vai trò của phân bón đơn. 
- GV chính xác hóa kiến thức.
b. Một số loại phân bón đơn phổ biến
- Phân đạm.
- Phân lân.
- Phân kali.
Hoạt động 4 :
HS đọc SGK, trao đổi và nhận xét theo các nội dung :
2. Phân bón kép :
a. Khái niệm :
- Phân bón kép là gì ?
- Phân bón kép được sản xuất như thế nào ?
b. Phương pháp sản xuất :
- Trộn hỗn hợp các phân bón đơn.
- Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học.
Hoạt động 5 :
GV thông bao nội dung SGK cung cấp thêm một số thí dụ về vai trò của một số nguyên tố vi lượng đối với sự phát triển của cây.
3. Phân bón vi lượng :
Là loại phân bón hóa học có chứa một lượng nhỏ các nguyên tố, nhưng rất cần thiết cho cây, như kẽm (Zn), magiê (Mg), Bo (B),...
4. Củng cố : Bài tập 1 SGK.
5. Bài tập về nhà : 
- Làm các bài tập số 2, 3 SGK.
- Ôn tập tính chất hóa học của các lạoi hợp chất vô cơ.
Tiết 16. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
Ngày soạn: ..........................
Ngày dạy: ...........................
Tuần: ...................................
Tiết: ....................................
I- MỤC TIÊU :
Kiến thức
– HS biết mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ và biết cách thực hiện sơ đồ chuyển hóa giữa chúng.
Kỹ năng 
– Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học cho các sơ đồ biến hóa của các chất.
– Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân biệt các chất.
II- CHUẨN BỊ :
– Vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa các chất.
III- PHƯƠNG PHÁP :
– Đàm thoại gợi mở.
IV- CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức
– Kiểm tra sĩ số. 
– Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Em hãy kể tên và viết công thức hóa học của một số loại phân bón hóa học thường gặp.
3. Tiến trình bài giảng :
Oxit
bazơ
Oxit
axit
Bazơ
Axit
Muối
1
2
3
8
9
6
7
4
5
Hoạt động 1 :
- GV giới thiệu sơ đồ về mối quan hệ giữa các chất.
- HS điền chiều của mũi tên chuyển hóa và điền loại hợp chất.
I- MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ :
t0
Hoạt động 2 :
- Gọi HS lên viết phương trình hóa học minh họa hoặc HS trao đổi theo nhóm viết PTHH trong Phiếu học tập (lần lượt cho các tính chất).
- GV chữa một vài Phiếu học tập của HS. Chú ý sửa những sai sót về CTHH, cân bằng PTHH, điều kiện của phản ứng,...
II- PHẢN ỨNG HÓA HỌC MINH HỌA :
1. CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O 
 (r) 	(dd) 	 (dd) 	 (l)
2. CO2 + 2KOH ® K2CO3 + H2O
 (k) 	(dd) 	 (dd) 	 (l)
3. K2O + H2O ® 2KOH
 (r) 	(l) 	 (dd)
4. Cu(OH)2 	 CuO + H2O
 (r) 	 (r) 	 (h)
5. SO2 + H2O ®

File đính kèm:

  • docHoa 9 HK I.doc
Giáo án liên quan