Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Tuần 18 - Tiết 36: Kiểm tra học kỳ I

A. Mục tiêu:

- Nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

- Rèn kĩ năng diễn đạt trình bày bài kiểm tra

- Giáo dục ý thức tự giác ,trung thực trong kiểm tra đánh giá.

 B. Phương tiện dạy học:

C. Các bước lên lớp:

I. Ổn định lớp

II. Kiểm tra

Câu 1 ( 1 điểm )

Chọn các chất sau:

a) CaO b) Fe2O3 c) Na2O d) SO3

Chất nào tác dụng được với nước. Viết PTHH xẩy ra.

Câu 2 ( 2,5 điểm )

Có 3 lọ đựng 3 chất rắn không màu riêng biệt bị mất nhãn: NaOH, Ba(OH)2 , NaCl

Hãy chọn các chất thử nào sau đây để nhận ra các chất đó. Nêu tóm tắt cách làm.

A. Hoà tan vào nước và dùng quỳ tím.

B. Dùng quỳ tím và dung dịch AgNO3

C. Hoà tan vào H2O, dùng quỳ tím và dung dịch Na2CO3.

D. Hoà tan vào nước và dung dịch Na2CO3.

Câu 3 ( 2,5 điểm )

Viết PTPƯ để hoàn thành sơ đồ chuyển hoá các chất sau:

Fe ----> FeCl3 ---> Fe(OH)3 ---> Fe2O3 ---> Fe ---> FeSO4

Câu 4 ( 4 điểm )

Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp A gồm Cu và CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được 1,12 lit khí ở ( Đktc ).

a) Tính thành phần % về khối lượng các chất có trong hỗn hợp A.

b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 ( loãng ) cần dùng để hoà tan hết lượng chất rắn trong hỗn hợp A.

( Cho Cu = 64; O = 16; H = 1; S = 32)

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Tuần 18 - Tiết 36: Kiểm tra học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18: 
Kiểm tra học kỳ I
Ngày soạn: 9/12/ 2009
Tiết 36:
Ngày dạy: 15/12/2009
A. Mục tiêu: 
- Nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
- Rèn kĩ năng diễn đạt trình bày bài kiểm tra
- Giáo dục ý thức tự giác ,trung thực trong kiểm tra đánh giá.
 B. Phương tiện dạy học: 
C. Các bước lên lớp:
I. ổn định lớp 
II. Kiểm tra 
Câu 1 ( 1 điểm )
Chọn các chất sau: 
a) CaO b) Fe2O3 c) Na2O d) SO3
Chất nào tác dụng được với nước. Viết PTHH xẩy ra.
Câu 2 ( 2,5 điểm )
Có 3 lọ đựng 3 chất rắn không màu riêng biệt bị mất nhãn: NaOH, Ba(OH)2 , NaCl
Hãy chọn các chất thử nào sau đây để nhận ra các chất đó. Nêu tóm tắt cách làm.
A. Hoà tan vào nước và dùng quỳ tím.
B. Dùng quỳ tím và dung dịch AgNO3
C. Hoà tan vào H2O, dùng quỳ tím và dung dịch Na2CO3.
D. Hoà tan vào nước và dung dịch Na2CO3.
Câu 3 ( 2,5 điểm )
Viết PTPư để hoàn thành sơ đồ chuyển hoá các chất sau:
Fe ----> FeCl3 ---> Fe(OH)3 ---> Fe2O3 ---> Fe ---> FeSO4
Câu 4 ( 4 điểm )
Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp A gồm Cu và CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được 1,12 lit khí ở ( Đktc ).
a) Tính thành phần % về khối lượng các chất có trong hỗn hợp A.
b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 ( loãng ) cần dùng để hoà tan hết lượng chất rắn trong hỗn hợp A.
( Cho Cu = 64; O = 16; H = 1; S = 32)
III. Đáp án và biểu điểm
Câu 1: (1 điểm)
Đáp án đúng: a; c; d ( 0,25 đ )
PTPƯ : Mỗi PT viết đúng được ( 0,25 đ )
CaO ( R ) + H2O ( L ) -à Ca(OH)2
Na2O (R) + H2O ( L ) -à 2 NaOH ( dd )
SO3 ( K ) + H2O ( L ) -à H2SO4 ( dd ) 
Câu 2: (2,5 điểm)
Đáp án: C ( 0,5 đ )
* Cách làm: 
+ Hoà tan các chất rắn vào nước thu được các dung dịch NaOH; Ba(OH)2; NaCl đánh số thứ tự 1; 2; 3. ( 0,25 đ )
+ Nhỏ lần lượt các dung dịch lên mẩu giấy quì tím, nếu: ( 0,25 đ )
- Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là NaCl ( 0,25 đ )
- Hai dung dịch đổi sang màu xanh là NaOH và Ba(OH)2 ( 0,25 đ )
+ Cho lần lượt các dung dịch tác dụng với Na2CO3 ở ống nghiệm nào có kết tủa trắng là Ba(OH)2 ( 0,5 đ )
PTPƯ: Ba(OH)2 (dd) + Na2CO3 ( dd) -à BaCO3 ( R ) + 2 NaOH ( 0,25 đ )
 Trắng
+ Dung dịch còn lại là: NaOH ( 0,25 đ )
Câu 3: (2,5 điểm)
Viết đúng mỗi PT cho ( 0,5 đ )
Nếu viết sai chất không cho điểm của phương trình PƯ đó.
Nếu không cân bằng; không viết đúng trạng thái trừ 1/2 tổng số điểm của phương trình PƯ đó.
Các PTPƯ xẩy ra: 
1/ 2Fe ( R ) + 3 Cl2 ( K ) 2 FeCl3 ( R ) ( 0,5 đ )
2/ 2 FeCl3 ( dd ) + 3 NaOH ( dd ) à Fe(OH)3 ( R ) + 3 NaCl ( dd ) ( 0,5 đ )
3/ Fe(OH)3 ( R ) Fe2O3 ( R ) + 3 H2O ( h ) ( 0,5 đ )
4/ Fe2O3 ( R ) + 3 CO ( K ) 2 Fe ( R ) + 3 CO2 ( K ) ( 0,5 đ )
5/ Fe ( R ) + CuSO4 ( dd ) à FeSO4 ( dd ) + Cu ( R ) ( 0,5 đ )
Câu 4: (4 điểm)
a) Vì Cu không phản ứng với dd H2SO4 ( L ) => Chất rắn không tan là Cu ( 0,5 đ )
	CuO ( R ) + H2SO4 ( dd ) à CuSO4 ( dd ) + H2O ( L ) ( 1 ) ( 0,5 đ )
Cho Cu tác dụng với dd H2SO4 đặc nóng có phản ứng: ( 0,5 đ )
	Cu ( R ) + 2 H2SO4 đặc nóng à CuSO4 ( dd ) + SO2 ( K ) + 2 H2O ( L ) ( 2 )
Khí sinh ra là SO2 => V= 1,12 lit ở đktc => n= 0,05 mol ( 0,5 đ )
Theo PTPƯ ( 2 ) có n = n= 0,05 mol ( 0,25 đ )
=> m = 0,05 x 64 = 3,2 g ( 0,25 đ )
* Vậy thành phần % mỗi chất có trong hỗn hợp A là: 
	% m = 32% và % mO = 68% ( 0,5 đ )
b) Theo câu a => mO = 10 - 3,2 = 6,8 g => nO = 0,085 mol ( 0,5 đ )
Theo PTPƯ ( 1 ): Số mol H2SO4 = Số mol CuO = 0,085 mol ( 0,25 đ )
=> V ( dd H2SO4 ) cần dùng là: = 0,085 lit = 85 ml ( 0,25 đ )
Ghi chú: Nếu giải bằng phương pháp khác đúng vẫn cho điểm tối đa !
IV. Nhận xét - Đánh giá
Nhận xét về kết quả kiểm tra, ý thức làm bài
V. Hướng dẫn học ở nhà 
- Học bài
- Xem bài tiếp theo: axit cacbonic, muối cacbonat

File đính kèm:

  • docBGDDTde kiem tra hoc ki mon hoa hoc.doc