Giáo Án Hóa Học Lớp 9 - Bài 45: Axit Axetic (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 Học sinh biết được CTPT, CTCT, tính chất vật lý , tính chất hóa học và ứng dụng của axit axetic.

 Biết nhóm –COOH là nhóm nguyên tử gây ra tính axit.

 Biết khái niệm este và phản ứng este hóa.

2. Kỹ năng:

 Rèn luyện kỹ năng quan sát mô hình sau đó nhận xét về đặc điểm cấu tạo, dự đoán được các phản ứng hóa học của axit axetic.

 Rèn luyện kỹ năng viết PTHH của axit axetic với các chất.

 Phân biệt được axit axetic với rượu etylic và các chất lỏng khác.

3. Thái độ tình cảm

 Tính cẩn thận trong việc tiếp xúc với hóa chất và trong việc làm thí nghiệm.

 HS hứng thú, tìm hiểu về axit axetic trong cuộc sống hằng ngày.

4. Trọng tâm

 Công thức cấu tạo của axit axetic và đặc điểm cấu tạo

 Hóa tính của axit axetic.

 

doc5 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 9846 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Hóa Học Lớp 9 - Bài 45: Axit Axetic (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo sinh : Phạm Văn Hải
Lớp: Sư phạm Hóa – Sinh khóa 34. Sinh Viên trường CĐSP ĐăkLăk.
Tuần : 30 Ngày Soạn: 18/03/2011
Tiết : 55 Ngày Dạy : 22/03/2011
Lớp dạy : 9A2 :Trường THCS Nguyễn Tri Phương
BÀI 45: AXIT AXETIC (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Học sinh biết được CTPT, CTCT, tính chất vật lý , tính chất hóa học và ứng dụng của axit axetic.
Biết nhóm –COOH là nhóm nguyên tử gây ra tính axit.
Biết khái niệm este và phản ứng este hóa.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng quan sát mô hình sau đó nhận xét về đặc điểm cấu tạo, dự đoán được các phản ứng hóa học của axit axetic.
Rèn luyện kỹ năng viết PTHH của axit axetic với các chất.
Phân biệt được axit axetic với rượu etylic và các chất lỏng khác.
3. Thái độ tình cảm
Tính cẩn thận trong việc tiếp xúc với hóa chất và trong việc làm thí nghiệm.
HS hứng thú, tìm hiểu về axit axetic trong cuộc sống hằng ngày.
4. Trọng tâm
Công thức cấu tạo của axit axetic và đặc điểm cấu tạo
Hóa tính của axit axetic.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên.
Bảng phụ, mô hình phân tử axit axetic dạng đặc, dạng rỗng. SGK, giáo án.
Dụng cụ: Giá ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút, giá sắt, đèn cồn, cốc thủy tinh, hệ thống ống dẫn khí.
Hóa chất: CH3COOH, Na2CO3, C2H5OH, CuO, quì tím, phenolphtalein.
2. Chuẩn bị của học sinh.
Học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu hỏi 1: Viết CTCT và nêu đặc điểm cấu tạo của rượu etylic?
Câu hỏi 2: Nêu tính chất hóa học của rượu etylic, viết các phương trình phản ứng?
3. Bài mới: (2 phút) Dung dịch axit axetic loãng (giấm ăn) rất quen thuộc với đời sống chúng ta. Khi lên men dung dịch rượu etylic loãng người ta thu được giấm ăn, đó chính là dung dịch axit axetic. Vậy axit axetic có công thức cấu tạo như thế nào? Nó có tính chất vật lí và tính chất hóa học như thế nào?
CTPT: C2H4O2 (dạng axit CH3COOH thuộc dãy đồng đẳng CnH2n+1COOH n≥0)
PTK : 60
Hoạt động 1: I. Tính chất vật lý (5 phút)
GV: Cho quan sát ống nghiệm đựng axit axetic và yêu cầu nhận xét trạng thái và màu sắc của axt axetic.
GV: Thông báo giấm ăn là dung dịch axit axetic 2%-5%. Vậy axit axetic có vị như thế nào?
GV: Làm thí nghiệm: Nhỏ một vài giọt CH3COOH vào ống nghiệm đựng nước.
? Nhận xét khả năng hòa tan của axit axetic trong nước? 
? Hãy nêu tính chất vật lý của axit axetic?
HS: Nhận xét
- Axit axetic là chất lỏng không màu.
Nêu tính chất vật lí.
- Axit axetic có vị chua.
- Axit axetic tan vô hạn trong nước.
HS: Nêu tính chất vật lí
@ Axit axetic là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.
Hoạt động 2: II. Cấu tạo phân tử (7 phút)
GV: Yêu cầu HS quan sát mô hình phân tử axit axetic.
? Nêu đặc điểm cấu tạo của phân tử axit axetic?
? Hãy viết công thức cấu tạo của rượu etylic?
GV: Giới thiệu nhóm –COOH làm cho axit axetic có tính chất axit. Nguyên tử H trong nhóm –COOH rất linh động nên rất dễ tham gia trong các phản ứng hóa học.
GV: Giới thiệu HCOOCH3 () là một este có CTPT là C2H4O2 có tên gọi là metylfomat. Đây không phải là axit vì trong cấu tạo không có nhóm là nhóm chức của axit hữu cơ.
HS: Quan sát và nhận xét
- Trong phân tử axit, nhóm –OH liên kết với nhóm tạo thành nhóm 
(-COOH).
HS: Viết CTCT
@
 Hay CH3 – COOH
HS: Nghe giảng và ghi bài.
@Trong phân tử axit axetic có nhóm 
(-COOH) . Nhóm này làm cho phân tử axit axetic có tính axit.
HS: Nghe giảng
Hoạt động 3: III. Tính chất hóa học (20 phút)
? Nhắc lại tính chất chung của axit?
GV: Làm thí nghiệm và yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm để kiểm tra xem axit axetic có các tính chất hóa học của axit không.
+ Thí nghiệm 1: Nhỏ một vài giọt dd CH3COOH vào một mẩu giấy quì. Y/C học sinh nhận xét hiện tượng.
+ Thí nghiệm 2: Nhỏ một vài giọt dd CH3COOH vào dd Na2CO3. Y/C học sinh nhận xét hiện tượng.
GV: Yêu cầu HS lên bảng viết PTHH .
+ Thí nghiệm 3: Nhỏ từ từ dd CH3COOH vào ống nghiệm có chứa dung dịch NaOH có vài giọt phenolphtalein (dung dịch có màu đỏ). 
? Quan sát và trình bày các hiện tượng xảy ra trong ống thí nghiệm, viết PTHH?
+ Thí nghiệm 4: cho dd CH3COOH vào ống nghiệm đựng CuO (màu đen), đun nóng ống nghiệm.
? Quan sát và trình bày các hiện tượng xảy ra trong ống thí nghiệm, viết PTHH?
GV: Thông báo kết quả của thí nghiệm dd CH3COOH tác dụng với kim loại Zn.
GV: Lưu ý axit axetic là một axit yếu nhưng mạnh hơn axit H2CO3.
GV: Gọi HS nhận xét về tính axit của axit axetic.
GV: Đặt vấn đề: ngoài các tính chất chung của axit. axit axetic còn có tính chất hóa học nào nữa không?
GV: Làm thí nghiệm CH3COOH tác dụng với rượu etylic. Đồng thời thông báo tác dụng của axit H2SO4 đặc là làm chất xúc tác cho phản ứng diễn ra nhanh hơn. Đồng thời axit H2SO4 đặc hút nước trong sản phẩm để phản ứng diễn ra theo chiều thuận nhiều hơn.
GV: Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm và nhận xét hiên tượng.
GV: Cho chất lỏng trong ống nghiệm B vào trong ống nghiệm có chứa nước. 
?Nhận xét hiện tượng?
GV: Giới thiệu sản phẩm tạo thành là đây là một este có tên gọi là Etyl axetat và phản ứng trên là phản ứng thuận nghịch.
? Viết PTHH?
GV: Giới thiệu đặc điểm của Etyl axetat.
GV: Thông báo: Este là sản phẩm của phản ứng giữa rượu và axit. Và phản ứng este hóa là phản ứng giữa rượu và axit sinh ra este và nước.
GV: Chốt lại kiến thức.
1. Axit axetic có tính chất hóa học của axit không?
HS: trả lời
- Các tính chất hóa học chung của axit là làm quỳ tím hóa đỏ, tác dụng với kim loại đứng trước hiđro, tác dụng với bazơ, tác dụng với oxit bazơ, tác dụng với muối.
HS: Nhận xét
@ Mẫu giấy quỳ tím chuyễn sang màu hồng.
- Phản ứng diễn ra mạnh, có khí thoát ra.
@ tác dụng với muối.
PTHH:
Na2CO3+2CH3COOH2CH3COONa +H2O+ CO2
- Màu đỏ của dung dịch dần dần biến mất dung dịch trong ống nghiệm trong suốt.
@ Tác dụng với bazơ:
PTHH:
CH3COOH+NaOH CH3COONa+ H2O
 Natri axetat
- Màu đen biến mất, dung dịch trong ống nghiệm có màu xanh dương.
@ Tác dụng với oxit bazơ
PTHH: 
2CH3COOH(dd)+CuO(r)à(CH3COO)2Cu(dd) +H2O(l)
@ tác dụng với kim loại.
2CH2COOH(dd) + Zn(r) à (CH3COO)2Zn(dd) + H2(k)
HS: Nghe giảng
HS: Nhận xét.
@ Axit axetic là một axit hữu cơ có tính chất của một axit. Axit axetic là một axit yếu.
2. Axit axetic có tác dụng với rượu etylic không?
HS: Nghe giảng
HS: Nhận xét. 
- Có chất lỏng ngưng tụ lại trong ống nghiệm trong cốc nước lạnh.
- Chất lỏng nổi trên mặt nước. Có sự phân lớp rõ rệt trong ống nghiệm.
HS: Nghe giảng
HS: Viết phương trình hóa học.
@ H2SO4 đặc, t0
 Etyl axetat
HS: Nghe giảng
HS: Nghe giảng và ghi bài. 
@ Este là sản phẩm của phản ứng giữa rượu và axit.
@ Phản ứng este hóa là phản ứng giữa rượu và axit sinh ra este và nước.
4. Củng cố (4 phút)
GV: Dùng bảng phụ
Bài 1: Axit axetic có tính axit vì trong phân tử:
Có hai nguyên tử Oxi.
Có nhóm –OH.
Có nhóm –OH và nhóm C=O
Có nhóm –OH kết hợp với nhóm 
 O
C=O tạo thành nhóm C
 OH
Chọn câu trả lời đúng trong các câu trên.
Bài 2: Axit axetic có thể phản ứng với những chất sau;
Zn, ZnO, dd Na2CO3, dd NaOH, C2H5OH.
Cu, CuO, dd K2CO3, dd KOH, CH3OH.
Zn, CuO, dd K2CO3, dd KOH, CH3OH.
Cả a, b, c dều đúng.
Cả a, c đều đúng.
HS: Làm bài tập
Bài 1: Đáp án đúng là d.
Bài 2: Đáp án đúng là e
5. Nhắc nhở. (1 phút)
Học bài và xem trước phần ứng dụng, điều chế axit axetic.
Làm bài tập 2, 3, 4, 5 SGK tr 143.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
 Xét duyệt của GVHD

File đính kèm:

  • docAXIT AXETIC.doc
Giáo án liên quan