Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 37: Tính Chất Của Oxi

A. Mục tiêu:

1 Kiến thức: Hs biết được:

- Trạng thái tự nhiên và các tính chất vật lí của oxi: màu sắc,mùi,tính tan,tỷ khối so với không khí.

- Một số tính chất hoá học của oxi.

-Sự cần thiết của Oxi trong đời sống.

2 Kĩ năng: rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm, lập PTHH của oxi với đơn chất và một số hợp chất.

-Tính được thể tích ủa oxi (đktc)

3 Thái độ: Giáo dục hs cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi.

B. Chuẩn bị:

- Gv: Dụng cụ: Đèn cồn, muôi sắt.

 Hoá chất: 3 lọ oxi (đã thu sẵn), S, P, dây sắt, than

 - Hs: Xem bài trước.

C. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp:

II. Hoạt động dạy và học:

 

docx5 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 37: Tính Chất Của Oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày giảng: 28/12/10
Tuần 19 	
Chương IV OXI – KHÔNG KHÍ
 Tiết 37 TÍNH CHẤT CỦA OXI 
A. Mục tiêu:
1 Kiến thức: Hs biết được:
- Trạng thái tự nhiên và các tính chất vật lí của oxi: màu sắc,mùi,tính tan,tỷ khối so với không khí.
- Một số tính chất hoá học của oxi.
-Sự cần thiết của Oxi trong đời sống.
2 Kĩ năng: rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm, lập PTHH của oxi với đơn chất và một số hợp chất.
-Tính được thể tích ủa oxi (đktc)
3 Thái độ: Giáo dục hs cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi.
B. Chuẩn bị:
- Gv: Dụng cụ: Đèn cồn, muôi sắt.
 Hoá chất: 3 lọ oxi (đã thu sẵn), S, P, dây sắt, than
 - Hs: Xem bài trước.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp:
II. Hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
Mục tiêu:HS biết được tính chất vật lý của o xi
- Gv yêu cầu hs:
? Viết KHHH, CTHH, NTK và PTK của oxi
? Ở dạng đơn chất, khí oxi có nhiều ở đâu.
? Lấy ví dụ về sự tồn tại của nguyên tố oxi ở dạng hợp chất.
- Gv giới thiệu:Tuy là một nguyên tố phổ biến, nhưng phát hiện oxi tương đối muộn vào những năm 70 của thế kỉ 18 bởi nhà khoa học Prisli (1733-1804)
- Gv cho hs quan sát lọ đựng khí oxi đã được thu sẵn
- Hs quan sát lọ đựng khí oxi.
- Thảo luận về khả năng tan nhiều hay ít trong nước và so sánh tỉ khối của oxi với không khí.
" Nhận xét màu sắc, trạng thái và mùi của khí Oxi?
? Thảo luận toàn lớp 2 câu hỏi ở mục I.2 trang 81 sgk
- Gv nhận xét các câu trả lời của học sinh và hoàn thiện kiến thức về tính chất vật lí của oxi.
+ KHHH của nguyên tố oxi là O 
" NTK: 16
+CTHH của đơn chất khí oxi là O2
" PTK: 32 
I Tính chất vật lí
+ Oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
+ t0 hoá lỏng -1830C
+ Oxi lỏng có màu xanh nhạt.
Mục tiêu:HS hiểu được tính chất hóa học và viết được PTHH
- Gv giới thiệu dụng cụ, hoá chất và hướng dẫn các nhóm thực hiện thí nghiệm 1 theo trình tự sau:
„ Đưa một muôi sắt có chứa bột lưu huỳnh vào ngọn lửa đèn cồn. 
* Gv lưu ý hs khi sử dụng đèn cồn, khi có dấu hiệu phản ứng phải đậy nút nhanh vì khí sinh ra rất độc.
„ Sau đó đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ có chứa oxi
’ So sánh hiện tượng lưu huỳnh cháy trong oxi và cháy trong không khí.
- Gv giới thiệu chất khí tạo ra là lưu huỳnh đioxit.
? Viết PTPƯ, nêu trạng thái các chất tham gia và sản phẩm.
- Các nhóm làm quen các dụng cụ và sau đó tiến hành thí nghiệm theo trình tự hướng dẫn của GV
+ Nhận xét 2 hiện tượng.
+ Viết PTPƯ, nêu trạng thái các chất tham gia và sản phẩm. 
- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, các nhóm khác bổ sung.
- Gv nhận xét.
- Gv làm thí nghiệm đốt P đỏ trong không khí và trong oxi. Lưu ý chỉ dùng 1 lượng nhỏ P đỏ.
? So sánh sự cháy của P trong không khí và trong lọ đựng khí oxi (có ít nước ở đáy lọ).
Gv giới thiệu sản phẩm tạo thành có dạng bột, tên điphotpho pentaoxit (P2O5) tan được trong nước.
- Hs quan sát thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và so sánh ngọn lửa của P trong không khí và trong O2
- Hs viết PTPƯ:
? Viết PTPƯ và trạng thái các chất. 
Gv nhận xét và bổ sung
II Tính chất hoá học
1 Tác dụng với phi kim:
a Với lưu huỳnh:
PTPƯ S(r) + O2(K) SO2(K)
b Với Photpho:
 4 P(r) + 5 O2(k) 2 P2O5(r)
III. Củng cố:
 © Củng cố:
 Bài 1: Viết các PTPƯ khi cho bột đồng, cacbon, nhôm tác dụng với oxi.
 Bài 2: a) Tính thể tích khí oxi tối thiểu (ở đktc) cần dùng để đốt cháy hết 1,6 g bột S.
 b) Tính khối lượng khí SO2 tạo thành.
 © IV.Hướng dẫn về nhà: 
-Làm bài tập 3, 4 trang 84 sgk. 
-Hướng dẫn bài 3 sgk
V. Rút kinh nghiệm:
..	
Ngày giảng 29/ 12/ 10
Tiết 38 TÍNH CHẤT CỦA OXI 
A. Mục tiêu:
1 Kiến thức: Hs biết được:
- Trạng thái tự nhiên và các tính chất vật lí của oxi: màu sắc,mùi,tính tan,tỷ khối so với không khí.
- Một số tính chất hoá học của oxi.
-Sự cần thiết của Oxi trong đời sống.
2 Kĩ năng: rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm, lập PTHH của oxi với đơn chất và một số hợp chất.
-Tính được thể tích ủa oxi (đktc)
3 Thái độ: Giáo dục hs cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi.
B. Chuẩn bị:
- Gv: Dụng cụ: Đèn cồn, muôi sắt.
 Hoá chất: 3 lọ oxi (đã thu sẵn), S, P, dây sắt, than
 - Hs: Xem bài trước.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp:
II. Hoạt động dạy và học: 
Gv giới thiệu: Oxi tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au, Pt
- Gv giới thiệu dụng cụ và biểu diễn thí nhiệm giữa sắt tác dụng với oxi:
„ Đưa đoạn dây sắt vào lọ chứa khí oxi ’ Có dấu hiệu phản ứng xảy ra không?
„ Quấn thêm vào đầu dây sắt 1 mẫu than gỗ. (Lưu ý: Quấn chặt phần cuối của đoạn dây sắt (đã cuốn lò xo) xung quanh mẫu than). Đốt cho mẫu than cháy rồi đưa đoạn dây sắt vào lọ khí oxi ’ Quan sát và nhận xét hiện tượng?
- Gv giới thiệu về tác dụng của đơn chất than gỗ với oxi.
- Hs quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV về tác dụng của một kim loại (Fe) với oxi.
- Hs nhận xét.
- Hs viết PTPƯ:
- Gv thông báo về sản phẩm oxit sắt từ (Fe3O4), Fe có hoá trị II và III.
? Viết PTPƯ và trạng thái các chất.
- Gv: Oxi tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
- GV: khí Mêtan (có trong bùn ao, khí biogas) phản ứng cháy của mêtan trong không khí tạo thành cacbonic, nước, đồng thời toả ra nhiều nhiệt ’ Viết PTPƯ.
- Gv lưu ý hs: các chất khí được hoá lỏng trong bình gas, trong bật lửa cháy trong không khí tạo ra khí cacbonic, nước ’ Giáo dục hs cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi. 
? Từ các thí nghiệm trên, hãy nêu kết luận về tính chất hoá học của oxi.
GV: Hướng dẫn giải bài tập toán dư theo các bước làm
2) Tác dụng với kim loại:
 3Fe (r) + 2O2 (k) Fe3O4(r)
3) Tác dụng với hợp chất:
CH4 (k) + 2O2 (k) CO2(k) + H2O (h)
Kết luận: Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất hoá học, nguyên tố oxi có hoá trị II.
*Luyện tập:
Bài tập 4/84;
np = =0,4 mol
no2 = = 0,53 mol
4P(r) + 5 O2(k) 2 P2O5(r)
4mol 5mol 2mol
0,4 0,53
tỷ lệ: < O2 dư
n=0,5mol
n dư =0,53- 0,5 = 0,03 mol
n P2O5 =0,2 mol
m P2O5 = 0,2 .142 =29,4g
III. Củng cố 
1/Oxi trong không khí là đơn chất hay hợp chất?Vì sao cá sống được trong nước ?Những lĩnh vực hoạt động nào của con người cần thiết phải dùng bình nén oxi để hô hấp?
2/ Có những chất sau: O2 ,N2,H2 ,C
Hãy chọn một trong các chất trên và hệ số thích hợp điền vào chỗ trống trong PTPU sau
a/ ... + O2 -> N2O5
b/ ... + O2 -> H2O
c/ O2 + CO2 -> CO2
d/  + . -> NH3
-Bài tập 2 : Đáp án :
a/ 2 N2 + 5 O2 -> 2 N2O5
b/ 2H2 + O2 -> 2H2O
c/ O2 + C -> CO2
d/ N2 + 3H2 -> 2NH3
IV.. Hướng dẫn về nhà:
-Học bài và làm bài tập 1,2,3 sgk
V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxhoa 8 chuan kt kn t3738.docx