Giáo án Hóa học lớp 8 - Tuần 16 - Tiết 32: Tính theo phương trình hóa học

I. Mục tiêu:

 1, Kiến thức:

 Từ PTHH & số liệu của bài toán, HS biết cách xác định khối lượng chất tham gia hoặc khối lượng của sản phẩm (chất tạo thành).

 2, Kỹ năng:

 Tiếp tục rèn kỹ năng lập phương trình phản ứng hóa học & kỹ năng sử dụng các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích chất khí & lượng chất.

 3, Thái độ:

 Thông qua bài học giáo dục học sinh tính cần mẫn siêng năng trong học tập, biết vận dụng bài học trong đời sống và sản xuất.

 II. Chuẩn bị:

 1, Giáo viên:

 Các bài luyện tập ghi sẵn ở bảng phụ. Phiếu học tập.

 2, Học sinh:

 Ôn lại cách lập PTHH, các công thức chuyển đổi đã học.

 III. Hoạt động dạy học:

 1, Ổn định tình hình lớp: (1 phút)

 Kiểm tra sĩ số HS các lớp 8A5 . 8A6

 8A7 8A8

 2, Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

 - Nêu các bước tiến hành xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố.

 - Vận dụng làm bài tập 4 SGK.

 3, Giảng bài mới:

 - Giới thiệu bài (1 phút): Khi điều chế một lượng chất nào đó trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp, người ta có thể tính được lượng các chất cần dùng (nguyên liệu). Ngược lại, nếu biết lượng nguyên liệu người ta có thể tìm được lượng chất điều chế được (sản phẩm).

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Tuần 16 - Tiết 32: Tính theo phương trình hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/ 12/ 2009	Ngày dạy: 14/ 12/ 2009
 	 Tuần: 16	 Tiết: 32
---- ù ² ù --- 
	I. Mục tiêu:
	 1, Kiến thức:
	 Từ PTHH & số liệu của bài toán, HS biết cách xác định khối lượng chất tham gia hoặc khối lượng của sản phẩm (chất tạo thành).
	 2, Kỹ năng:
	 Tiếp tục rèn kỹ năng lập phương trình phản ứng hóa học & kỹ năng sử dụng các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích chất khí & lượng chất.
	 3, Thái độ:
	 Thông qua bài học giáo dục học sinh tính cần mẫn siêng năng trong học tập, biết vận dụng bài học trong đời sống và sản xuất.
	II. Chuẩn bị:
	 1, Giáo viên:
	 Các bài luyện tập ghi sẵn ở bảng phụ. Phiếu học tập. 
	 2, Học sinh:
	 Ôn lại cách lập PTHH, các công thức chuyển đổi đã học. 
	III. Hoạt động dạy học:
	 1, Ổn định tình hình lớp: (1 phút)
	 Kiểm tra sĩ số HS các lớp 8A5 ..	8A6 	 
	 8A7 	8A8 	 
	 2, Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	 - Nêu các bước tiến hành xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố.
	 - Vận dụng làm bài tập 4 SGK. 
	 3, Giảng bài mới: 
	 - Giới thiệu bài (1 phút): Khi điều chế một lượng chất nào đó trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp, người ta có thể tính được lượng các chất cần dùng (nguyên liệu). Ngược lại, nếu biết lượng nguyên liệu người ta có thể tìm được lượng chất điều chế được (sản phẩm).
	 - Tiến trình bài dạy. 
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm ?
25 phút
- GV thông báo: Cơ sở khoa học để sản xuất các chất hóa học trong công nhiệp hoặc điều chế một hóa chất nào đó trong PTNo đó là phương trình hóa học. Dựa vào PTHH người ta có thể tìm được khối lượng chất tham gia để điều chế một khối lượng sản phẩm nhất định, hoặc với một khối lượng chất tham gia nhất định, sẽ biết điều chế được một khối lượng sản phảm là bao nhiêu. 
- GV yêu cầu HS đọc ví dụ 1 SGK. GV ghi PTHH & yêu cầu HS trả lời: Đề bài cho biết lượng chất nào & tìm lượng chất nào ?
 GV ghi tóm tắt đề bài lên bảng.
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn các bước tiến hành khi giải một bài toán tính theo PTHH. 
- GV gọi HS nhắc lại công thức chuyển đổi giữa khối lượng & số mol. 
 n = ; m = n . M
- GV yêu cầu HS đọc ví dụ 2:
- GV yêu cầu HS tóm tắt đề bài.
- GV cho HS vận dụng các bước tiến hành làm bài tập. 
- HS các nhóm chú ý lắng nghe. 
- HS các nhóm đọc ví dụ SGK & phát biểu:
Biết mCaCO = 50 (g)
Tìm mCaO = ? 
- HS các nhóm tiến hành làm từng bước:
+ Số mol CaCO3 TGPƯ:
 nCaCO===0,5 mol
+ PTHH: 
CaCO3 to CaO + CO2
+ 1 mol 1 mol
 0,5 mol x ?
TPT: nCaO = nCaCO = 0,5 
 mol
+ Khối lượng vôi sống thu được: 
mCaCO= 0,5 . 56 = 28 (g)
- HS các nhóm đọc ví dụ 2:
- HS tóm tắt đề:
 Biết mCaO = 42 (g)
 Tìm mCaCO = ?
- HS tiến hành:
+ nCaO = = 0,75 (mol)
+ CaCO3 to CaO + CO2
+ 1 mol 1 mol
 ? y 0,75 mol
+ TPT: nCaCO = nCaO = 0,75 
+ Khối lượng CaCO3 cần dùng: mCaCO= n.M 
 = 0,75 . 100 = 75 (g)
1, Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm ?
* Các bước tiến hành:
1, Chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol chất.
2, Viết PTHH.
3, Dựa vào PTHH để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành.
4, Chuyển đổi giữa số mol chất thành khối lượng (m=n.M) hoặc thể tích chất khí ở đktc (V = 22,4 . n)
* Hoạt động 2: Củng cố - Luyện tập
12 phút
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước tiến hành khi làm bài toán tính theo PTHH. 
- GV treo bảng phụ có đề bài tập sau: Trong PTNo người ta có thể điều chế khí oxi bằng cách nhiệt phân Kaliclorat, theo sơ đồ PƯ sau: KClO3 to KCl + O2
a, Tính khối lượng KClO3 cần thiết để điều chế được 9,6 g O2.
b, Tính khối lượng KCl tạo thành (bằng 2 cách). 
- GV gọi HS tóm tắt đề & vận dụng các bước tiến hành làm bài tập. 
- HS nhắc lại kiến thức. 
- HS các nhóm đọc bài tập ở bảng phụ. 
- HS tóm tắt đề:
Biết mO= 9,6 (g)
Tìm mKClO = ? mKCl = ?
- HS khác làm bài:
nO= = 0,3 (mol)
2 KClO3 to 2 KCl + 3 O2
a, TPT: nKClO= . nO
 = = 0,2 (mol)
mKClO= 0,2 .122,5=24,5 g
b, TPT nKCl = . nO
 = = 0,2 (mol)
mKCl = 0,2 . 74,5 = 14,9(g
C2: Theo ĐLBTKL, ta có:
 mKCl = mKClO - mO
 = 24,5 – 9,6 = 14,9 (g)
Bài giải:
nO= = 0,3 (mol)
2 KClO3 to 2 KCl + 3 O2
a, TPT:nKClO=.nO
 = = 0,2 (mol)
mKClO= 0,2 . 122,5 
 = 24,5 (g)
b, TPT nKCl = . nO
 = = 0,2 (mol)
mKCl = 0,2 . 74,5 
 = 14,9 (g)
C2: Theo ĐLBTKL, ta có:
 mKCl = mKClO- mO
 = 24,5 – 9,6 
 = 14,9 (g)
 	 4, Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau: (1 phút)
	 - Học thuộc các bước tiến hành khi làm bài toán tính theo PTHH.
	 - Làm bài tập 1, 3 SGK trang 75. 
	 - Xem trước phần tiếp theo của bài.
	V. Rút kinh nghiệm – Bổ sung: 

File đính kèm:

  • docTiet 32.doc
Giáo án liên quan